Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT...
- Câu 1 : Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai P : ♀ x ♂ thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A 8,5%
B 1%
C 17%
D 4%
- Câu 2 : Ở người, tính trạng mù màu là do một alen lặn nằm trên NST X gây ra. Ở một gia đình, bố mẹ bình thường nhưng trong số các con sinh ra có một đứa con trai mù màu. Nhận định nào dưới đây là chính xác nhất khi nói về gia đình trên?
A Những người chị em gái khác của đứa con trai mù màu không có ai bị mù màu.
B Người con trai bị bệnh mù màu nói trên bị mắc hội chứng Clai phentơ.
C Người bố mang alen gây bệnh và truyền cho đứa con trai.
D Người mẹ đồng hợp về cặp alen gây bệnh mù màu do người mẹ có 2 NST X.
- Câu 3 : Trong quá trình tiến hóa sự cách li địa lý có vai trò
A Là điền kiện làm biến đổi kiểu hình của sinh vật theo hướng thích nghi.
B Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc quần thể khac loài.
C Tác động làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần thể.
D Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
- Câu 4 : Cho các bệnh và hội chứng sau ở người:(1) Hội chứng Đao (2) Bệnh ung thư máu(3) Hội chứng mèo kêu (4) Bệnh mù màu(5) Hội chứng Klaiphento (6) Bệnh đái tháo đường(7) Hội chứng 3X (8) Bệnh máu khó đôngCó bao nhiêu bệnh và hội chứng liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính hoặc gen trên nhiễm sắc thể giới tính?
A 5
B 4
C 6
D 7
- Câu 5 : Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 6 chủng đột biến sau đây:Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc A làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.Chủng III: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của protein.Chủng IV: Đột biến ở gen điều hoà R làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.Chủng V: Đột biến ở gen điều hoà R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.Chủng VI: Đột biến ở vùng khởi động P của operon làm cho vùng này bị mất chức năng.Khi môi trường có đường lactoz, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã?
A 4
B 3
C 1
D 2
- Câu 6 : Vì sao virus HIV còn gọi là virus gây suy giảm hệ thống miễn dịch mắc phải ở người?
A Vì nó tiêu diệt tế bào bạch cầu
B Vì nó tiêu diệt tế bào hồng cầu
C Vì nó tiêu diệt tế bào tiểu cầu
D Vì nó tiêu diệt tế bào thần kinh
- Câu 7 : Ở một loài thực vật, tiến hành phép lai giữa cây thân cao, muộn và cây thân thấp, sớm, ở F1 thu được 100% thân cao, chín sớm. Cho cac cây F1 lai với nhau, đem gieo các hạt F2, trong số 28121 cây thu được xuất hiện 4 lớp kiểu hình là thân cao, chín sớm; thân thấp, chín muộn; thân cao, chin muộn và thân thấp, chín sớm. Số lượng cây thân thấp, muộn là 280 cây. Nhận định nào dưới đây là chính xác biết rằng diễn biến giảm phân hình thành giao tử đực và cái là như nhau?
A Tần số hoán vị giữa 2 locus chi phối tính trạng là 10%.
B Quy luật di truyền chi phối 2 tính trạng là quy luật phân ly độc lập của Menden.
C Có 4 lớp kiểu hình ở F2 chứng tỏ mỗi bên F1 cho 2 loại giao tử với tỷ lệ khác nhau do hiện tượng hoán vị gen gây ra.
D Về mặt lý thuyết, có khoảng 6750 cây thân cao, chín muộn xuất hiện ở các cây F2 thu được.
- Câu 8 : Có bao nhiêu ý kiến về đặc điểm của mã di truyền là đúng ?(1) mã di truyền có tính phổ biến ở hầu hết các loài, trừ 1 vài ngoại lệ.(2) mã di truyền có tính đặc hiệu tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.(3) mã di truyền được đọc từ một điểm xác định, liên tục theo từng bộ ba nucleotit .(4) mã di truyền mang tính thoái hóa tức là có 3 bộ ba không mã hóa axit amin.
A 1
B 3
C 2
D 4
- Câu 9 : Xét các mối quan hệ sinh thái:(1) Cộng sinh (2) Ký sinh (3) Hội sinh(4) Hợp tác (5) Vật ăn thịt và con mồiTừ những mối quan hệ sinh thái này, xếp theo thứ tự tăng cường tính đối kháng ta có:
A (1), (4), (5), (3), (2).
B (1), (4), (3), (2), (5).
C (5), (1), (4), (3), (2).
D (1), (4), (2), (3), (5).
- Câu 10 : Ngô có bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n = 20. Một tế bào sinh dưỡng của ngô nguyên phân liên tiếp 5 lần. Ở kỳ giữa của lần phân bào thứ 5 trong tất cả các tế bào con có.
A 320 NST kép
B 640 NST đơn
C 320 crômatit
D 640 NST kép
- Câu 11 : Ở 1 loài động vật gen A - mắt đỏ trội hoàn toàn so a - mắt trắng, B - lông dài trội hoàn toàn so b - lông ngắn. Lai 2 cá thể có kiểu hình giống nhau được kết quả: 50% cái mắt đỏ, lông dài, 20% đực mắt đỏ lông ngắn, 20% đực mắt trắng, lông dài, 5% đực mắt đỏ lông dài và 5% đực mắt trắng, lông ngắn. Kiểu gen của cặp bố mẹ đem lai là:
A ♀ AaXBXb × ♂ AaXBY
B ♀ × ♂
C ♀ × ♂
D ♀ AaXBXb × ♂ AAXBY
- Câu 12 : Ở 1 loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa đỏ, thu được F1 có kiểu hình thân thấp, hoa trắng chiếm 12,5%. Trong số các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả phép lai trên?(1) Tỉ lệ kiểu gen của F1 là 2:2:1:1:1:1.(2) Nếu F1 có 1600 cây thì cây thân thấp, hoa đỏ sẽ là 600.(3) Trong số cây thấp đỏ ở F1, cây có kiểu gen đồng hợp chiếm 1/3.(4) Nếu cho cây cao, trắng ở F1 giao phấn với nhau thì ở F2 tỉ lệ cây cao, trắng là 75%.(5) Nếu cho cây cao, đỏ ở F1 tự thụ phấn thì F2 tỉ lệ cây cao, đỏ chiếm 62,5%.(6) F1 có 4 loại kiểu hình và 6 loại kiểu gen.
A 4
B 3
C 6
D 5
- Câu 13 : Một nhà tế bào học nhận thấy có 2 phân tử protein có cấu trúc hoàn toàn khác nhau được dịch mã từ 2 phân tử mARN khác nhau. Tuy nhiên 2 phân tử mARN này đều được tổng hợp từ cùng 1 gen. Cơ chế nào sau đây có thể giải thích hợp lý nhất cho hiện tượng trên?
A Cơ chế mở xoắn khác nhau của ADN tại các vị trí khác nhau.
B Một đột biến thay thế một cặp nucleotit làm thay đổi cấu trúc của gen.
C Hai mARN cắt intron và nối exon theo những cách khác nhau.
D Hai mARN được tổng hợp từ các opêron khác nhau.
- Câu 14 : Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, xét các kết luận sau đây:(1) Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.(2) Ngay cả khi không bị đột biến, không có CLTN, không có di nhập gen thì thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể cũng có thể bị biến đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên.(3) Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.(4) Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể giảm sự đa dạng di truyền làm suy thoái quần thể và luôn dẫn tới diệt vong quần thể.Có bao nhiêu kết luận đúng?
A 3
B 2
C 4
D 1
- Câu 15 : Gen qui định màu lông ở một loài động vật có ba alen trội lặn hoàn toàn được xếp theo thứ tự sau: A > A1 > a, trong đó A qui định màu lông đen, A1: lông xám, a: lông trắng. Một quần thể động vật trên ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ các kiểu hình: 0,51 đen : 0,24 xám : 0,25 trắng sẽ có tỉ lệ alen A1 là:
A 0,5
B 0,3
C 0,2
D 0,4
- Câu 16 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, xét các kết luận nào sau đây:(1) Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.(2) Enzim ADN-polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.(3) Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.(4) Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5’ - 3’ mạch mới được tổng hợp gián đoạn.(5) Sự nhân đôi ADN diễn ra vào pha G1 của chu kì tế bào.Có bao nhiêu kết luận đúng?
A 2
B 3
C 1
D 4
- Câu 17 : Ở mèo gen D nằm trên phần không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định màu lông đen, gen lặn a quy định màu lông vàng hung, khi trong kiểu gen có cả D và d sẽ biểu hiện màu lông tam thể. Trong một quần thể mèo có 10% mèo đực lông đen và 40% mèo đực lông vàng hung, số còn lại là mèo cái. Tỉ lệ mèo có màu tam thể theo định luật Hácdi-Van béc là bao nhiêu?
A 16%
B 8%
C 2%
D 32%
- Câu 18 : Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Tính theo lý thuyết, khả năng xuất hiện tế bào có số nhiễm sắc thể bằng với tế bào bình thường là:
A
B
C
D 100%
- Câu 19 : Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn và hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái với tần số 20%. Có bao nhiêu phép lai làm xuất hiện tỉ lệ kiểu hình trội cả 2 tính trạng chiếm ít nhất 50% ở F1?
A 2
B 5
C 3
D 4
- Câu 20 : Một đoạn trình tự nucleotit trên một mạch của một phân tử ADN sợi kép và trình tự axit amin tương ứng với nó được vẽ dưới đây. Cho biết các bộ ba UUU mã hóa Phenin alanin, UUA mã hóa Leuxin, AAG mã hóa Lysin, AGX mã hóa Serin. Hãy cho biết trong số các phát biểu dưới đây có bao nhiêu phát biểu là đúng?(1) Mạch ADN ở trên là mạch làm khuôn để phiên mã.(2) Nếu lượng G+X trên mạch ADN ở trên là 40%, thì lượng A+T trên mạch ADN bổ sung với nó sẽ là 60%.(3) Nếu lượng G+X trên mạch ADN ở trên là 40%, thì lượng A+U trên bản phiên mã nguyên thủy của gen này sẽ là 60%.(4) Trình tự nucleotit của mARN sẽ là 5' ....... UUU AAG UUA AGX ....... 3'
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 21 : Một vùng ADN sợi kép được vẽ ở hình dưới; các gạch nối ngang là các đoạn trình tự có chiều dài không xác định: Xảy ra đảo đoạn với đoạn ADN nằm trong khung vuông. Hình nào dưới đây vẽ đúng về đoạn ADN sau khi xảy ra đảo đoạn?
A 5’ ---- GAX TAG AXATG ------- ATXAG TGXTA ---- 3’
3’ ---- XTA ATX TGTAX ------- TAGTX AXGAT ----5’
B 5’ ---- GAX TAG XTGAT ------- XATGT TGXTA ---- 3’
3’ ---- XTA ATX GAXTA ------- GTAXA AXGAT ----5’
C 5’ ---- GAX TAG ATXAG ------- AXATG TGXTA ---- 3’
3’ ---- XTA ATX TAGTX ------- TGTAX AXGAT ----5’
D 5’ ---- GAX TAG TGTAX ------- TAGTX TGXTA ---- 3’
3’ ---- XTA ATX AXATG------- ATXAG AXGAT ----5’
- Câu 22 : Có bao nhiêu phát biểu là đúng khi nói về gen cấu trúc?(1) Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hoá axit amin (intron).(2) Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm ba vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.(3) Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hoá liên tục, không chứa các đoạn không mã hoá axit amin (intron).(4) Vùng điều hoà nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
A 2
B 4
C 3
D 1
- Câu 23 : Bệnh Z là một bệnh di truyền hiếm gặp do gen lặn (z) nằm trên NST số 9 quy định, gen này cùng nhóm liên kết với gen quy định nhóm máu và cách 20 cM. Quan sát sơ đồ phả hệ sau và cho biết trong số các nhận định dưới đây có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Kiểu gen của người số 4 là (2) Kiểu gen của người số 3 là (3) Nếu cặp vợ chồng 3-4 vẫn tiếp tục sinh con, xác suất con họ có nhóm máy B và bị bệnh là 10%.(4) Trong phả hệ trên có ít nhất 7 người có kiểu gen dị hợp về nhóm máu.
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 24 : Ở ruồi giấm mắt đỏ là trội hoàn toàn so với mắt trắng. Có 5 cá thể ở F1 khác nhau về kiểu gen. Kiểu hình mắt đỏ, mắt trắng xuất hiện ở cả đực, cái. Cho 5 cá thể F1 trên tạp giao với nhau được F2. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?
A 62,5% đỏ: 37,5% trắng
B 56,25% đỏ: 43,75% trắng
C 75% đỏ: 25% trắng
D 50% đỏ: 50% trắng
- Câu 25 : Ở một loài ngẫu phối, một gen có 2 alen là : gen A quy định tính trạng trội, gen a quy định tính trạng lặn. Trong quần thể hiện tại tỉ lệ kiểu gen là 0,6 AA : 0,4 Aa . Biết rằng qua nhiều thế hệ kiểu hình trong quần thể chỉ biểu hiện theo gen trội. Cho các nhận định sau cấu trúc di truyền của quần thể:(1) Ở thế hệ sau tỉ lệ kiểu gen trong quần thể sẽ là 0,67 AA : 0,33 Aa.(2) Tỉ lệ tần số alen A/a sau 3 thế hệ là (3) Tần số của alen A tăng dần, tần số alen a giảm dần qua các thế hệ.(4) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp sẽ tăng dần, tỉ lệ kiểu gen dị hợp sẽ giảm dần qua các thế hệ.Số nhận định đúng là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 26 : Quá trình nào trong số quá trình nêu dưới đây sẽ làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể?
A Quá trình di nhập cư của các cá thể ra vào quần thể
B Quá trình chọn lọc tự nhiên
C Quá trình giao phối
D Quá trình đột biến
- Câu 27 : Một alen đột biến được gọi là lặn khi
A Alen đột biến đi cùng alen bình thường thì kiểu hình của alen đột biến không được biểu hiện.
B Hai alen đột biến xuất hiện cùng một lúc trong một cơ thể thì biểu hiện thành kiểu hình.
C Alen đột biến gây chết cho thể đột biến nên thường không thấy xuất hiện trong quần thể.
D Alen đột biến xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng không có khả năng di truyền qua sinh sản hữu tính.
- Câu 28 : Điều nào sau đây KHÔNG phải là ví dụ về cơ quan tương tự:
A Cánh của dơi và cánh của bướm
B Gai hoa hồng và gai xương rồng.
C Tay người và chi trước của bò
D Mang cá và mang tôm.
- Câu 29 : Đối với một quần thể, khi N(số lượng cá thể trong quần thể) gần tới K(số lượng tối đa), điều nào sau đây có thể dự đoán được thông qua phương trình tăng trưởng quần thể trong môi trường bị giới hạn:
A Tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể không thay đổi.
B Sức chứa của môi trường sẽ tăng.
C Tốc độ tăng trưởng sẽ gần tới 0.
D Quần thể sẽ tăng trưởng theo cấp số mũ.
- Câu 30 : Người ta đã dùng một loại thuốc xịt muỗi mới để diệt muỗi. Việc xịt muỗi được lặp lại vài tháng một lần. Lần xịt đầu tiên đã diệt được gần như hết các con muỗi nhưng sau đó thì quần thể muỗi cứ tăng dần kích thước. Mỗi lần xịt sau đó chỉ diệt được rất ít muỗi. Điều nào sau đây giải thích đúng nhất về những điều đã xảy ra?
A Sau khi xịt muỗi, đột biến làm tăng tần số alen kháng thuốc trong quần thể.
B Việc xịt muỗi gây ra sự chọn lọc, từ đó làm tăng tần số alen kháng thuốc trong quần thể.
C Loài muỗi mới có khả năng kháng thuốc đã di cư tới vùng đó thay thế cho loài đã bị diệt.
D Thuốc diệt muỗi đã tác động tới ADN của muỗi để tạo nên muỗi có gen kháng thuốc.
- Câu 31 : Cho các phát biểu sau về tác động của nhân tố sinh thái lên cá thể sinh vật:(1) Các nhân tố sinh thái tác động một cách tổng hợp lên cá thể sinh vật.(2) Loài có giới hạn sinh thái càng rộng về nhiều nhân tố sinh thái thì càng phân bố hẹp.(3) Các nhân tố sinh thái khác nhau thì tác động lên cá thể sinh vật cũng khác nhau.(4) Các nhân tố sinh thái có thể kìm hãm nhau cũng có thể thúc đẩy nhau khi tác động lên cá thể sinh vật.Số phát biểu đúng là:
A 4
B 2
C 3
D 1
- Câu 32 : Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án nêu dưới đây nói về vai trò của giao phối ngẫu nhiên trong quá trình tiến hoá.
A Giao phối ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B Giao phối ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C Giao phối ngẫu nhiên cung cấp nguồn biến dị di truyền cho quần thể.
D Giao phối ngẫu nhiên làm tăng tần số alen có lợi trong quần thể.
- Câu 33 : Ở ruồi giấm, 2n = 8. Một nhóm tế bào sinh tinh mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc 2 cặp tương đồng số 2 và số 4. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lý thuyết, tổng tỉ lệ các loại giao tử có thể mang NST đột biến trong tổng số giao tử là:
A
B
C
D
- Câu 34 : Cho các phát biểu sau:(1) Khống chế sinh học thường dẫn đến sự cân bằng sinh học.(2) Ứng dụng khống chế sinh học trong bảo vệ thực vật bằng cách sử dụng thiên địch để trừ sâu.(3) Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.(4) Nơi quần xã sống gọi là sinh cảnh.Số phát biểu đúng là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 35 : Cho lai hai dòng thuần hoa đỏ với hoa trắng thì F1 thu được toàn hoa trắng. Cho hoa trắng F1 giao phấn với nhau thì F2 có tỉ lệ 13 trắng: 3 đỏ. Chọn 2 cây hoa đỏ F2 cho tự thụ phấn. Xác suất để F3 xuất hiện cây hoa trắng là:
A
B
C
D
- Câu 36 : Cho dù có ba loài chim khác nhau cùng sống trên cùng một loại cây ở cùng một khu vực, sự cạnh trạnh rất ít khi xảy ra giữa chúng. Điều nào sau đây giải thích cho vấn đề trên?
A Chúng không thể giao phối với nhau
B Có lượng thức ăn giới hạn.
C Chia thức ăn cho nhau.
D Có sự phân li ổ sinh thái.
- Câu 37 : Các nhà sinh học ghi chép lại là: trong một mẫu thí nghiệm về nước biển có 5 triệu cá thể tảo biển thuộc loài Coscinodiscus trên một mét khối nước. Các nhà sinh học đang xác định điều gì?
A Kích thước.
B Mật độ
C Sức chứa của môi trường
D Phân bố.
- Câu 38 : Quang hợp, hô hấp và sự cháy liên quan trực tiếp đến chu trình sinh địa hoá nào?
A Nước
B Cacbon
C Nitơ
D Phôtpho
- Câu 39 : Quan sát hình tế bào đang phân bào không xảy ra đột biến. Cho biết trong số các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?(1) Tế bào trên là tế bào nhân thực.(2) Tế bào đang ở kì sau I của quá trình giảm phân.(3) Bộ NST của loài này là 2n=4.(4) Tế bào trên hoàn tất quá trình sẽ cho ra 4 giao tử hoặc 1 giao tử, mỗi giao tử có 4 NST đơn.(5) Tế bào này đã xảy ra sự trao đổi chéo ở một cặp NST tương đồng.(6) Số loại giao tử tối đa sinh ra từ tế bào trên là 4.
A 4
B 2
C 5
D 3
- Câu 40 : Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen?
A Chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n.
B Bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng, năng suất thịt và sữa đều tăng.
C Cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ.
D Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen