Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của trường T...
- Câu 1 : ĐỀ HẢI LĂNGQuy trình chuyển gen sản sinh protein của sữa người vào cừu tạo ra cừu chuyển gen gồm các bước:(1) Tạo vectơ chứa gen người và chuyển vào tế bào xoma của cừu.(2) Chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen.(3) Nuôi cấy tế bào xoma của cừu trong môi trường nhân tạo.(4) Lấy nhân tế bào chuyển gen rồi cho vào trứng đã bị mất nhân, tạo ra tế bào chuyển nhân.(5) Chuyển phôi được phát triển từ tế bào chuyển nhân vào tử cung của cừu để phôi phát triển thành cơ thể.Thứ tự các bước tiến hành:
A 2-1 - 3- 4- 5
B 1 - 3 - 2 - 4 – 5
C 3 - 2 -1 - 4 - 5
D 1 - 2 - 3 - 4 - 5
- Câu 2 : Ở một loài thực vật, hoa đỏ A là trội hoàn toàn so với hoa trắng a. Cho hai cây hoa đỏ (P) lai với nhau, thu được F1, thấy xuất hiện cây hoa trắng. Tiếp tục cho các cây hoa đỏ ở F1 giao phối ngẫu nhiên thì được F2 có tỉ lệ kiểu gen là:
A 4AA :4Aa : 1aa
B 3AA: 2Aa : 1aa
C 1AA: 2Aa : 1aa.
D 3AA: 3Aa : 1 aa.
- Câu 3 : Cách phát biểu nào là đúng nhất về hoán vị gen:
A Hoán vị gen là hiện tượng đổi chỗ của hai gen với nhau.
B Hoán vị gen là sự đổi chỗ lẫn nhau giữa hai gen cùng lôcut.
C Hoán vị gen là sự đổi chỗ cho nhau giữa hai gen khác lôcut.
D Hoán vị gen là sự thay đổi vị trí gen trong cả hệ gen
- Câu 4 : Khi lai thứ lúa thân cao, hạt gạo trong với thứ lúa thân thấp, hạt gạo đục, F1 toàn thân cao, hạt gạo đục. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 15600 cây với 4 kiểu hình, trong đó 3744 cây thân cao, hạt trong. Biết rằng mỗi cặp tính trạng chỉ do một cặp gen quy định và mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong giảm phân ở tế bào tinh trùng và tế bào sinh noãn là giống nhau. Xác định tần số hoán vị gen?
A 20%
B 18%
C 24%
D 12%
- Câu 5 : Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt màu xanh. Cho cây mọc lên từ hạt màu vàng giao phấn với cây mọc lên từ hạt màu xanh, thu được 900 hạt vàng và 895 hạt màu xanh. Gieo số hạt đó thành cây rồi cho chúng tự thụ phấn, khi thu hoạch có tỉ lệ hạt vàng (theo lí thuyết) là:
A
B
C
D
- Câu 6 : Nếu đột biến giao tử là một đột biến lặn thì cơ chế nào dưới đây trong quá trình biểu hiện của gen đột biến này là không đúng:
A Trong giai đoạn đầu khi còn ở trạng thái dị hợp, kiểu hình đột biến không được biểu hiện.
B Qua giao phối đột biến lặn tiếp tục tồn tại ở trạng thái dị hợp và không biểu hiện.
C Sẽ biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến
D Khi gen lặn đột biến có điều kiện tổ hợp với nhau làm xuất hiện kiểu gen đồng hợp tử lặn thì sẽ biểu hiện thành kiểu hình.
- Câu 7 : Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen XDeXdEđã xảy ra hoán vị gen giữa các alen E và e với tần số 15%, alen A và a với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử abXde được tạo ra từ cơ thể này là:
A 4,25%
B 10%
C 10,5%
D 3%
- Câu 8 : Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau:1. Khi tiếp xúc với hóa chất, sâu tơ đã xuất hiện alen kháng thuốc.2. Sâu tơ đã hình thành khả năng kháng thuốc do nhiều gen chi phối.3. Khả năng kháng thuốc càng hoàn thiện do CLTN tích lũy các alen kháng thuốc ngày càng nhiều.4. Sâu tơ có tốc độ sinh sản nhanh nên thuốc trừ sâu không diệt hết được.Số giải thích đúng là:
A 1
B 3
C 2
D 4
- Câu 9 : Trong một quần thể Ngô, xét một gen có 2 alen A, a nằm trên NST thường. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc, cấu trúc di truyền của quần thể như sau: 0,4875AA: 0,125Aa: 0,3875aa. Nếu tiếp tục cho tự thụ phấn bắt buộc thì ở thế hệ thứ 4 cấu trúc di truyền của quần thể là:
A 0,4875AA: 0,125Aa: 0,3875aa.
B 0,534365AA: 0,03125Aa: 0,434385aa.
C 0,534375AA: 0,03125Aa: 0,434375aa
D 0,534385AA: 0,03125Aa: 0,434365aa.
- Câu 10 : Kết quả của tiến hóa tiền sinh học là hình thành
A Các hạt côaxecva
B Các đại phân tử hữu cơ.
C Cơ thể sinh vật nhân sơ
D Mầm mống sinh vật đầu tiên.
- Câu 11 : Ở một loài động vật, con đực XY có kiểu hình thân đen, mắt trắng giao phối với con cái có kiểu hình thân xám, mắt đỏ được F1 gồm 100% cá thể thân xám, mắt đỏ.Cho F1 giao phối tự do được F2 có tỉ lệ 50% cái thân xám, mắt đỏ: 20% đực thân xám, mắt đỏ: 20% đực thân đen, mắt trắng: 5% đực thân xám, mắt trắng: 5% đực thân đen, mắt đỏ. Biết rằng các tính trạng đơn gen chi phối. Kết luận nào dưới đây KHÔNG đúng?
A Có 6 kiểu gen quy định kiểu hình thân xám, mắt đỏ.
B Hai cặp tính trạng này liên kết với nhau.
C Hoán vị gen diễn ra ở cả hai giới đực và cái
D Đã xuất hiện hiện tượng hoán vị gen với tần số 20%
- Câu 12 : Cho các phát biểu sau:(1) Chọn lọc tự nhiên là cơ chế duy nhất liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi.(2) Chọn lọc tự nhiên lâu dài có thể chủ động hình thành nên những sinh vật thích nghi hoàn hảo.(3) Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự phân hóa trong thành đạt sinh sản dẫn đến một số alen nhất định được truyền lại cho thế hệ sau với một tỉ lệ lớn hơn so với tỉ lệ của các alen khác.(4) Sự trao đổi di truyền giữa các quần thể có xu hướng làm giảm sự khác biệt giữa các quẩn thể theo thời gian.(5) Sự biến động về tần số alen gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên từ thế hệ này sang thế hệ khác có xu hướng làm giảm biến dị di truyền.Số câu phát biểu đúng là:
A 5
B 2
C 4
D 3
- Câu 13 : Ở người, tính trạng nhóm máu ABO do một gen có 3 alen IA, IB, IO quy định. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang nhóm máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu?
A
B
C
D
- Câu 14 : Mèo man - xơ có kiểu hình cụt đuôi, kiểu hình này do 1 gen lặn gây chết ở trạng thái đồng hợp tử quy định. Giả sử có 1 quần thể mèo trên mới được hình thành trên một hòn đảo với tần số alen trong quần thể xuất phát (thế hệ 0) là 0,1 .Tần số alen này qua 10 thế hệ là bao nhiêu?
A 0,1
B 0,05
C 0,01
D 0,75
- Câu 15 : Ở một loài thực vật, lôcut gen quy định màu sắc hoa gồm 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn, thu được F1 Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dự đoán nào sau đây đúng khi nói về kiểu hình ở F1?Chọn câu trả lời đúng:
A Trên mỗi cây F1 có hai loại hoa, trong đó có 75% số hoa đỏ và 25% số hoa vàng.
B Trên mỗi cây F1 chỉ có một loại hoa đỏ hoặc hoa vàng.
C Các cây F1 có ba loại kiểu hình, trong đó có 25% số cây hoa vàng, 25% số cây hoa đỏ và 50% số cây có cả hoa đỏ và hoa vàng.
D Trên mỗi cây F1 có hai loại hoa, trong đó có 50% số hoa đỏ và 50% số hoa vàng.
- Câu 16 : Nói về sự trao đổi chéo giữa các NST trong quá trình giảm phân, nội dung nào dưới đây là đúng?
A Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân đã phân bố lại vị trí của các gen trong bộ NST.
B Trên cặp NST tương đồng, hiện tượng trao đổi chéo luôn xảy ra tại một vị trí nhất định có tính đặc trưng cho loài.
C Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra giữa các cặp NST tương đồng khác nhau ở kì đầu của quá trình giảm phân I.
D Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra giữa các cromatit khác nhau của cặp NST tương đồng ở kì đầu của quá trình giảm phân I.
- Câu 17 : Để tạo được ưu thế lai, khâu cơ bản đầu tiên trong quy trình là
A Cho tự thụ phấn kéo dài
B Tạo ra dòng thuần
C Cho lai khác dòng
D Cho lai khác loài.
- Câu 18 : Cho một số hiện tượng sau:(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hơp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của các loài cây khác.Có bao nhiêu hiện tượng trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 19 : Ở ruồi giấm sự rối loạn phân li của cặp NST số 1 trong lần phân bào 2 ở 1 trong 2 tế bào con của 1 tế bào sinh tinh sẽ có thể tạo ra:
A Cả 4 tinh trùng đều bất thường, thừa hoặc thiếu NST số 1.
B 2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng thừa 1 NST số 1 và 1 tinh trùng thiếu 1 NST số 1.
C 2 tinh trùng bình thường và 2 tinh trùng đều thừa 1 NST số 1.
D 2 tinh trùng đều thiếu 1 NST số 1 và 2 tinh trùng bình thường.
- Câu 20 : Phát biểu nào sau đây không đúng?(1) Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới thì kích thước cơ thể nhỏ hơn động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp.(2) Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi,... thường bé hơn các loài động vật tương tự sống ở vùng nóng.(3) Cây ưa bóng mọc dưới tán của các cây khác có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang.Số phương án đúng là:
A 1
B 0
C 3
D 2
- Câu 21 : Xét thí nghiệm sau ở hoa liên hình: Trong điều kiện 35°C cho lai 2 cây hoa trắng với nhau thu được 50 hạt. Gieo các hạt này trong môi trường 20°C thì mọc lên 25 cây hoa đỏ, 25 cây hoa trắng. Cho những cây này giao phấn tự do thu được 2000 hạt. Khi đem số hạt đó gieo trong điều kiện 20°C thu được 875 cây hoa đỏ, 1125 cây hoa trắng. Có bao nhiêu trong số những kết luận sau có thể được rút ra từ thí nghiệm trên?1. Tính trạng màu sắc hoa ở hoa Liên hình được di truyền theo quỵ luật phân li.2. Sự thay đổi nhiệt độ đã dẫn tới sự phát sinh đột biến gen.3. Sự biểu hiện kiểu hình của tính trạng màu sắc hoa ở hoa Liên hình chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.4. Tính trạng màu sắc hoa của hoa Liên hình là do hai cặp gen không alen tương tác theo kiểu bổ trợ.5. Gen quy định tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen quy định tính trạng hoa trắng.
A 2
B 1
C 3
D 4
- Câu 22 : Trong chu trình nitơ, giai đoạn nitơ đi vào trong hệ sinh thái bằng con đường nào, dưới dạng gì?
A Hấp thụ tích cực qua tế bào rễ, dưới dạng (NO3-) hoặc (NH4+).
B Hấp thụ thụ động qua tế bào rễ, dưới dạng (NO3- ) hoặc (NH4+)
C Thẩm thấu qua tế bào rễ, dưới dạng (NO3-) hoặc (NH4+).
D Hấp thụ thụ động qua tế bào rễ, dưới dạng (NO2-) hoặc (NH4+).
- Câu 23 : Khi lai 2 cây thuẩn chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản quả tím, dài, hoa trắng với quả trắng, tròn, hoa đỏ được F1 đồng loạt quả tím, tròn, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau ở F2 thu tỉ lệ: 45% cây quả tím, tròn, hoa đỏ; 25% cây quả trắng, tròn, hoa đỏ; 20% quả tím, dài, hoa trắng; 5% cây quả tím, tròn, hoa trắng; 5% cây quả tím, dài, hoa đỏ. Biết 1 gen quy định 1 tính trạng, cấu trúc NST của hạt phấn không thay đổi trong giảm phân. Kiểu gen của F1 là:
A X
B X
C X
D X
- Câu 24 : Cho các đặc điểm về sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực như sau:1. Chiều tổng hợp; 2. Các enzim tham gia;3. Thành phần tham gia; 4. Số lượng các đơn vị nhân đôi;5. Nguyên tắc nhân đôi; 6. Số chạc hình chữ Y trong một đơn vị nhân đôi.Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi ADN ở E.Coli là bao nhiêu đặc điểm
A 2
B 3
C 4
D 5
- Câu 25 : Trong lịch sử tiến hoá, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn những sinh vật xuất hiện trước ngay cả khi trong điều kiện sống ổn định. Đặc tính này nói lên:
A Quá trình chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động trong lịch sử tiến hoá
B Sinh vật luôn luôn có khả năng thích ứng với điều kiện sống cụ thể
C Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh ngay cả khi điều kiện sống ổn định.
D Tính hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi
- Câu 26 : Xét một tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm 8.109 cặp nucleotit. Khi bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng ADN gồm:
A 8 × 109 cặp nucleotit
B 32 × 109 cặp nucleotit
C 4 × 109 cặp nucleotit
D 16 × 109 cặp nucleotit
- Câu 27 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói vể sự phát sinh sự sống trên Trái Đất:
A Những cá thể sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành trong khí quyển nguyên thủy.
B Quá trình hình thành nên chất sống đầu tiên diễn ra theo con đường hoá học, nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
C Axit nucleic đầu tiên được hình thành có lẽ là ARN chứ không phải là ADN vì ARN có thể tự nhân đôi mà không cần enzim.
D Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong nước có thể tạo thành các giọt keo hữu cơ. các giọt keo này có khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên.
- Câu 28 : Trong một vùng bình nguyên, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt đất là 3.106Kcalo/m2/ngày. Thực vật đồng hoá được 0,35% tổng năng lượng đó đưa vào lưới thức ăn. Động vật ăn cỏ tích lũy được 25%; Còn động vật ăn thịt bậc 1 tích luỹ được 1,5% năng lượng của thức ăn. Hiệu suất chuyển hoá năng lượng ở động vật ăn thịt bậc 1 so với nguồn năng lượng từ thực vật là?
A 0,375%
B 0,0013125%
C 0,4%
D 0,145%.
- Câu 29 : Nguyên nhân của hiện tượng đồng quy là do:
A Các nòi trong một loài, các loài trong một chi đã hình thành theo con đường phân li từ một quần thể gốc nên mang các đặc điểm kiểu hình giống nhau.
B Các nhóm phân loại trên loài hình thành theo những con đường phân li, mỗi nhóm bất nguồn từ một loài tổ tiên nên mang các đặc điểm kiểu hình giống.
C Các loài khác nhau nhưng do sống trong điểu kiện giống nhau nên đã được chọn lọc theo cùng một hướng, tích luỹ những đột biến tương tự.
D
Các quần thể khác nhau của cùng một loài mặc dù sống trong những điều kiện khác nhau nhưng vẫn mang những đặc điểm chung.
- Câu 30 : Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là:
A Tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
B Tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C Tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → tạo ADN tái tổ hợp → chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
- Câu 31 : Trong 1 nghiên cứu, người ta nhận thấy hai loài chim sẻ Geospiza fuginosa và Geospiza fortis khi sống tại hai khu vực khác nhau thì kích thước mỏ bằng nhau, nhưng khi sống cùng nhau thì kích thước mỏ hai loài lại khác nhau. Điều giải thích nào dưới đây là chính xác?
A Loài có họ hàng gần nên có kích thước mỏ giống nhau nên có hiện tượng trên.
B Loài ăn các loại thức ăn khác nhau nên có hiện tượng trên.
C Hai loài cùng ăn 1 loại thức ăn và có sự cạnh tranh nên có sự phân hóa ổ sinh thái.
D Hai loài có chung những đặc điểm cấu tạo cơ thể trong những môi trường giống nhau.
- Câu 32 : Khi giao phấn giữa 2 cây cùng loài, người ta thu được F1, có tỉ lệ như sau: 70% thân cao, quả tròn; 20% thân thấp, quả bầu dục; 5% thân cao, quả bầu dục; 5% thân thấp, quả tròn. Kiểu gen của P và tẩn số hoán vị gen là:
A × , hoán vị gen xảy ra một bên với tần số 20%.
B × , hoán vị gen xảy ra một bên với tần số 20%.
C × , hoán vị gen xảy ra hai bên với tần số 20%.
D × , hoán vị gen xảy ra hai bên với tần số 20%.
- Câu 33 : Nhân tố chính chi phối quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn vượn người hoá thạch là?
A Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu ở kỷ thứ 3.
B Lao động, tiếng nói, tư duy.
C Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích.
D Các nhân tố sinh học: Biến dị, di truyền và chọn lọc.
- Câu 34 : Lai ruồi giấm cái mắt đỏ tươi thuẩn chủng với ruồi đực mắt trắng thuẩn chủng người ta thu được ở F1100% ♀ mắt đỏ tía; 100%♂ mắt đỏ tươi. Cho ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên ở đời F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới như sau: mắt đỏ tía: mắt đỏ tươi: mắt trắng. Kết luận nào sau đây là đúng:
A Màu mắt của ruồi giấm do 1 gen trên NST giới tính X quy định.
B Màu mắt của ruồi giấm do 2 gen trên NST giới tính X quy định.
C Màu mắt của ruồi giấm do 1 gen trên NST giới tính X và 1 gen trên NST thường quy định.
D Màu mắt của ruồi giấm do 1 gen trên NST giới tính X và 1 gen trên NST thường tương tác theo kiểu bổ sung quy định.
- Câu 35 : Vì sao hệ động vật và thực vật ở châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ có một số loài cơ bản giống nhau nhưng cũng có một số loài đặc trưng?
A Do có cùng vĩ độ nên khí hậu tương tự nhau dẫn đến sự hình thành hệ động, thực vật giống nhau, các loài đặc trưng là do sự thích nghi với điều kiện địa phương.
B Một số loài di chuyển từ châu Á sang Bắc Mĩ nhờ cầu nối ở eo biển Berinh ngày nay.
C Đầu tiên, tất cả các loài đều giống nhau do có nguồn gốc chung, sau đó trở nên khác nhau do chọn lọc tự nhiên theo nhiều hướng khác nhau
D Đại lục Á, Âu và Bắc Mĩ mới tách nhau (từ kỉ Đệ tứ) nên những loài giống nhau xuất hiện trước đó và những loài khác nhau xuất hiện sau.
- Câu 36 : Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau? (1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. (2) Nuôi cấy hạt phấn.(3) Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên giống lai khác loài (4) Tạo giống nhờ công nghệ gen.
A 2
B 1
C 4
D 3
- Câu 37 : Bệnh máu khó động do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quỵ định. Một gia đình có bố mẹ bình thường nhưng sinh ra một người con trai vừa bị bệnh máu khó đông vừa bị hội chứng Claiphenton. Vậy nguyên nhân con của họ bị bệnh là:
A Đột biến ở bên bố, quá trình hình thành giao tử bị rối loạn trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân ly.
B Đột biến ở bên bố, quá trình hình thành giao tử bị rối loạn ở giảm phân II, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân ly
C Đột biến ở bên mẹ, quá trình hình thành giao tử bị rối loạn ở giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân ly.
D Đột biến ở bên mẹ, quá trình hình thành giao tử bị rối loạn ở giảm phân II, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân ly.
- Câu 38 : Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước:1. Tạo dòng thuần chủng.2. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.3. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.Trình tự đúng của các bước là:
A 2, 3, 1
B 1, 2, 3
C 3, 2, 1.
D 2, 1, 3.
- Câu 39 : Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy địnhBiết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 - III.15 là
A
B
C
D
- Câu 40 : Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen gồm 2 alen quy định. Cho (P) ruồi giấm đực mắt trắng giao phối với ruồi giấm cái mắt đỏ, thu được F1 gồm toàn ruồi giấm mắt đỏ. Cho các ruồi giấm ở thế hệ F1 giao phối tự do với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 3 con mắt đỏ: 1 con mắt trắng, trong đó ruồi giấm mắt trắng toàn ruồi đực. Cho ruồi giấm cái mắt đỏ có kiểu gen dị hợp ở F2 giao phối với ruồi giấm đực mắt đỏ thu được F3. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra, theo lí thuyết, trong tổng số ruồi giấm thu được ở F3, ruồi giấm đực mắt đỏ chiếm tỉ lệ:
A 25%
B 50%
C 100%
D 75%
- Câu 41 : Đối với sâu bọ thì khi nhiệt độ môi trường tăng lên và còn trong giới hạn chịu đựng của chúng, thì biểu hiện xảy ra ở sâu bọ lúc này là:
A Ngừng sinh trưởng
B Khả năng sinh sản giảm
C Thời gian của chu kỳ sinh trưởng ngắn lại
D Tốc độ sinh trưởng chậm lại
- Câu 42 : Xét các mối quan hệ sau:(1) Phong lan bám trên cây gỗ. (2) Vi khuẩn lam và bèo Hoa dâu.(3) Cây nắp ấm và ruồi. (4) Chim mỏ đỏ và Linh dương.(5) Lươn biển và cá nhỏ. (6) Cây Tầm gửi và cây gỗ.Số mối quan hệ hợp tác là:
A 2
B 3
C 4
D 1
- Câu 43 : Ở người, gen A quy định tóc quăn là trội hoàn toàn so với a quy định tóc thẳng. Một quần thể người đang cân bằng về mặt di truyền có tỉ lệ tóc quăn là 36%. Kết luận nào sau đây là không đúng?
A Tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa là 0,32
B Tần số tương đối của alen A là 0,6.
C Kiểu gen đồng hợp trội chiếm tỉ lệ 0,04.
D Alen A có tần số thấp hơn alen a.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen