Giải Sinh học 12 Phần 6: Tiến hóa !!
- Câu 1 : Quan sát hình 24.1 và cho biết xương chi của các loài động vật trong hình tương đồng với nhau như thế nào? Những biến đổi ở xương bản tay giúp mỗi loài thích nghi như thế nào?
- Câu 2 : Hãy đưa ra các bằng chứng chứng minh ti thể và lục lạp được tiến hóa từ vi khuẩn.
- Câu 3 : Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái thì người ta lại hay sử dụng các cơ quan thoái hoá?
- Câu 4 : Hãy tìm một số bằng chứng Sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung một nguồn gốc.
- Câu 5 : Hai loài sinh vật sống ở các khu vực địa lí khác xa nhau (2 châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lí hơn cả?
- Câu 6 : Tại sao những cơ quan thoái hoá không còn giữ chức năng gì lại vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác mà không bị CLTN loại bỏ?
- Câu 7 : Hãy chỉ ra những hạn chế trong học thuyết Lamac.
- Câu 8 : Hãy trình bày các luận điểm chính của học thuyết Lamac.
- Câu 9 : Hãy trình bày nội dung chính của học thuyết Đacuyn.
- Câu 10 : Nêu những khác biệt giữa học thuyết Đacuyn với học thuyết Lamac.
- Câu 11 : Trình bày sự khác biệt giữa CLTN và chọn lọc nhân tạo
- Câu 12 : Câu nào trong số các câu dưới đây nói về CLTN là đúng với quan niệm của Đacuyn?
- Câu 13 : Giải thích tại sao CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với ở quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội.
- Câu 14 : Tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắn hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh về số lượng cá thể lại rất dễ bị tuyệt chủng?
- Câu 15 : Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá?
- Câu 16 : Tại sao phần lớn đột biến gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho CLTN?
- Câu 17 : Hiện tượng di - nhập gen ảnh hưởng như thế nào đến vốn gen và tần số alen của quần thể?
- Câu 18 : Tại sao khi kích thước quần thể bị giảm mạnh thì tần số alen lại thay đổi nhanh chóng?
- Câu 19 : Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào?
- Câu 20 : Quan sát hình 27.1 và cho biết đặc điểm nào là đặc điểm thích nghi của con sâu trên cây sồi? Giải thích?
- Câu 21 : Hãy sưu tập các hình ảnh về các đặc điểm thích nghi và giải thích đặc điểm đó đem lại giá trị thích nghi như thế nào đối với sinh vật đó.
- Câu 22 : Hãy đưa ra một giả thuyết giải thích quá trình hình thành một quần thể cây có khả năng kháng lại một loài côn trùng từ một quần thể ban đầu bị sâu phá hoại.
- Câu 23 : Tại sao các loài nấm độc lại thường có màu sắc sặc sỡ?
- Câu 24 : Một số loài sinh vật có các đặc điểm giống các đặc điểm thích nghi của loài sinh vật khác, người ta còn gọi đó là các đặc điểm "bắt chước". Ví dụ, một số loài côn trùng không có chất độc lại có màu sắc sặc sỡ giống màu sắc của loài côn trùng có chứa chất độc. Đặc điểm bắt chước đó đem lại giá trị thích nghi như thế nào đối với loài côn trùng không có chất độc tự vệ?
- Câu 25 : Tại sao lúc đầu ta dùng một loại hoá chất thì diệt được tới 90% sâu tơ hại bắp cải nhưng sau nhiều lần phun thuốc thì hiệu quả diệt sâu của thuốc diệt lại giảm dần?
- Câu 26 : Thế nào là loài sinh học?
- Câu 27 : Nếu chỉ dựa vào các đặc điểm hình thái để phân loại các loài thì có chính xác không? Giải thích.
- Câu 28 : Các nhà khoa học thường dùng tiêu chuẩn nào để phân biệt loài vi khuẩn này với loài vi khuẩn khác? Giải thích.
- Câu 29 : Trình bày các cơ chế cách li và vai trò của chúng trong quá trình tiến hoá.
- Câu 30 : Giải thích quá trình hình thành loài trên hình 29 và cho biết tại sao trên các đảo đại dương lại hay tồn tại các loài đặc hữu (loài chỉ có ở một nơi nào đó mà không có ở nơi nào khác trên Trái Đất).
- Câu 31 : Giải thích vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới.
- Câu 32 : Tại sao quần đảo lại được xem là phòng thí nghiệm nghiên cứu quá trình hình thành loài mới?
- Câu 33 : Tại sao cách li địa lí lại là cơ chế chủ yếu dẫn đến hình thành loài mới ở động vật?
- Câu 34 : Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?
- Câu 35 : Tại sao lai xa và đa bội hóa nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng ít xảy ra ở các loài động vật?
- Câu 36 : Từ một loài sinh vật, không có sự cách li về mặt địa lí có thể hình thành nên các loài khác nhau được không? Giải thích.
- Câu 37 : Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông ở châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Hãy giải thích cơ chế hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52.
- Câu 38 : Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
- Câu 39 : Tại sao lại phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ?
- Câu 40 : Giải thích quá trình tiến hoá lớn hình thành nên các đơn vị phân loại trên loài bằng sơ đồ tiến hoá phân nhánh.
- Câu 41 : Tại sao bên cạnh những loài có tổ chức cơ thể rất phức tạp vẫn tồn tại những loài có cấu trúc khá đơn giản?
- Câu 42 : Một số loài trong quá trình tiến hoá lại tiêu giảm một số cơ quan thay vì tăng số lượng các cơ quan. Nguyên nhân nào sau đây giải thích đúng về hiện tượng này?
- Câu 43 : Trong điều kiện của Trái Đất hiện nay, các hợp chất hữu cơ có thể được hình thành từ các chất vô cơ nữa không?
- Câu 44 : Trình bày thí nghiệm của Milơ về sự hình thành của các hợp chất hữu cơ.
- Câu 45 : Nêu thí nghiệm chứng minh các prôtêin nhiệt có thể tự hình thành từ các axit amin mà không cần đến các cơ chế dịch mã.
- Câu 46 : Giả sử ở một nơi nào đó trên Trái Đất hiện nay, các hợp chất hữu cơ được tổng hợp từ chất vô cơ trong tự nhiên thì liệu từ các chất này có thể tiến hoá hình thành nên các tế bào sơ khai đã từng xảy ra trong quá khứ? Giải thích
- Câu 47 : Nêu vai trò của lipit trong quá trình tiến hoá tạo nên lớp màng bán thấm.
- Câu 48 : Giải thích CLTN giúp hình thành nên các tế bào sơ khai như thế nào?
- Câu 49 : Hoá thạch là gì? Nêu vai trò của hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử tiến hoá của sinh giới.
- Câu 50 : Dựa vào đâu người ta phân chia lịch sử Trái Đất thành các niên đại?
- Câu 51 : Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến hoá của sinh giới?
- Câu 52 : Bò sát khổng lồ phát triển mạnh vào thời kì nào? Động vật có vú đầu tiên xuất hiện khi nào?
- Câu 53 : Khí hậu của Trái Đất sẽ như thế nào trong những thế kỉ và thiên niên kỉ tới? Cần làm gì để ngăn chặn nạn đại diệt chủng có thể xảy ra do con người?
- Câu 54 : Hãy tìm các đặc điểm giống nhau giữa người và các loài linh trưởng.
- Câu 55 : Đi thẳng bằng hai chân đã đem lại cho loài vượn người những ưu thế tiến hoá gì?
- Câu 56 : Loài người hiện đại (H. sapiens) đã tiến hoá qua các loài trung gian nào?
- Câu 57 : Phân biệt tiến hoá sinh học với tiến hoá văn hoá.
- Câu 58 : Những đặc điểm thích nghi nào đã giúp con người có được khả năng tiến hoá văn hoá?
- Câu 59 : Giải thích tại sao loài người hiện đại là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự tiến hoá của các loài khác.
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen