Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đ...
- Câu 1 : Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Anh là một nước
A. Quân chủ lập hiến
B. Quân chủ chuyên chế
C. Cộng hòa tổng thống
D. Cộng hòa liên bang
- Câu 2 : Nước nào được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?
A. Anh
B. Pháp
C. Đức
D. Mĩ
- Câu 3 : Nhân tố nào đã khiến cho nhịp độ phát triển của nền kinh tế Pháp chậm lại từ cuối thế kỉ XIX?
A. Hậu quả của chiến tranh Pháp- Phổ.
B. Pháp chỉ lo đầu tư khai thác thuộc địa
C. Pháp tập trung cho vay lấy lãi
D. Kinh tế Pháp phát triển không đều.
- Câu 4 : Đến cuối thế kỉ XIX, nền công nghiệp Pháp đứng sau những nước nào?
A. Đức, Nga, Mỹ.
B. Mỹ, Đức, Anh.
C. Mỹ, Nga, Trung Quốc.
D. Nga, Pháp, Hà Lan.
- Câu 5 : Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc Đức là
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
B. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt
C. Chủ nghĩa đế quốc xâm lược
D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến
- Câu 6 : Chế độ chính trị của Mĩ do hai đảng cầm quyền là
A. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.
B. Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.
C. Đảng Cộng hoà và Đảng Tự do
D. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.
- Câu 7 : Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, vị trí kinh tế của Mĩ trong nền kinh tế thế giới có sự thay đổi như thế nào?
A. Vươn lên đứng thứ 2 thế giới
B. Vươn lên đứng thứ 1 thế giới
C. Đứng hàng thứ 3 thế giới
D. Đứng hàng thứ 4 thế giới
- Câu 8 : Nguyên nhân chính nào dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của nước Anh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
A. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa hơn là đổi mới, phát triển công nghiệp trong nước
B. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các khai mỏ.
C. Anh chú trọng phát triển nông nghiệp để đảm bảo lương thực cho người dân
D. Sự vươn lên, cạnh tranh mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức.
- Câu 9 : Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?
A. Tạo điều kiện cho nền kinh tế chính quốc phát triển
B. Đầu tư vào thuộc địa cần ít vốn, thu lãi nhanh
C. Thuộc địa có nguồn nhân lực dồi dào
D. Mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu
- Câu 10 : Vì sao đế quốc Anh được gọi là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”?
A. Nước Anh là đế quốc cho vay lãi nhiều nhất thế giới
B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa.
C. Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới
D. Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.
- Câu 11 : Đâu không phải là cơ sở thúc đẩy kinh tế Đức phát triển nhanh chóng vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
A. Áp dụng thành tựu mới nhất của khoa học – kĩ thuật vào sản xuất
B. Thị trường dân tộc được thống nhất
C. Thu được nhiều quyền lợi từ cuộc chiến tranh Pháp- Phổ
D. Thể chế liên bang thúc đẩy tính dân chủ trong xã hội
- Câu 12 : Sự phát triển của công nghiệp Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX không xuất phát từ yếu tố nào sau đây?
A. Thị trường trong nước không ngừng mở rộng
B. Ứng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
C. Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Á.
D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- Câu 13 : Tại sao nước Mĩ được mệnh danh là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”?
A. Hình thành các Các-ten không lồ
B. Hình thành các tập đoàn kinh tế lớn.
C. Hình thành các Tơ-rớt khổng lồ.
D. Hình thành các Xanh-đi-ca khổng lồ.
- Câu 14 : Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp có gì khác so với Anh?
A. Pháp cho vay lãi để thu lợi nhuận, Anh đầu tư khai thác ở thuộc địa
B. Pháp cho các nước giàu vay, Anh đầu tư chủ yếu vào thuộc địa.
C. Pháp cho các nước nghèo vay, Anh chủ yếu đầu tư cho các thuộc địa Bắc Mĩ.
D. Pháp cho các thuộc địa vay, Anh đầu tư tất cả vào các thuộc địa.
- Câu 15 : Điểm tương đồng trong sự phát triển kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là gì?
A. Hình thành các siêu đô thị
B. Hình thành các trung tâm công nghiệp
C. Hình thành các tập đoàn xuyên quốc gia
D. Hình thành các tổ chức độc quyền
- Câu 16 : Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là
A. Các-ten và tơ-rớt
B. Các-ten và Xanh-đi-ca
C. Xanh-đi-ca và Tơ-rớt
D. Công-xoóc-xi-om và Công-lô-mê-rat
- Câu 17 : Sự ra đời của các tổ chức độc quyền đánh dấu sự chuyển biến gì của chủ nghĩa tư bản
A. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản tư do cạnh tranh
B. Sự hình thành chủ nghĩa thực dân
C. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
D. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
- Câu 18 : Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: Chủ nghĩa đế quốc thực dân?
A. Nước Anh có thuộc địa và lãnh thổ rộng lớn.
B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa.
C. Tư sản Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn trên thế giới.
D. Anh có một nền kinh tế công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 1 Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- - Trắc nghiệm Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp (1789 -1794) - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 3 Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 5 Công xã Pari 1871
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 7 Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8 Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX
- - Trắc nghiệm Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8
- - Trắc nghiệm Bài 9 Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX - Lịch sử 8