Đề ôn tập về Địa lí Việt Nam môn Địa lí 8 năm 2021
- Câu 1 : Nước nào sau đây không có chung biên giới trên đất liền với Việt Nam?
A. Trung Quốc.
B. Lào
C. Cam-pu-chia.
D. Thái Lan.
- Câu 2 : Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta được triển khai từ năm nào?
A. 1985
B. 1986
C. 1987
D. 1988
- Câu 3 : Lãnh thổ Việt Nam gồm mấy bộ phận?
A. Phần đất liền
B. Các đảo và vùng biển
C. Vùng trời
D. Cả 3 ý A,B,C.
- Câu 4 : Việt Nam gắn với châu lục và đại dương nào?
A. Châu Á và Ấn Độ Dương.
B. Châu Á và Thái Bình Dương.
C. Châu Đại Dương và Ấn Độ Dương.
D. Châu Đại Dương và Thái Bình Dương.
- Câu 5 : Dựa vào bảng 22. 1. cho biết tỉ trọng ngành kinh tế nào có xu hương giảm dần?Bảng 22.1. Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và năm 2000 (đơn vị %)
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp
C. Dịch vụ.
D. Tất cả đều sai.
- Câu 6 : Để làm giàu thêm vốn hiểu biết về địa lí ngoài việc đọc kĩ, hiểu và làm tốt bài tập trong sách giáo khoa, các em cần phải:
A. Sinh hoạt tập thể ngoài trời.
B. Khảo sát thực tế.
C. Tham quan, du lịch.
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 7 : Xây dựng lại đất nước, nhân dân ta có xuất phát điểm như thế nào?
A. Rất thấp
B. thấp
C. cao
D. rất cao
- Câu 8 : Những thành tựu nào không đúng trong sản xuất nông nghiệp mà Việt Nam đạt được sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế?
A. Sản xuất nông nghiệp lên tục phát triển.
B. Sản xuất lương thực tăng cao, đảm bảo vững chắc vấn đề an ninh lương thực.
C. Sản xuất lương thực tăng cao, hiện nay sản lượng lương thực nước ta đứng thứ 2 trên thế giới.
D. Một số nông sản xuất khẩu chủ lực: gạo, cà phê, cao su, chè, điều và hải sản.
- Câu 9 : Cơ cấu kinh tế của Việt Nam thay đổi như thế nào sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế?
A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.
B. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP.
C. Tăng tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp giảm tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
D. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
- Câu 10 : Mục tiêu chiến lược 20 năm 2001-2020 của nước ta là gì?
A. Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
B. Đến năm 2020 nước ta phải đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân.
C. Đến năm 2020 nước ta phải phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: nguyên tử, hàng không vũ trụ, …
D. Đến năm 2020, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu.
- Câu 11 : Để học tốt môn Địa lí Việt Nam, các em cần làm gì?
A. Học thuộc tất cả các kiến thức trong SGK.
B. Làm tất cả các bài tập trong SGK và sách bài tập
C. Học thuộc tất cả các kiến thức và làm tất cả các bài tập trong SGK và sách bài tập
D. Ngoài học và làm tốt các bài tập trong sách cần sưu tầm các tài liệu, khảo sát thực tế, du lịch,…
- Câu 12 : Trong cơ cấu GDP của nước ta (bảng 22.1) năm 1990 và năm 2000, ngành có tỉ trọng tăng dần là gì?
A. Nông nghiệp, công nghiệp
B. Công nghiệp, dịch vụ.
C. Nông nghiệp, dịch vụ
D. Tất cả đều sai.
- Câu 13 : Cơ cấu kinh tế của nước ta ngày càng cân đối, hợp lí hơn theo hướng gì?
A. Kinh tế thị trường.
B. Định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Tiến dần tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 14 : Mục tiêu tổng quát trong chiến lược năm 2001-2010 của nước ta là gì?
A. Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
B. Trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
C. Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân.
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 15 : Diện tích tự nhiên, bao gồm cả phần đất liền và hải đảo của nước ta rộng bao nhiêu?
A. 330.221 km2
B. 303.221 km2
C. 331.212 km2
D. 332.121 km2
- Câu 16 : Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta (23023’B) thuộc tỉnh thành nào?
