Trắc nghiệm bài Những đứa trẻ
- Câu 1 : Thời thơ ấu của M. Go-rơ-ki được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ngắn trữ tình
B. Tiểu thuyết lịch sử
C. Tiểu thuyết tự thuật
D. Hồi kí
- Câu 2 : Vì sao nói Thời thơ ấu được viết theo thể loại đó?
A. Các sự kiện, chi tiết trong tác phẩm do nhà văn hư cấu, tưởng tượng nên
B. Tác phẩm dùng ngôi thứ nhất ("tôi") kể lại những chuyện đời mình
C. Tác phẩm kể lại những sự việc có thật xảy ra trong lịch sử dân tộc Nga
D. Tác phẩm ghi chép lại các sự việc xảy ra trong những chuyến đi thực tế của nhà văn
- Câu 3 : Đoạn trích Những đứa trẻ được kể theo ngôi nào?
A. Ngôi thứ nhất xưng "tôi"
B. Ngôi thứ nhất xưng "chúng tôi"
C. Ngôi thứ hai
D. Ngôi thứ ba
- Câu 4 : Nội dung của đoạn trích Những đứa trẻ là gì?
A. Kể lại những lần nhân vật "tôi" kể chuyện cổ tích cho bọn trẻ hàng xóm nghe.
B. Kể lại sự việc nhân vật "tôi" cứu một đứa trẻ bên hàng xóm khi nó bị rơi xuống giếng
C. Kể về cuộc đời của những đứa trẻ nghèo khổ sống cùng làng với nhân vật "tôi"
D. Kể tình bạn thân thiết nảy sinh giữa nhân vật "tôi" và bọn trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp sự ngăn cản của bố chúng.
- Câu 5 : Nhận định nào đúng với câu văn "Tôi thấy khó mà tin rằng những đứa trẻ này cũng bị đánh đòn như tôi, tôi thấy tức thay cho chúng?"
A. Đây là câu có nhiều vị ngữ
B. Đây là câu ghép không sử dụng quan hệ từ
C. Đây là một câu ghép có sử dụng quan hệ từ
D. Đây là một câu đơn có thành phần trạng ngữ
- Câu 6 : Cuộc trò truyện của nhân vật tôi và những đứa trẻ ở đầu đoạn trích cho thấy chúng có một tình bạn tuổi thơ trong trắng. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
- Câu 7 : Mẹ khác thì gọi là dì ghẻ, cho thấy điều gì ở con người của nhân vật tôi?
A. Tỏ ra là người hiểu biết
B. Tỏ ra kiêu ngạo
C. Tỏ ra rất lo lắng
D. Tỏ ra buồn rầu
- Câu 8 : Câu "chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con" sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Hoán dụ
B. So sánh
C. Nói quá
D. Nhân hóa
- Câu 9 : Các câu văn "Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cần vảy cho một ít nước phép là sống lại, có biết bao nhiêu người chết mà không phải chết thật, vì phép của bọn phù thủy." được viết theo phương thức nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
- Câu 10 : Thực chất câu văn trên là lời nói của nhân vật "tôi" với ai?
A. Với bà ngoại
B. Với những đứa trẻ
C. Với ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp
D. Với chính bản thân mình
- Câu 11 : Câu nói cho thấy điều gì của nhân vật "tôi"?
A. Rất thông cảm với hoàn cảnh của những đứa trẻ
B. Luôn tin những câu chuyện cổ tích bà kể là có thật
C. Luôn biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của những đứa trẻ
D. Rất sợ ki nhắc đến bọn phù thủy
- Câu 12 : Câu văn sau:"Hai em nó im lặng nghe, thằng bé nhất mím chặt môi và phồng má lên, còn thằng kia thì chống khuỷu tay lên đầu gối, cúi về phía tôi, tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống"
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Nghị luận
- Câu 13 : Dấu ba chấm trong câu văn sau được dùng để làm gì?- Nó ở... bên kia sang...
A. Được dùng để tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa được liệt kê hết
B. Thể hiện chỗ lời nói bị ngập ngừng, ngắt quãng
C. Làm dãn nhịp điệu câu văn
D. Chuẩn bị cho sự xuất hiện từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ
- Câu 14 : Khi nhìn thấy "mấy đứa trẻ con lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà", nhân vật "tôi" lại nghĩ đến những con vật nào?
A. Những chú gà con
B. Những chú thỏ con
C. Những con ngỗng ngoan ngoãn
D. Những con dế
- Câu 15 : Nhận định nào nói đúng nhất tác dụng của sự liên tưởng ấy?
A. Thể hiện được dáng dấp của những đứa trẻ
B. Thể hiện được thế giới nội tâm của những đứa trẻ
C. Thể hiện được sự cảm thông của nhân vật "tôi" với những đứa trẻ
D. Cả A, B, C đều đúng
- Câu 16 : Trong con mắt của nhân vật "tôi", ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp hiện lên là một người như thế nào?
A. Nghiêm khắc với các con
B. Tàn nhẫn, thiếu tình yêu thương
C. Hiểu rõ tâm lí trẻ con
D. Nhân hậu, hiền từ
- Câu 17 : Câu văn "nó thường sống một cách buồn bã: ngày trước, ngày kia, đã có thời... dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm" nói lên điều gì ở nhân vật "thằng lớn"?
A. Sự già dặn, ưu tư và phiền muộn
B. Sự hiểu biết hơn người
C. Sự cứng cỏi, bạo dạn
D. Sự tôn sùng quá khứ
- Câu 18 : Câu văn "Tôi còn nhớ nó có đôi bàn tay nhỏ nhắn, những ngón tay thon và người mảnh dẻ, yếu ớt, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng trong ngọn đèn nhà thờ" viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
- Câu 19 : Vì sao nhà văn không đặt tên cho những đứa trẻ?
A. Vì bản thân chúng không có tên
B. Vì nhân vật tôi quên mất tên của những đứa trẻ
C. Vì những đứa trẻ phải giấu tên của chúng
D. Để làm cho câu chuyện về những đứa trẻ trở nên khái quát và đậm đà chất cổ tích nhiều hơn.
- Câu 20 : Nhận định nào không phù hợp với nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích Những đứa trẻ?
A. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu hình ảnh
B. Giọng điệu tự nhiên, thân mật
C. Đan xen chuyện đời thường với truyện cổ tích
D. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ
- - Đề thi giữa HKI môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018 - Trường THCS Trực Đạo
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường THCS Tân Phú
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường THCS Tống Văn Trân
- - Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Trường THCS Trung Kiên
- - Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường THCS Chu Văn An
- - Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Trường THCS Văn Đức
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018, Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường
- - Đề thi thử vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 9 năm 2020 - Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ
- - Đề thi thử vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Khánh Hoà