Đề thi thử THPT QG môn Sinh lần 3 năm 2019 - Trườn...
- Câu 1 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giới hạn sinh thái?
A. Sinh vật sống được ngoài khoảng giới hạn sinh thái khi gặp điều kiện thuận lợi
B. Trong khoảng chống chịu, nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật
C. Giới hạn sinh thái chỉ đúng với các nhân tố vô sinh
D. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của nhiều nhân tố thái mà ở đó sinh vật phát triển ổn định theo thời gian
- Câu 2 : Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong. Giải thích nào sau đây không đúng về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên?
A. Xác suất gặp nhau giữa các cá thể đực, cái trong mùa sinh sản giảm
B. Xảy ra hiện tượng giao phối gần dẫn đến các gen lặn có hại biểu hiện
C. Giảm hiệu quả nhóm
D. Các cá thể không kiếm đủ thức ăn
- Câu 3 : Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ thành phần chủ yếu gồm
A. ARN và pôlipeptit
B. lipit và pôlisaccarit
C. ARN và prôtêin loại histon
D. ADN và prôtêin loại histon
- Câu 4 : Cho các thành tựu sau:Tạo chủng vi khuẩn E. Coli sản xuất insulin người.
A. (1), (3), (5), (7)
B. (3), (4), (5), (7)
C. (2), (4), (6)
D. (1), (2), (4), (5).
- Câu 5 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bằng chứng sinh học phân tử?
A. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào
B. Mã di truyền ở các loài khác nhau là khác nhau
C. Tất cả các sinh vật đều có ADN giống nhau về số lượng các nuclêôtit
D. Axit nucleic và protein của mỗi loài đều có các đơn phân giống nhau
- Câu 6 : Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại ở kỳ
A. sau
B. đầu
C. giữa
D. cuối
- Câu 7 : Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ cho cơ thể thực vật tiết ra
A. Chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây
B. Có tác dụng kháng bệnh cho cây
C. Có tác dụng điều hòa hoạt động của cây
D. Chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây
- Câu 8 : Phát biểu nào sau đây không đúng?Sinh vật nhân thực, phân tử ADN bền vững hơn phân tử mARN vì
A. ADN liên kết với prôtêin nên được bảo vệ tốt hơn
B. ADN chứa nhiều đơn phân hơn mARN
C. ADN nằm trong nhân, còn mARN nằm chủ yếu trong tế bào chất nên chịu tác động của enzim phân hủy
D. ADN có 2 mạch còn mARN chỉ có 1 mạch
- Câu 9 : Quần thể nào dưới đây có cấu trúc di truyền đạt trạng thái cân bằng?QT 1: 1AA; QT 2: 0,5AA : 0,5Aa; QT 3: 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa; QT 4: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.
A. 1 và 2
B. 1 và 4
C. 1 và 3
D. 2,3 và 4
- Câu 10 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ổ sinh thái?
A. Ổ sinh thái biểu hiện cách sống của loài đó
B. Nơi ở là ổ sinh thái của sinh vật
C. Sinh vật chỉ có thể tồn tại và phát triển ổn định trong ổ sinh thái
D. Hai loài trùng ổ sinh thái về dinh dưỡng sẽ dẫn đến cạnh tranh
- Câu 11 : Gen B có 250 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1530, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b ít hơn gen B một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b là:
A. G = X = 610; A = T = 390
B. G = X = 251; A = T = 389
C. G = X = 250; A = T = 390
D. G = X = 249; A = T = 391
- Câu 12 : Ở cơ thể đực của một loài động vật có kiểu gen aBAb , khi theo dõi 1000 tế bào sinh tinh trong điều kiện thí nghiệm, người ta phát hiện co 900 tế bào xảy ra hoán vị gen giữa B và b. Tính theo lí thuyết, tần số hoán vị gen bằng
A. 10%
B. 30%
C. 45%
D. 20%
- Câu 13 : Cho các phát biểu sau về kích thước quần thề.I. Được tính bằng số lượng hoặc khối lượng hoặc năng lượng của tất cả các cá thể trong quần thể.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 14 : Trong các nhân tố vô sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, nhân tố nào sau đây ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất?
A. Nhân tố khí hậu
B. Các chất hữu cơ
C. Các chất vô cơ
D. Mật độ cá thể
- Câu 15 : Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy đinh hoa vàng, thế hệ ban đầu có 1 cây hoa đỏ (Aa) và 2 cây hoa vàng (aa). Cho 3 cây trên tự thụ phấn liên tục qua 3 thế hệ, sau đó cho ngẫu phối ở thế hệ thứ 4. Theo lý thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ thứ 4 là
A. 31,6% đỏ : 69,4% vàng
B. 66.5% đỏ :33,5% vàng
C. 33,5% đỏ : 66,5% vàng
D. 70% đỏ : 30% vàng
- Câu 16 : Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi
A. điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
B. điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
C. các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất
D. điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
- Câu 17 : Các hệ quả rút ra từ nguyên tắc bổ sung là A = T, G = X, = 1.Trong ADN, tổng hai loại nuclêôtit có kích thước lớn (A, G) luôn luôn bằn tổng hai loại nuclêôtit có kích thước nhỏ (T, X). Biết trình tự nuclêôtit của mạch này ta suy ra trình tự nuclêôtit của mạch kia A = G, T = X, = 1Phương án đúng là
A. 1, 2, 3
B. 1
C. 1,2
D. 1, 2, 3, 4
- Câu 18 : Ở một loài thú, lai con cái lông đen với con đực lông trắng, thu được F1 100% con lông đen. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2 gồm 9 lông đen : 7 lông trắng. Trong đó lông trắng mang toàn gen lặn chỉ có ở con đực. Cho các con lông đen ở F2 giao phối với nhau thì tỉ lệ lông đen thu được ở F3 là bao nhiêu ? Biết giảm phân thụ tinh xảy ra bình thường và không có đột biến.
A. \(\frac{3}{{16}}\)
B. \(\frac{9}{{16}}\)
C. \(\frac{1}{{32}}\)
D. \(\frac{7}{9}\)
- Câu 19 : Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là
A. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN
B. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN
C. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN
D. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục
- Câu 20 : Hai quần thể thuộc cùng một loài chỉ trở thành hai loài mới nếu chúng
A. sống ở các sinh cảnh khác nhau
B. trở nên cách li sinh sản với nhau
C. không giao phối với nhau
D. có hình thái hoàn toàn khác nhau
- Câu 21 : Ở một loài thực vật, alen A quy định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Giao phấn giữa một cây quả vàng với một cây quả đỏ. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con F1 là
A. 100% quả vàng
B. 100% quả đỏ hoặc 1 quả đỏ : 1 quả vàng
C. 75% quả đỏ: 25% quả vàng hoặc 1 quả đỏ : 1 quả vàng
D. 75% quả đỏ: 25% quả vàng
- Câu 22 : Một phân tử mARN của sinh vật nhân sơ gồm 7 loại bộ ba mã sao với số lượng từng loại như sau: 1GUG, 1UAG, 40XAX, 60XXA, 68GXG, 150AUU, 180GXA. Gen đã tổng hợp mARN ở trên chứa từng loại nuclêôtit là:
A. A = T = 573; G = X = 767
B. A = T = 733; G = X = 767
C. A = T = 733; G = X = 777
D. A = T = 533; G = X = 767
- Câu 23 : Xét các ngành thực vật sau:(1) Hạt trần (2) Rêu (3) Quyết (4) Hạt kín
A. (2) và (3)
B. (3) và (4)
C. (1) và (4)
D. (1) và (2)
- Câu 24 : Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Theo lý thuyết, trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen đồng hợp là
A. 0,57
B. 0,16
C. 0,75
D. 0,25
- Câu 25 : Xét các tập tính sau :I. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại
A. (3) và (5)
B. (2) và (5)
C. (3) và (4)
D. (4) và (5)
- Câu 26 : Cho các nhân tố sau:I. Giao phối không ngẫu nhiên. II. Chọn lọc tự nhiên.
A. III và IV.
B. II và IV.
C. I và IV.
D. II và III.
- Câu 27 : Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen dị hợp, trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu rối loạn phân li xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể thường số 1 trong lần giảm phân thứ nhất ở một số tế bào sinh tinh thì khi các ruồi đực có kiểu gen khác nhau về các gen đang xét giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?
A. 336
B. 192
C. 144
D. 128
- Câu 28 : Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định
A. \(\frac{7}{{15}}\)
B. \(\frac{3}{5}\)
C. \(\frac{{29}}{{30}}\)
D. \(\frac{4}{9}\)
- Câu 29 : Cho các phát biểu sau đây về các cơ chế cách li và quá trình hình thành loàiI. Hình thành loài bằng con đường sinh thái không cần thiết phải có sự tham gia của cách li địa lý.
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen