Trắc nghiệm bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu:...
- Câu 1 : Không thể dùng cụm chủ-vị để mở rộng thành phần câu nào ?
A. Chủ ngữ.
B. Bổ ngữ.
C. Hô ngữ.
D. Định ngữ.
- Câu 2 : Trong các câu sau, câu nào không phải là câu dùng cụm chủ-vị làm thành phần câu?
A. Mẹ về là một tin vui.
B. Tôi rất thích quyển truyện bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật.
C. Chúng tôi đã là xong bài tập mà thầy giáo cho về nhà.
D. Ông tôi đang ngồi đọc báo trên tràng kỉ, ở phòng khách.
- Câu 3 : Trong những cặp câu dưới đây, cặp câu nào không thể gộp lại thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu mà không thay đổi ý nghĩa của chúng?
A. Anh em vui vẻ, hoà thuận. Ông bà và cha mẹ rất vui lòng.
B. Chúng ta phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đất nước ta theo kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.
C. Mùa xuân đến. Mọi vật như có thêm sức sống mới.
D. Mẹ đi làm. Em đi học.
- Câu 4 : Cụm chủ vị trong câu "Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa"
A. Khí hậu nước ta ấm áp.
B. Ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
- Câu 5 : Câu nào không dùng cụm chủ - vị để mở rộng?
A. Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
B. Nhà văn Hoài Thanh khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích.
C. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu.
D. Cách mạng tháng Tám thành công đã khiến cho tiếng Việt có một bước phát triển mới, một số phận mới.
- Câu 6 : " Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn." Câu văn có dùng cụm C-V để mở rộng thành phần nào?
A. Chủ ngữ.
B. Vị ngữ.
C. Phụ ngữ trong cụm danh từ.
D. Phụ ngữ trong cụm động từ.
- Câu 7 : Cụm C – V được in đậm trong câu: “Con được bố tha thứ.” làm thành phần gì?
A. Chủ ngữ.
B. Vị ngữ.
C. Phụ ngữ trong cụm danh từ.
D. Phụ ngữ trong cụm động từ
- Câu 8 : Đoạn văn sau có sử dụng các cụm chủ-vị làm thành phần câu không?
Hằng ngày chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài, trước mắt chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ. Từ một ông lão già nua răng long tóc bạc, lẽ ra phải được sống trong sự chăm sóc đùm bọc của con cháu, thế mà ông lão ấy phải sống kiếp đời hành khất sống bằng của bố thí của kẻ qua đường, đến một đứa trẻ thơ, quá bé bỏng mà lại sống bằng cách đi nhặt từng mẩu bánh của người khác ăn dở, thay vì được cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ…
Những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót thương, và tìm cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo.
(Theo Lâm ngữ Đường, Tinh hoa sử thế)A. Không
B. Có
- - Đề thi giữa HKI môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018, Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
- - Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018 Phòng GD&ĐT Huyện Nghĩa Hưng
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018-2019, Trường THCS Mỹ Đức
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017-2018, Trường THCS Đồng Cương
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS & THPT Võ Nguyên Giáp
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Thăng Bình
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Phúc Chu
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 7 năm 2020 - Trường THCS Hà Huy Tập
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 7 năm 2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam
- - Đề kiểm tra giữa HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 7 - Trường THCS Nghi Sơn