Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 9 Học kì 2 có đáp án (...
- Câu 1 : Việc tướng Na-va được cử làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương là sự thoả thuận của
A. Pháp và Anh.
B. Pháp và Mĩ.
C. Pháp và Trung Quốc.
D. Pháp va Đức.
- Câu 2 : Mục đích của kế hoạch quân sự Na-va là:
A. Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.
B. Thực hiện tiến công chiến lược.
C. Chuyển bại thành thắng.
D. Giành thắng lợi quân sự quyết định,” kết thúc chiến tranh”.
- Câu 3 : Sau Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ mấy của địch?
A. Thứ hai.
B. Thứ ba.
C. Thứ tư.
D. Thứ năm.
- Câu 4 : Đầu tháng 12/1953, liên quân Việt - Lào mở cuộc tiến công địch ở đâu?
A. Luông Pha-bang.
B. Phong Xa-li.
C. Trung Lào.
D. Thượng lào.
- Câu 5 : Cuối tháng 01/1954, nơi trở thành tập trung binh lực lớn thứ tư của địch là?
A. Trung Lào.
B. Luông Pha-bang.
C. Phong Xa-li.
D. Thượng lào.
- Câu 6 : Từ cuối năm 1953 đến năm 1956, ta tiến hành bao nhiêu đợt cải cách?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
- Câu 7 : Cách mạng miền Nam có vai trò thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?
A. Có vai trò quan trọng nhất.
B. Có vai trò cơ bản nhất.
C. Có vai trò quyết định trực tiếp.
D. Có vai trò quyết định nhất.
- Câu 8 : Qua các đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc, số hộ nông dân được chia ruộng đất là ?
A. 1,5 triệu hộ.
B. Hơn 2 triệu hộ.
C. 2,5 triệu hộ.
D. Hơn 3 triệu hộ.
- Câu 9 : Sau khi Pháp rút lui khỏi Miền Nam, Mĩ vào miền Nam và đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền nhằm thực hiện âm mưu gì?
A. Chống phá cách mạng miền Nam.
B. Chia cắt Việt Nam làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ của Mĩ.
C. Cô lập miền Bắc,phá hoại miền Nam.
D. Phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ.
- Câu 10 : Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 ( đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản cách mạng miền Nam là gì?
A. Đấu tranh chính trị đòi thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ.
B. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
C. Khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang.
D. Đấu tranh giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
- Câu 11 : Thực hiện kế hoạch Na-va,Pháp tăng thêm ở Đông Dương bao nhiêu tiểu đoàn bộ binh?
A. 10 tiểu đoàn bộ binh.
B. 11 tiểu đoàn bộ binh.
C. 12 tiểu đoàn bộ binh.
D. 13 tiểu đoàn bộ binh.
- Câu 12 : Vì sao Pháp - Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là “ Pháo đài bất khả xâm phạm” ?
A. Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
B. Đây là một hệ thống phòng ngự kiên cố.
C. Điện Biên Phủ được tập trung lực lượng mạnh và trang bị vũ khí hiện đại.
D. Điện Biên Phủ có vị trí địa lí thuận lợi.
- Câu 13 : Tháng 9/1953, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đề ra kế hoạch tác chiến Đông – Xuân 1953 - 1954 với quyết tâm gì?
A. Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch.
B. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phân tán lực lượng địch.
C. Phân tán lực lượng địch đến những nơi rừng núi hiểm trở.
D. Giam chân địch ở Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâyku, Luông Pha-bang.
- Câu 14 : Khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” là tinh thần của quân và dân ta trong chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Biên giới 1950.
B. Chiến dịch Tây Bắc 1952.
C. Chiến dịch Đông - Xuân 1953 - 1954.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Câu 15 : Phương châm chiến lược của ta trong cuôc tiến công Đông – Xuân 1953 - 1954 là gì?
A. “ Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “ đánh nhanh, thắng nhanh”.
B. “ Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “ đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”.
C. Buộc địch phân tán lực lượng “ đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
D. Tích cực,chủ động mở các cuộc tiến công chiến lược.
- Câu 16 : “Đồng khởi” có nghĩa là:
A. Đồng lòng đứng dậy khởi nghĩa.
B. Đồng lòng sức dậy khởi nghĩa.
C. Đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa.
D. Đồng tâm hiệp lực khởi nghĩa.
- Câu 17 : Qua các đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc, ta đã thực hiện triệt để khẩu hiệu
A. “tấc đất tấc vàng”.
B. “đánh đổ địa chủ phong kiến”.
C. “Người cày có ruộng”.
D. “độc lập dân tộc” và “ ruộng đất cho dân cày”.
- Câu 18 : Để hoàn thành nhiệm vụ chung, vai trò của cách mạng miền Nam là:
A. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò bảo vệ cách mạng XHCN ở miền Bắc.
B. Miền Nam là tiền tuyến,có vai trò quyết định nhất.
C. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định trực tiếp nhất.
D. Miền Nam là tiền tuyến, làm hậu thuẫn cho cách mạng miền Bắc.
- Câu 19 : Sau đợt cải cách ruộng đất, bộ mặt nông thôn miền Bắc đã
A. được cơ giới hoá.
B. thay đổi cơ bản.
C. được điện khí hoá.
D. hoàn thành giải phóng.
- Câu 20 : Từ cuối năm 1953 đến đầu năm 1954, ta phá tan lực lượng địch buộc chúng ta phải tăng cường lực lượng để đối phó với ta ở những vị trí xung yếu mà chúng ta không thể bỏ đó là những vùng
A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Pha-bang.
B. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Playaku, Luông Pha-bang.
C. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâyku, Luông Pha-bang.
D. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâyku, Sầm Nưa.
- Câu 21 : Cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954 của ta đã
A. khai thông biên giới Việt-Trung.
B. phá vỡ hành lang Đông-Tây.
C. làm thất bại kế hoạch Na-va.
D. làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va.
- Câu 22 : Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận:
A. Quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân các nước Đông Dương.
B. Các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.
C. Quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do.
D. Quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời.
- Câu 23 : Đến cuối năm 1957, ở miền Bắc số thợ thủ công so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai tăng bao nhiêu lần?
A. Hai lần.
B. Ba lần.
C. Bốn lần.
D. Năm lần.
- Câu 24 : Trong cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, miền Bắc tập trung giải quyết khâu chính trên lĩnh vực nào?
A. Thương nghiệp.
B. Hợp tác hoá nông nghiệp.
C. Thủ công nghiệp.
D. Công nghiệp hoá.
- Câu 25 : Âm mưu thâm độc nhất của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A. Dùng người Việt đánh người Việt.
B. Sử dụng phương tiện chiến tranh và “cố vấn” Mĩ.
C. Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”.
D. Phá hoại cách mạng miền Bắc.
- Câu 26 : Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3/1964) Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới”. Đây là đánh giá thành tựu của thời kì nào?
A. Thời kì khôi phục kinh tế.
B. Kế hoạch 5 năm lần I.
C. Thời kì cải tạo quan hệ sản xuất.
D. Thời kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa.
- Câu 27 : Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành:
A. 45 cứ điểm, chia thành 3 phân khu.
B. 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu.
C. 50 cứ điểm, chia thành 3 phân khu.
D. 55 cứ điểm, chia thành 3 phân khu.
- Câu 28 : Thắng lợi quân sự của ta mở đầu trong việc đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là:
A. Chiến thắng An Lão.
B. Chiến thắng Ba Gia.
C. Chiến thắng Bình Giã.
D. Chiến thắng Đồng Xoà.
- Câu 29 : Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với một đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
B. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
C. Có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
D. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương và sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới.
- Câu 30 : Trong các nội dung sau, nội dung nào không có trong Hiệp định Giơ- ne-vơ?
A. Hiệp định công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.
B. Hiệp định quy định ngừng bắn, thời gian chuyển quân tập kết theo giới tuyển quân sự tạm thời là vĩ tuyến 17, cấm 2 bên trả thù những người công tác với đối phương.
C. Ngày 20/7/1956 Việt Nam sẽ tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất nước Việt Nam.
D. Để cho nhân dân Miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình.
- Câu 31 : Ngày 20/1/1954 địch tập trung 20 tiểu đoàn bộ binh mở chiến dịch Át-lăng đánh chiếm
A. Quy Nhơn.
B. Tuy Hoà ( Phú Yên).
C. Kon Tum.
D. Plâyku.
- Câu 32 : Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng (9/1953) đề ra kế hoạch tác chiến Đông Xuân (1953-1954) với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận
A. Chính trị và quân sự.
B. Chính diện và sau lưng địch.
C. Quân sự và ngoại giao.
D. Chính trị và ngoại giao.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu