30 bài tập Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta mức độ...
- Câu 1 : Cây rau màu ôn đới được trồng ở đồng bằng sông Hồng vào vụ:
A Đông.
B Hè thu.
C Mùa.
D Xuân hè.
- Câu 2 : Vùng cực Nam Trung Bộ chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thể hiện:
A Sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.
B Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
C Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
D Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
- Câu 3 : Sự chuyển dịch cơ cấu mùa vụ ở nước ta nhằm mục đích chính là để
A thích ứng với các biến động của thị trường trong và ngoài nước.
B mở rộng diện tích gieo trồng lúa và diện tích cây ăn quả.
C thích ứng với các điều kiện tự nhiên và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
D khả năng xen canh các loại cây trồng ngắn ngày khác trên đất lúa.
- Câu 4 : Biểu hiện của tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh các hoạt động vận tải là:
A Su hào, súp lơ được trồng vào vụ đông ở Đồng bằng sông Hồng
B Thanh long, nho được trồng nhiều hơn ở Ninh Thuận
C Vào mùa đông, Bắc Bộ vẫn có nhãn, xoài do vận chuyển từ Nam Bộ ra
D Hoa được trồng nhiều ở Đà Lạt
- Câu 5 : Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới đã góp phần
A Phát huy thế mạnh nông nghiệp nhiệt đới
B Khai thác tốt hơn tính mùa vụ
C Thay đổi cơ cấu mùa vụ
D Phân bố lại cơ cấu cây trồng
- Câu 6 : Chăn nuôi cừu trở thành thế mạnh của Ninh Thuận, Bình Thuận nhờ
A Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu
B Phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp
C Khắc phục được tình trạng mùa khô kéo dài
D Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn
- Câu 7 : Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay chủ yếu nhằm
A thúc đẩy phân công lao động xã hội.
B mở rộng thị trường trong và ngoài nước
C phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
D giảm tỉ lệ thiếu việc các vùng nông thôn nước ta
- Câu 8 : Ở nước ta điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp hàng hóa chưa có ở
A khắp mọi nơi.
B các vùng gần trục giao thông.
C vùng cổ truyền thống sản xuất hàng hóa.
D các thành phố lớn.
- Câu 9 : Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, để sản xuất nông nghiệp ổn định thì nhiệm vụ quan trọng là luôn phải
A phòng chống thiên tai, sâu bệnh, dịch hại.
B phát triển các nhà máy chế biến gần với vùng sản xuất.
C sử dụng nhiều loại phân bón và thuốc trừ sâu.
D có các chính sách phát triển nông nghiệp đúng đắn.
- Câu 10 : Có sự khác nhau trong cơ cấu mùa vụ giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là do
A khác nhau kinh nghiệm sản xuất.
B phân hóa đất trồng.
C khí hậu phân hóa theo mùa.
D khí hậu phân hóa Bắc - Nam.
- Câu 11 : Biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch ở nước ta là
A đầu tư công nghệ chế biến và bảo quản.
B đẩy mạnh cơ giới hóa khâu sản xuất.
C nâng cao năng suất các loại nông sản.
D sử dụng các hóa phẩm bảo vệ nông sản.
- Câu 12 : Đặc điểm cơ bản nhất của nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa ở nước ta hiện nay là
A đang xóa dần kiểu sản xuất nhỏ manh mún.
B đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa.
C ngày càng sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.
D người nông dân ngày càng quan tâm đến yếu tố thị trường.
- Câu 13 : Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn không phải nhờ vào việc:
A đẩy mạnh hoạt động giao thông vận tải
B áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến
C sử dụng ngày càng nhiều công nghệ bảo quản
D tăng cường sản xuất chuyên môn hóa
- Câu 14 : Để hạn chế tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp , nhiệm vụ quan trọng là phòng chống:
A Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh
B Dịch bệnh, động đất, sâu bệnh
C Sâu bệnh, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh
D Dịch bệnh, lũ quét, sâu bệnh
- Câu 15 : Phương hướng quan trọng nhất để phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta hiện nay là
A mở rộng thị trường trong nước.
B đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
C đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
D phân bố lại cây trồng, vật nuôi.
- Câu 16 : Để hạn chế tác hại của thiên tại sâu bệnh, hướng đến một nền nông nghiệp sạch và bền vững ở nước ta, biện pháp hợp lí nhất là
A điều chỉnh thời vụ gieo trồng thích hợp
B cung cấp đủ lượng nước tưới.
C kịp thời sử dụng hóa chất trừ sâu, diệt cỏ.
D chọn lựa các giống cây trồng ngắn ngày
- Câu 17 : Biện pháp quan trọng nhất để tăng sản lượng lương thực trong điều kiện đất nông nghiệp có hạn ở nước ta là
A đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
B trồng nhiều cây hoa mầu.
C khai hoang mở rộng diện tích.
D phát triển mô hình vườn - ao - chuồng (V.A.C).
- Câu 18 : Các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có cả sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt là
A Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
B Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.
C Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
D Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Câu 19 : Giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng là
A chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
B phát triển các cây đặc sản có giá trị kinh tế.
C đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.
D khai hoang mở rộng diện tích.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)