- Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống...
- Câu 1 : Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống sinh vật như thế nào ?
- Câu 2 : Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng.
- Câu 3 : Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh vật như thế nào ? Cho ví dụ.
- Câu 4 : Có bao nhiêu phát biểu đúng ?1. Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật.2. Căn cứ vào mức độ tác động của các nhân tố sinh thái, người ta chia chúng thành hai nhóm là các nhân tố sinh thái không sống và các nhân tố sinh thái con người.3. Nhân tố ánh sáng chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật.4. Trong giới hạn sinh thái, nhiệt độ môi trường tăng làm tăng tốc độ của các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật.5. ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường sống càng cao, chu kì sống của chúng càng dài.
A 1
B 2
C 3
D 5
- Câu 5 : Có bao nhiêu câu sai trong các câu sau :1. Ếch nhái là những sinh vật ưa khô còn thằn lằn là những sinh vật ưa ẩm.2. Nhiệt độ và độ ẩm là những nhân tố có ảnh hưởng đến sự phân bố của nhiều loài sinh vật.3. ở các sinh vật cùng loài và khác loài có quan hệ hỗ trợ và quan hộ cạnh tranh .4. Cây tầm gửi là loài thực vật cộng sinh.5. Quan hệ giữa hổ và nai trong cùng một đồng cỏ là quan hệ cạnh tranh.
A 4
B 3
C 5
D 2
- Câu 6 : Khi nhiệt độ môi trường tăng lên thì ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tuổi phát dục ở động vật biến nhiệt như thế nào ?
A Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục ngắn
B Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục kéo dài
C Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục ngắn
D Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục kéo dài
- Câu 7 : Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là gì ?
A Định hướng trong không gian
B Kiếm mồi
C Nhận biết
D Cả A, B và C
- Câu 8 : Cây thông mọc nơi quang đãng thường có tán rộng hơn cây mọc xen nhau trong rừng vì
A có nhiều chất dinh dưỡng.
B ánh sáng chiếu đến cây chỉ tập trung ở phần ngọn.
C ánh sáng chiếu được đến cây tất cả các bộ phân, các phía của cây.
D cả A và C
- Câu 9 : Ánh sáng có vai trò quan trọng nhất đối với bộ phận nào của cây ?
A lá
B thân
C cành
D hoa, quả
- Câu 10 : Trong thời gian từ sáng đến tối, nhìn chung, cường độ ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất thay đổi như thế nào ?
A Tăng liên tục từ sáng đến tối
B Không tăng không giảm
C Giảm liên tục từ sáng đến tối
D Tăng dần vào buổi sáng tới trưa và sau đó giảm dần vào buổi chiều cho đến tối
- Câu 11 : Động vật biến nhiệt ngủ đông để
A tồn tại.
B thích nghi với môi trường,
C báo hiệu mùa lạnh.
D cả A, B và C
- Câu 12 : sinh vật hằng nhiệt là gì ?
A Là những sinh vật có thân nhiệt ổn định
B Là những sinh vật có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường
C Là những sinh vật có giới hạn chịu nhiệt hẹp
D Là những sinh vật có giới hạn chịu nhiệt rộng
- Câu 13 : ở động vật biến nhiệt, nhân tố sinh thái nào ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ phát triển và số thế hệ trong 1 năm ?
A Ánh sáng
B Nhiệt độ
C Độ ẩm
D Không khí
- Câu 14 : Sự thay đổi nhiệt độ vào các mùa trong một năm diễn ra như thế nào ?
A Nhiệt độ không thay đổi theo các mùa
B Mùa hè thường có nhiệt độ thấp, mùa đông thường có nhiột độ cao
C Mùa xuân và mùa thu có nhiệt độ thấp hơn mùa đông và cao hơn mùa hè
D Mùa hè có nhiệt độ cao nhất (nóng nực, mùa thu mát mẻ, mùa đông lạnh giá và mùa xuân ấm áp)
- Câu 15 : Khi chuyển sinh vật ra khỏi nơi sống quen thuộc thì khả năng sống của sinh vật sẽ như thế nào ?
A Khả năng sống của sinh vật giảm
B Nhiều khi sinh vật không thể sống được
C Sinh vật có thể sống ở nơi mới
D Khả năng sống của sinh vật giảm, nhiều khi không thể sống được
- Câu 16 : Trong quang hợp, cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để ?
A Phân giải glucose
B Phân giải protein
C Tổng hợp glucose
D Phân giải lipit
- Câu 17 : Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là gì ?
A Cây mọc trong rừng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn, các cành phía dưới sớm bị rụng
B Cây trồng bị chặt bớt các cành phía dưới
C Cây mọc thẳng, không bị rụng cành phía dưới
D Cây mọc thẳng, không bị rụng cành phía dưới và có tán rộng
- Câu 18 : Nhóm động vật nào sau đây không thuộc nhóm động vật hằng nhiệt ?
A Cá sấu, ếch đồng, giun đất
B Cá voi, cá heo, hải cẩu
C Chim sẻ, chim bồ câu, chim cánh cụt
D Gà Đông cảo, kanguru, chó
- Câu 19 : Những sinh vật có nhiệt độ cơ thể như thế nào thì được gọi là sinh vật biến nhiệt ?
A Có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường
B Có nhiệt độ cơ thể ổn định
C Có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
D Cả A và B
- Câu 20 : Các động vật sống ở vùng lạnh có điểm nào khác biệt so với các động vật sống ở vùng nóng?
A Có kích thước cơ thể lớn hơn (so với các cá thể cùng loài hoặc loài gần nhau).
B Có chi dài hơn.
C Có khả năng biến đổi màu sắc để nguỵ trang, tránh kẻ thù.
D Cả A, B và C
- Câu 21 : Mỗi vùng ánh sáng đều có những tác động đặc trưng lên cơ thể sinh vật. Các tia sáng nhìn thấy được có vai trò:
A cần để tổng hợp vitamin D
B gây ra các đột biến
C tạo nguồn nhiệt sưởi ấm cho sinh vật
D tạo điều kiện cho cây xanh tổng hợp chất hữu cơ
- Câu 22 : Với các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày ; những đặc điểm này có tác dụng gì?
A Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
B Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ cây.
C Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
D Cả A, B và C
- Câu 23 : Khả năng định hướng di chuyển trong không gian của những loài động vật nào là do tác động của ánh sáng?
A Ong.
B Cú mèo.
C Dơi.
D Cá heo.
- Câu 24 : Đặc điểm nào của cây không phải do ảnh hưởng của ánh sáng tới thực vật.
A Những cây sống nơi quang đãng có thân thấp, tán lá rộng, nhiều cành, phiến lá nhỏ hẹp. màu lá xanh nhạt.
B Những cây sống trong bóng râm có thân cao trung bình hoặc cao, tán rộng vừa phải, ít cành, phiến lá lớn, màu lá xanh thẫm.
C Những cây mọc trong rừng có thân vươn cao và thẳng, cành tập trung ở phần ngọn, các cành cây phía dưới sớm bị rụng.
D Những cây mọc chìm trong nước thường có thân mềm và dài, phiến lá nhỏ.
- Câu 25 : Tầng cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì?
A Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
B Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây.
C Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
D Cả A, B và C
- Câu 26 : Trong điều kiện mùa đông ở miền Bắc nước ta, thường gặp các loài ếch nhái, rắn ở:
A ven luỹ tre làng
B trong các vườn cây rậm rạp
C trong các hang hốc ven đê hay hang hốc trong các gốc cây cổ thụ
D trên các bã cỏ ở những gò đống, bãi tha ma ngoài đồng
- Câu 27 : Thú ở vùng lạnh có đặc điểm:
A Kích thước cơ thể nhỏ
B Lông màu tối
C Kích thước cơ thể lớn
D giống như thú ở vùng nhiệt đới
- Câu 28 : Tháng nào trong năm có độ dài ngày lớn
A Tháng 1
B Tháng 4
C Tháng 7
D tháng 12
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 Menđen và Di truyền học
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 Lai một cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 7 Bài tập chương I
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 Cơ chế xác định giới tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 Di truyền liên kết
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 ADN