A. Điện Biên
B. Hà Giang
C. Khánh Hòa
D. Cà Mau
- Câu 17 : Điểm cực Nam phần đất liền của nước ta (8034’B) thuộc tỉnh thành nào?
A. Kiên Giang
B. Bến Tre
C. Điện Biên
D. Cà Mau
- Câu 18 : Điểm cực Đông phần đất liền của nước ta (109024’Đ) thuộc tỉnh thành nào?
A. Điện Biên
B. Hà Giang
C. Khánh Hòa
D. Cà Mau
- Câu 19 : Phần biển Đông thuộc Việt Nam có diện tích khoảng bao nhiêu?
A. 300 nghìn km2
B. 500 nghìn km2
C. 1 triệu km2
D. 2 triệu km2
- Câu 20 : Đặc điểm của vị trí của Việt Nam về mặt tự nhiên là gì?
A. Nằm trên tuyến đường hàng hải, hàng không quan trọng của thế giới.
B. Nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đây là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất trên thế giới.
C. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
D. Nằm trên các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á
- Câu 21 : Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh thành nào?
A. Thừa Thiên Huế
B. Đà Nẵng
C. Quảng Nam
D. Quảng Ngãi
- Câu 22 : Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ?
A. 14
B. 15
C. 16
D. 17
- Câu 23 : Phần đất liền từ tây sang đông rộng bao nhiêu kinh độ?
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
- Câu 24 : Quần đảo xa nhất về phía đông nước ta là gì?
A. Hoàng Sa.
B. Trường Sa.
C. Côn Đảo.
D. Phú Quý
- Câu 25 : Phần đất liền của nước theo chiều Bắc Nam kéo dài bao nhiêu km?
A. 1600
B. 1650
C. 1680
D. 1750
- Câu 26 : Nơi hẹp nhất gần 50km của phần đất liền thuộc tỉnh nào?
A. Quảng Bình.
B. Thừa Thiên Huế.
C. Đà Nẵng.
D. Quảng Ngãi.
- Câu 27 : Đảo nào lớn nhất ở nước ta ?
A. Bạch Long
B. Côn Đảo
C. Phú Quốc.
D. Thổ Chu
- Câu 28 : Hình dạng lãnh thổ nước ta thuận lợi phát triển loại hình giao thông vận tải nào?
A. Đường bộ
B. Đường biển
C. Đường hàng không
D. Tất cả đều đúng
- Câu 29 : Vị trí địa lí và lãnh thổ nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội, nhưng vẫn phải luôn chú ý điều gì?
A. Phòng chống thiên tai
B. Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ
C. Giữ gìn vùng trời, vùng biển và các hải đảo.
D. Tất cả đều đúng
- Câu 30 : Các nước Đông Nam Á có phần biển chung với Việt Nam là nước nào?
A. Trung Quôc, Phi-lip-pin, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.
B. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Mi-an-ma, Cam-pu-chia, Trung Quốc.
C. Campuchia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xi-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pi. Trung Quốc
D. Mi-an-ma, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.
- Câu 31 : Đặc điểm nào không đúng khi nói về biển Đông?
A. KÍn
B. Đứng thứ 3 trong các biển thuộc Thái Bình Dương.
C. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.
D. Là vùng biển nằm trong đới khí hậu ôn đới
- Câu 32 : Vùng biển của Việt Nam là một phần của biển nào?
A. Biển Hoa Đông
B. Biển Đông
C. Biển Xu-Lu
D. Biển Gia-va
- Câu 33 : Vùng biển của Việt Nam nằm trong khí hậu nào?
A. ôn đới gió mùa
B. cận nhiệt gió mùa
C. nhiệt đới gió mùa
D. xích đạo
- Câu 34 : Vùng biển của Việt Nam không giáp với vùng biển của nước nào?
A. Trung Quốc
B. Phi-lip-pin
C. Đông Ti mo
D. Ma-lai-xi-a
- Câu 35 : Chế độ gió trên biển Đông có đặc điểm gì?
A. Quanh năm chung 1 chế độ gió.
B. Mùa đông gió có hướng đông bắc; mùa hạ có hướng tây nam khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam.
C. Mùa đông gió có hướng tây nam; mùa hạ có hướng đông bắc khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam.
D. Mùa đông gió có hướng tây nam; mùa hạ có hướng nam.
- Câu 36 : Chế độ nhiệt trên biển Đông có đặc điểm gì?
A. Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ.
B. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ.
C. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn.
D. Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn.
- Câu 37 : Phần biển Việt Nam nằm trong biển Đông có diện tích là bao nhiêu km2?
A. 1 triệu km2
B. 1.2 triệu km2.
C. 1.4 triệu km2.
D. 1.6 triệu km2.
- Câu 38 : Trên biển Đông gió hướng nào chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4?
A. Gió đông nam
B. Gió đông bắc.
C. Gió tây nam.
D. Gió hướng nam
- Câu 39 : Chế độ nhiệt vào mùa đông ở biển có đặc điểm gì?
A. Thường ấm hơn đất liền
B. Lạnh hơn đất liền
C. Không thay đổi.
D. Tất cả đều sai.
- Câu 40 : Chế độ mưa ở biển so với đất liền có đặc điểm gì?
A. Lượng mưa trên biển thường nhiều hơn đất liền.
B. Lượng mưa trên biển thường ít hơn đất liền.
C. Lượng mưa trên biển tương đương với đất liền.
D. Tất cả đều sai.
- Câu 41 : Độ muối trung bình của biển đông khoảng bao nhiêu?
A. 30-33‰.
B. 30-35‰.
C. 33-35‰.
D. 33-38‰.
- Câu 42 : Thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta là gì?
A. lũ lụt
B. hạn hán
C. bão nhiệt đới
D. núi lửa
- Câu 43 : Khoáng sản ở vùng biển Việt Nam là gì?
A. than đá
B. sắt
C. thiếc
D. dầu khí
- Câu 44 : Tài nguyên và môi trường vùng biển Việt Nam hiện nay có đặc điểm gì?
A. Một số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm.
B. Các hoạt động khai thác dầu khí không ảnh hưởng đến môi trường vùng biển
C. Môi trường vùng biển Việt Nam rất trong lành.
D. Các hoạt động du lịch biển không gây ô môi trường vùng biển.
- Câu 45 : Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam chia làm bao nhiêu giai đoạn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 46 : Ba giai đoạn lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam là gì?
A. Giai đoạn Tiền Cambri, giai đoạn hậu Cambri, giai đoạn cổ kiến tạo
B. Giai đoạn Tiền Cambri, giai đoạn cổ kiến tạo, giai đoạn Tân kiến tạo
C. Giai đoạn Nguyên sinh, giai đoạn cổ sinh, giai đoạn Tân sinh.
D. Giai đoạn cổ sinh, giai đoạn Trung sinh, giai đoạn Tân sinh.
- Câu 47 : Các mảng nền cổ giai đoạn Tiền Cambri ở lãnh thổ nước ta là gì?
A. Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã, khối nhô Kon Tum.
B. Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, cánh cung Bắc Trường Sơn, khôi nhô Kon Tum.
C. Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, cánh cung núi sông Mã, khôi nhô Kon Tum.
D. Vòm sông Chảy, Bạch Mã, cánh cung Bắc Trường Sơn
- Câu 48 : Dựa vào hình 25.1, cho biết vào giai đoạn Tiền Cambri các loài sinh vật như thế nào?
A. Còn rất ít và đơn giản.
B. Phát triển mạnh
C. Phát triển phong phú và hoàn thiện.
D. Có sự phát triển của động vật có xương sống
- Câu 49 : Giai đoạn Tiền Cambri nước ta có những mảng nền nào?
A. Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn.
B. Sông Mã, Pu Hoạt
C. Kon Tum.
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 50 : Ở nước ta, vận động Tân kiến tạo (Hi-ma-lay-a) diễn ra cách đây khoảng bao nhiêu năm?
A. 15 triệu năm
B. 20 triệu năm
C. 25 triệu năm
D. 30 triệu năm
- Câu 51 : Giai đoạn nào giới sinh vật phát triển mạnh mẽ và cũng là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần?
A. Giai đoạn Tiền Cambri
B. Giai đoạn Cổ kiến tạo
C. Giai đoạn Tân kiến tạo
D. Giai đoạn Trung sinh
- Câu 52 : Giai đoạn nào có nhiều cuộc vận động tạo núi lớn làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước?
A. Giai đoạn Cổ kiến tạo.
B. Giai đoạn Tân kiến tạo.
C. Giai đoạn chuyển tiếp giữa cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.
D. Giai đoạn Tiền Cambri
- Câu 53 : Các vùng thường có động đất mạnh như Điện Biên, Lai Châu là nơi có đặc điểm gì?
A. Có những đứt gãy địa chất sâu.
B. Chứng tỏ Tân kiến tạo còn đang hoạt động
C. Vỏ Trái Đất yếu.
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 54 : Sự kiện nổi bật trong giai đoạn Tân kiến tạo là gì?
A. Sự xuất hiện các cao nguyên, badan núi lửa.
B. Giới sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện
C. Sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất.
D. Hình thành các mỏ khoáng sản
- Câu 55 : Giai đoạn đầu tiên hình thành lãnh thổ nước ta là gì?
A. Tiền Cambri
B. Cổ sinh
C. Trung sinh
D. Tân kiến tạo
- Câu 56 : Đặc điểm sinh vật trong giai đoạn Tiền Cambri là gì?
A. Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản.
B. Thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
C. Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ.
D. Giới sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện.
- Câu 57 : Giai đoạn Cổ kiến tạo kéo dài bao nhiêu năm?
A. 542 triệu năm
B. 500 triệu năm
C. 65 triệu năm
D. 25 triệu năm.
- Câu 58 : Đặc điểm nào sau đây không phải trong giai đoạn Tiền Cambri?
A. Phần đất liền nước ta là những mảng nền cổ còn nằm trải rác trên mặt biển nguyên thủy.
B. Thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần. Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ.
C. Trong giai đoạn nay có nhiều vận động kiến tạo lớn.
D. Giai đoạn này đã hình thành các mỏ than.
- Câu 59 : Vận động tạo núi nào sau đây không trong giai đoạn Cổ kiến tạo?
A. Ca-nê-đô-ni
B. Hi-ma-lay-a
C. In-đô-xi-ni
D. Hec-xi-ni
- Câu 60 : Đặc điểm địa hình của nước ta trong giai đoạn Tân kiến tạo?
A. Phần đất liền nước ta là những mảng nền cổ còn nằm trải rác trên mặt biển nguyên thủy.
B. Địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp trở thành những bề mặt san bằng.
C. Hình thành các khối núi đá vôi hùng vĩ cùng với những bể than ở miền Bắc.
D. Quá trình nâng cao địa hình làm cho sông ngòi trẻ lại và hoạt động mạnh mẽ. đồi núi được nâng cao và mở rộng.
- Câu 61 : Các đồng bằng lớn ở Việt Nam được hình thành trong giai đoạn nào?
A. Tiền Cambri
B. Cổ sinh
C. Trung sinh
D. Tân kiến tạo
- Câu 62 : Đến nay, số lượng khoáng sản mà ngành địa chất đã thăm dò, phát hiện được ở Việt Nam là bao nhiêu?
A. 80 loại
B. 60 loại
C. 50 loại
D. 40 loại
- Câu 63 : Nhận xét nào sau đây đúng và đầy đủ về tài nguyên khoáng sản của nước ta?
A. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản.
B. Việt Nam là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, nhưng có có một số mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn.
C. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhưng chủ yếu là các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ.
D. Tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố rộng khắp trên cả nước.
- Câu 64 : Khoáng sản được hình thành trong những điều kiện địa chất và cổ địa lí rất lâu dài và tồn tại dưới dạng nào?
A. Rắn
B. Lỏng
C. Khí
D. Tất cả đều đúng
- Câu 65 : Nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta có nhiều loại, phần lớn có trữ lượng như thế nào?
A. Nhỏ
B. Vừa và nhỏ
C. Lớn
D. Rất lớn
- Câu 66 : Các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là gì?
A. Than, dầu mỏ, khí đốt.
B. Bôxit, apatit.
C. Đá vôi, mỏ sắt.
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 67 : Ý nào không đúng về vai trò của việc khai thác họp lí và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản?
A. Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi được.
B. Một số khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt
C. Khai thác sử dụng còn lãng phí.
D. Khoáng sản nước ta còn trữ lượng rất lớn
- Câu 68 : Giai đoạn Tân kiến tạo, đồng bằng nào ở nước ta tập trung nhiều than bùn?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
D. Đồng bằng Bắc Trung Bộ
- Câu 69 : Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn ở Việt Nam?
A. Vàng, kim cương, dầu mỏ.
B. Dầu khí, than, sắt, uranium.
C. Than, dầu khí, apatit, đá vôi.
D. Đất hiếm, sắt, than, đồng.
- Câu 70 : Trong giai đoạn Tiền Cambri đã hình thành các mỏ khoáng sản nào?
A. Than, dầu khí, apatit, đá vôi.
B. Than chì, đồng, sắt, đá quý.
C. Than chì, dầu khí, crom, thiếc.
D. Vàng, dầu khí, kim cương, đá quý.
- Câu 71 : Giai đoạn nào có nhiều vận động tạo núi sản sinh nhiều khoáng sản?
A. Giai đoạn Tiền Cambri.
B. Giai đoạn cổ kiến tạo.
C. Giai đoạn Tân kiến tạo.
D. Giai đoạn Trung Sinh
- Câu 72 : Mỏ bôxít được phát hiện ở nhiều nơi nhưng tập trung thành mỏ có trữ lượng lớn ở đâu?
A. Cao Bằng
B. Lạng Sơn.
C. Tây Nguyên.
D. Lào Cai
- Câu 73 : Trong giai đoạn Cổ kiến tạo đã hình thành các mỏ khoáng sản nào?
A. Apatit, than, sắt, thiếc, titan
B. Chì, đồng, vàng, đá quý.
C. Apatit, dầu khí, crom, thiếc.
D. Vàng, dầu khí, kim cương, đá quý.
- Câu 74 : Trong giai đoạn Tân kiến tạo đã hình thành các mỏ khoáng sản chủ yếu nào?
A. Than chì, đồng, sắt, đá quý.
B. Dầu khí, than nâu, than bùn, bôxit.
C. Than, dầu khí, apatit, đá vôi.
D. Dầu khí, than đá, sắt, đồng
- Câu 75 : Than phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Đông Bắc
B. Đông Nam Bộ
C. Tây Nguyên
D. Tây Bắc
- Câu 76 : Bôxit phân bố chủ yếu ở vùng nào?
A. Tây Bắc
B. Tây Nguyên
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Câu 77 : Dầu mỏ và khí đốt phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Các đồng bằng
B. Bắc Trung Bộ
C. Việt Bắc
D. Thềm lục địa
- Câu 78 : Khoáng sản là tài nguyên có đặc điểm gì?
A. là tài nguyên vô tận
B. là tài nguyên có thể tái tạo được.
C. là tài nguyên không thể phục hồi
D. là tài nguyên không cần sử dụng hợp lý.
- Câu 79 : Hướng nghiêng của địa hình Việt Nam là gì?
A. Tây-Đông
B. Bắc - Nam
C. Tây Bắc-Đông Nam
D. Đông Bắc – Tây Nam
- Câu 80 : Địa hình là kết quả tác động của nhân tố nào?
A. Nội lực.
B. Ngoại lực
C. Con người.
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 81 : Núi Ngọc Linh (2598m) thuộc dãy núi nào sau đây?
A. Trường Sơn Bắc.
B. Trường Sơn Nam.
C. Hoàng Liên Sơn.
D. Tất cả đều sai.
- Câu 82 : Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a làm cho địa hình nước ta: có đặc điểm như thế nào?
A. Nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
B. Thấp dần từ nội địa ra biển
C. Núi non, sông ngòi trẻ lại.
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 83 : Dựa vào sự hiểu biết và kiến thức đã học, hãy cho biết các đồi núi sót nhô cao trên mặt các đồng bằng là những núi nào sau đây?
A. Đồ Sơn, Con Voi.
B. Bà Đen, Bảy núi.
C. Tam Điệp, Sầm Sơn.
D. Tất cả đều đúng.
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 6 Thực hành Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 8 năm 2017 - 2018
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 27 Thực hành Đọc bản đồ Việt Nam
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 30 Thực hành Đọc bản đồ địa hình Việt Nam
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 35 Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 40 Thực hành Đọc lát cắt địa lý tự nhiên tổng hợp
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 18 Thực hành Tìm hiểu Lào và Cam-phu-chia
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 44 Thực hành Tìm hiểu địa phương
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 21 Con người và môi trường địa lí
- - Đề thi HK1 môn Địa lý 8 năm học 2016-2017