Trắc nghiệm Địa lí 11 bài 9 Nhật Bản phần 1 có đáp...
- Câu 1 : Bạn hàng chủ yếu của Nhật Bản với các nước đang phát triển là
A. Các nước ASEAN
B. Các nước châu Phi
C. Các nước Mĩ Latinh
D. Các nước và lãnh thổ công nghiệp mới ở châu Á
- Câu 2 : Bạn hàng chủ yếu của Nhật Bản với các nước phát triển là
A. Hoa Kì và EU.
B. Hoa Kì và Anh.
C. Hoa Kì và Đức.
D. Hoa Kì và Pháp.
- Câu 3 : Bạn hàng của Nhật Bản là
A. các nước phát triển
B. các nước đang phát triển
C. các nước công nghiệp mới (NICs)
D. các nước phát triển và đang phát triển
- Câu 4 : Bạn hàng quan trọng nhất của Nhật Bản không phải là
A. Hoa Kì
B. Trung Quốc
C. Bra-xin
D. Ô-xtrây-li-a
- Câu 5 : Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do
A. Có nhiều bão, sóng thần
B. Có diện tích rộng nhất
C. Nằm ở vùng vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao
D. Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau
- Câu 6 : Biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là
A. sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
B. hằng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp.
C. giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
D. có tới 80% lao động hoạt động trong ngành công nghiệp.
- Câu 7 : Các đảo của Nhật Bản từ Nam lên Bắc là
A. Đảo Hôcaiđô, đảo Xicôcư, đảo Kiuxiu, đảo Hônsu.
B. Đảo Hônsu, đảo Kiuxiu, đảo Hôcaiđô, đảo Xicôcư.
C. Đảo Kiuxiu, đảo Xicôcư, đảo Hônsu, đảo Hôcaiđô.
D. Đảo Xicôcư, đảo Kiuxiu, đảo Hônsu, đảo Hôcaiđô.
- Câu 8 : Các đảo lớn của Nhật Bản xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam lần lượt là
A. Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu, Hôồ-cai-đô
B. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu
C. Xi-cô-cư, Hôn-su, Hôồ-cai-đô, Kiu-xiu
D. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư
- Câu 9 : Các hải cảng lớn của Nhật Bản là:
A. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ha-chi-nô-hê
B. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Na-ga-xa-ki
C. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca
D. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Cô-chi
- Câu 10 : Các hãng công nghiệp chế tạo nổi tiếng của Nhật Bản là
A. Mitsubisi, Toyota, Nissan, Honda, Su
B. Hitachi, Toshiba, Sony, Nipon, Electric
C. Toyota, Nissan, Honda, Hitachi, Toshiba
D. Nipon, Electric, Mitsubisi, Honda, Suzuki
- Câu 11 : Các hãng sản xuất điện tử nổi tiếng của Nhật Bản là
A. Toyota, Nissan, Electric
B. Toshiba, Mitsubisi, Sony
C. Hitachi, Toshiba, Sony
D. Nipon, Electric, Suzuki
- Câu 12 : Các loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể hơn cả của Nhật Bản là
A. Dầu mỏ và khí đốt
B. Sắt và mangan
C. Than đá và đồng
D. Bôxit và apatit
- Câu 13 : Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là:
A. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt
B. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt
C. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt
D. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt
- Câu 14 : Các trung tâm công nghiệp lớn tạo nên "chuỗi đô thị" ở đảo Hôn-su của Nhật Bản là
A. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Hachinôhê.
B. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Cô-bê, Tô-ya-ma.
C. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê.
D. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Nagaxaki, Cusirô.
- Câu 15 : Các trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng kinh tế Hôn-su?
A. Ô-xa-ca, Cô-bê, Xa-pô-rô
B. Ô-xa-ca, Cô-bê, Mu-rô-ran
C. Ô-xa-ca, Cô-bê, Ki-ô-tô
D. Ô-xa-ca, Cô-bê, Na-ga-xa-ki
- Câu 16 : Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo nào sau đây?
A. Hôn-su
B. Hô-cai-đô
C. Xi-cô-cư
D. Kiu-xiu
- Câu 17 : Các trung tâm công nghiệp Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Cô-bê nằm trên đảo nào?
A. Kiu-xiu.
B. Xi-cô-cư.
C. Hôn-su.
D. Hô-cai-đô.
- Câu 18 : Can-tô là đồng bằng lớn nhất ở Nhật Bản, nằm trên đảo
A. Hô-cai-đô
B. Hôn-su
C. Xi-cô-cư
D. Kiu-xiu
- Câu 19 : Cây trồng chính của Nhật Bản là
A. Lúa mì.
B. Chè.
C. Lúa gạo.
D. Thuốc lá.
- Câu 20 : Chăn nuôi ở Nhật Bản phát triển theo hình thức nào dưới đây?
A. Tự nhiên.
B. Bán tự nhiên.
C. Chuồng trại.
D. Trang trại.
- Câu 21 : Chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khâu của Nhật Bản là
A. công nghiệp dệt
B. công nghiệp xây dựng
C. công nghiệp chế tạo
D. công nghiệp sản xuất điện tử
- Câu 22 : Chiếm vị trí thứ hai trong cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản (năm 2005) là nhóm tuổi
A. nhóm dưới 15 tuổi
B. nhóm từ 15 - 64 tuổi
C. nhóm 65 tuổi trở lên
D. nhóm trẻ sơ sinh
- Câu 23 : Chính sách "duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng" của Nhật Bản nghĩa là
A. vừa phát triển các ngành then chốt, vừa phát triển các ngành phụ trợ.
B. vừa đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, vừa duy trì phát triển nông nghiệp.
C. vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.
D. vừa đầu tư phát triển kinh tế, vừa chú ý các vấn đề xã hội liên quan.
- Câu 24 : Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì
A. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm
B. Tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước
C. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào
D. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền
- Câu 25 : Công trình giao thông, công nghiệp của Nhật Bản chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm giá trị thu nhập công nghiệp
A. 20%
B. 30%
C. 40%
D. 50%
- Câu 26 : Đặc điểm dân số Nhật Bản là
A. Đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.
B. Dân số trung bình, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
C. Đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.
D. Dân sô trung bình, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.
- Câu 27 : Đặc điểm khí hậu ở phía bắc Nhật Bản là
A. cận cực hải dương
B. ôn đới gió mùa
C. cận nhiệt đới gió mùa
D. nhiệt đới gió mùa
- Câu 28 : Đặc điểm khí hậu ở phía nam Nhật Bản là
A. ôn đới hải dương
B. ôn đới gió mùa
C. Cộng đồng Nguyên tử cận nhiệt đới gió mùa
D. cận cực hải dương
- Câu 29 : Đặc điểm khí hậu phía bắc Nhật Bản là
A. thuộc đới khí hậu cận cực
B. mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão
C. mang tính chất cận nhiệt đới gió mùa
D. mùa đông kéo đài, lạnh và có nhiều tuyết
- Câu 30 : Đặc điểm khí hậu phía nam Nhật Bản là
A. có tính chất khí hậu ôn đới
B. mùa đông kéo dài, lạnh
C. mùa hạ không nóng
D. mùa hạ thường có mưa to và bão
- Câu 31 : Đặc điểm nào dưới đây không phải nguyên nhân làm nên giai đoạn "Thần kì Nhật Bản" của nền kinh tế?
A. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
B. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.
C. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.
D. Không chịu bất kì ảnh hưởng nào của thiên tai: động đất, sóng thần, bão, lũ,...
- Câu 32 : Đặc điểm nổi bật của sông ngòi Nhật Bản là
A. Ngắn, dốc.
B. Lưu vực sông rộng lớn.
C. Lưu lượng nước nhỏ.
D. Sông đều chảy ra biển.
- Câu 33 : Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là
A. Phát triển mạnh khai thác than và luyện thép.
B. Phát triển mạnh khai thác quặng đồng và luyện kim màu.
C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
D. Có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê.
- Câu 34 : Đặc điểm phân bố dân cư của Nhật Bản là
A. Phân bố không đồng đều, tập trung ở các thành phố ven biển phía Bắc.
B. Phân bố không đồng đều, tập trung ở các thành phố ven biển phía Nam.
C. Phân bố không đồng đều, tập trung ở các thành phố ven biển phía Tây.
D. Phân bố không đồng đều, tập trung ở các thành phố ven biển phía Đông.
- Câu 35 : Đặc tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm rất cao, coi trọng giáo dục, ý thức đổi mới của người lao động
A. là nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển.
B. đã tạo nên sự cách biệt của người Nhật với người dân các nước khác.
C. là trở ngại khi Nhật Bản hợp tác lao động với các nước khác.
D. có ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
- Câu 36 : Dẫn chứng nào chứng minh cho nhận xét: "Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản"?
A. Diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ.
B. Nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh.
C. Tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP hiện chỉ chiếm khoảng 1%.
D. Lúa gạo là cây trồng chính, chiếm 50% diện tích canh tác.
- Câu 37 : Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì
A. Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, gần các ngư trường lớn và cá là thực phẩm chính.
B. Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.
C. Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.
D. Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.
- Câu 38 : Đảo chiếm 61% tổng diện tích đất nước Nhật Bản là
A. Hô-cai-đô
B. Hôn-su
C. Xi-cô-cư
D. Kiu-xiu
- Câu 39 : Đảo Hôn-su chiếm bao nhiêu phần trăm tổng diện tích của Nhật Bản
A. 43%
B. 52%
C. 61%
D. 70%
- Câu 40 : Đảo lớn nhất ở Nhật Bản là
A. Xi-cô-cư
B. Hô-cai-đô
C. Hôn-sư
D. Kiu-xiu
- Câu 41 : Đảo nằm ở phía bắc của Nhật Bản là
A. Hôn-su
B. Hô-cai-đô
C. Xi-cô-cư
D. Kiu-xiu
- Câu 42 : Đảo nào ở Nhật Bản có số lượng trung tâm công nghiệp ít nhất?
A. Hônsu.
B. Hôcaiđô.
C. Kiuxiu.
D. Xicôcư.
- Câu 43 : Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp?
A. Hôn-su
B. Hô-cai-đô
C. Xi-cô-cư
D. Kiu-xiu
- Câu 44 : Đất nước Nhật Bản gồm mấy đảo lớn
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
- Câu 45 : Dệt là ngành khởi nguồn của công nghiệp Nhật Bản ở
A. thế kỉ XVII
B. thế ki XVIII
C. thế ki XIX
D. thế ki XX
- Câu 46 : Địa hình đồi núi chiếm hơn bao nhiêu phần trăm diện tích lãnh thổ Nhật Bản
A. 60%
B. 70%
C. 80%
D. 90%
- Câu 47 : Điểm nào sau đây không đúng với ngành hải sản của Nhật Bản?
A. Tôm, cua, cá thu, cá ngừ là các sản phẩm đánh bắt chính.
B. Nghề nuôi trồng hải sản không được chú trọng phát triển.
C. Sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm cao.
D. Ngư trường ngày nay bị thu hẹp so với trước đây.
- Câu 48 : Diện tích của Nhật Bản là
A. 269 nghìn km2
B. 378 nghìn km2
C. 487 nghìn km2
D. 596 nghìn km2
- Câu 49 : Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do
A. diện tích dành cho trồng chè, thuốc lá, dâu tằm tăng lên.
B. một phần diện tích trồng lúa dành cho quần cư.
C. mức tiêu thụ gạo trên đầu người giảm và năng suất lúa ngày càng cao.
D. Nhật Bản có xu hướng nhập khẩu gạo từ bên ngoài.
- Câu 50 : Do thiếu đất, nên người Nhật canh tác cả trên những vùng đất có độ dốc tới (đơn vị: độ)
A. 15
B. 25
C. 35
D. 45
- Câu 51 : Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho Nhật Bản phát triển ngành
A. du lịch sinh thái biển.
B. giao thông vận tải biển.
C. khai thác khoáng sản biển.
D. nuôi trồng hải sản.
- Câu 52 : Eo biển nào dưới đây không thuộc Nhật Bản?
A. Eo Canmôn.
B. Eo Ôxumi.
C. Eo Malacca.
D. Eo Chugaru.
- Câu 53 : Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng hàng thứ mấy thế giới
A. Thứ nhất
B. Thứ hai
C. Thứ ba
D. Thứ tư
- Câu 54 : Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau
A. LB Nga
B. CHLB Đức
C. Hoa Kì
D. Trung Quốc
- Câu 55 : Giai đoạn nào của nền kinh tế Nhật Bản được coi là "Thần kì Nhật Bản"?
A. 1973-1974.
B. Trước 1952.
C. 1991 đến nay.
D. 1952-1973.
- Câu 56 : Hai ngành nào dưới đây có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ Nhật Bản?
A. Thương mại và giao thông.
B. Thương mại và tài chính.
C. Tài chính và du lịch.
D. Du lịch và giao thông.
- Câu 57 : Hạn chế chủ yếu nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
A. bờ biển dài, nhiều vũng vịnh.
B. khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam.
C. nghèo khoáng sản.
D. nhiều đảo lớn, nhỏ nhưng nằm cách xa nhau.
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sự tương quan về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Địa lý 11
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 4 Thực hành Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 5 Một số vấn đề của châu lục và khu vực
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 6 Hợp chủng quốc Hoa Kì
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 7 Liên minh châu Âu
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 8 Liên bang Nga
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Ôn tập phần A
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á