Trắc nghiệm: Muốn làm thằng cuội có đáp án !!
- Câu 1 : Tên thật của Tản Đà là gì?
A. Nguyễn Tản Đà
B. Nguyễn Tản Hiếu
C. Nguyễn Khắc Hiếu
D. Nguyễn Khắc Đà
- Câu 2 : Quê của Tản Đà ở đâu?
A. Ninh Bình
B. Hà Nội
C. Hải Dương
D. Hải Phong
- Câu 3 : Tản Đà sáng tác chủ yếu vào thời kì nào?
A. Cuối thế kỉ XIX
B. Đầu thế kỉ XX
C. Giữa thế kỉ XX
D. Cuối thế kỉ XX
- Câu 4 : Nhận xét nào sau đây đúng với những sáng tác thơ của Tản Đà?
A. Có thể xem thơ Tản Đà như một gạch nối giữa nền thơ cổ điển và nền thơ hiện đại Việt Nam.
B. Có thể xem thơ Tản Đà như một gạch nối giữa hai thời kì của nền thơ cổ điển Việt Nam.
C. Có thể xem thơ Tản Đà như một gạch nối giữa các thời kì của nền thơ cổ điển Việt Nam.
D. Có thể xem thơ Tản Đà như những sáng tác đặc sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam.
- Câu 5 : Muốn làm thằng Cuội được trích ra từ tập thơ nào?
A. Khối tình con I
B. Khối tình con II
C. Giấc mộng con I
D. Giấc mộng con II
- Câu 6 : Thể thơ của Muốn làm thằng Cuội là gì?
A. Tự do
B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú
D. Ngũ ngôn
- Câu 7 : Thể thơ của Muốn làm thằng Cuội cho chúng ta thấy điều gì?
A. Xu hướng muốn thoát li, xa lánh chốn bụi trần của nhà thơ.
B. Lòng yêu đời, yêu cuộc sống của nhà thơ.
C. Sự đùa cợt của nhà thơ trước thực trạng cuộc sống lúc bấy giờ.
D. Xu hướng nhập cuộc, muốn cống hiến tài năng cho đất nước.
- Câu 8 : Nội dung chủ yếu của bài thơ là gì?
A. Bài thơ là lời tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với xã hội tầm thường, buồn tẻ, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng và vui cùng mây gió.
B. Bài thơ là lời tâm sự của một con người muốn chế giễu thực trạng cuộc sống lúc bấy giờ, mong thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng và vui cùng mây gió.
C. Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu cuộc sống của nhà thơ, không muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng và vui cùng mây gió.
D. Cả A, B, C đều sai.
- Câu 9 : Ý nào nói đúng nhất tâm trạng của tác giả được bộc lộ ở hai câu thơ đầu bài thơ?
A. Buồn vì đêm lạnh.
B. Buồn vì nghèo khổ.
C. Buồn chán trần thế.
D. Buồn chán bản thân mình.
- Câu 10 : Theo em, do đâu mà tác giả có tâm trạng đó?
A. Do nỗi ưu thời mẫn thế trước sự tồn vong của đất nước, dân tộc
B. Do nỗi đau nhân tình thế thái.
C. Do nỗi cô đơn, bế tắc của cá nhân nhà thơ.
D. Cả ba nội dung trên.
- Câu 11 : Qua các câu thơ 3, 4, 5, 6, chúng ta thấy được nét tính cách “ngông” của con người nhà thơ.
A. Đúng
B. Sai
- Câu 12 : Theo em, “ngông” ở đây có nghĩa là gì?
A. Làm những điều trái với lẽ thường, khác với mọi người.
B. Làm những việc hợp với lẽ thường, với mọi người.
C. Làm những việc phi thường, ít người làm được.
D. Cả ba ý kiến trên.
- Câu 13 : Nội dung của “Cung quế đã ai ngồi đó chửa?/Cành đa xin chị nhắc lên chơi.” là gì?
A. Nói lên việc làm phi thường của Tản Đà.
B. Nói lên nỗi buồn chán của Tản Đà.
C. Là câu hỏi thăm dò và lời đề nghị của tác giả với chị Hằng.
D. Cả ba đáp án đều sai.
- Câu 14 : Hai câu thơ “Có bầu có bạn can chi tủi,/Cùng gió, cùng mây thế mới vui.” bộc lộ tính cách “ngông” và...?
A. Tính ham chơi.
B. Tính ảo tưởng.
C. Tính thích phiêu lưu.
D. Cốt cách đa tình.
- Câu 15 : Dòng nào nói đúng nhất nội dung của hai câu thơ cuối bài?
A. Những nét tính cách độc đáo của con người Tản Đà.
B. Sự bay bổng và lãng mạn của tác giả khi cảm nhận về cuộc sống.
C. Mong muốn được thoát li cuộc sống trần thế của tác giả.
D. Nói lên mơ ước về tương lai, muốn được ở cung trăng mãi mãi.
- Câu 16 : Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của tiếng cười được thể hiện ở câu thơ cuối bài?
A. Cười thỏa mãn vì đã đạt được khát vọng thoát li mãnh liệt, đã xa lánh hẳn được cõi trần bụi bặm.
B. Cười mỉa mai, khinh bỉ cõi trần gian giờ đây chỉ còn là nơi bé nhỏ.
C. Cười hạnh phúc vì mình đã được sánh vai cùng chị Hằng.
D. Kết hợp cả A và B.
- Câu 17 : Nhận định nào không nói lên đặc sắc về mặt nghệ thuật của bài thơ?
A. Nguồn cảm xúc mãnh liệt, dồi dào, vừa phóng túng, bay bổng lại vừa sâu sắc, thiết tha của nhà thơ được biểu hiện một cách tự nhiên, thoải mái.
B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật đặc sắc và độc đáo.
C. Lời lẽ của bài thơ giản dị, trong sáng, không ước lệ, cầu kì nhưng vẫn mượt mà, ý nhị, giàu sức biểu cảm và đa dạng trong giọng điệu.
D. Sức tưởng tượng phong phú, táo bạo của nhà thơ đã tạo nên một giấc mộng kì thú với những chi tiết gợi cảm và bất ngờ, độc đáo.
E. Bài thơ đã phần nào thoát ra khỏi sự gò bó, khuôn sáo, công thức của thể thơ này và đạt tới sự phóng túng, tự do.
- Câu 18 : Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ "ngông". Em hiểu "ngông" nghĩa là gì?
- Câu 19 : Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?
- Câu 20 : Theo em những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ?
- Câu 21 : Nhận xét phép đối trong hai câu 3-4 và 5-6 của bài thơ.
- Câu 22 : So sánh ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ này với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
- Câu 23 : Hai câu thơ đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em, vì sao Tản Đà lại có tâm trạng chán trần thế?
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018-2019, Trường THCS Nghĩa Bình
- - Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018-2019, Trường THCS Giao Tân
- - Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018 Phòng GD&ĐT Văn Bàn
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Thịnh
- - Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Tường
- - Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 8 năm 2019 - Phòng GD&ĐT Việt Trì
- - Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Mai Thuỷ
- - Đề thi HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Mai Hùng