Đề thi HK1 môn Hóa 8 năm 2020 Trường THCS Nguyễn V...
- Câu 1 : Muối ăn có lẫn cát, để tách muối ăn ra khỏi cát em hãy chọn phương pháp thích hợp nhất
A. Hoà tan - làm bay hơi - lọc.
B. Lọc - làm bay hơi.
C. Chưng cất.
D. Hoà tan - lọc - làm bay hơi.
- Câu 2 : Điền từ còn thiếu vào chỗ trống“Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và (1)…………………. về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi (2)…………………… mang (3)…………..”
A. (1) trung hòa; (2) hạt nhân; (3) điện tích âm
B. (1) trung hòa; (2) một hay nhiều electron; (3) không mang điện
C. (1) không trung hòa; (2) một hạt electron; (3) điện tích dương
D. (1) trung hòa; (2) một hay nhiều electron; (3) điện tích âm
- Câu 3 : Vì sao khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt nhân. Chọn đáp án đúng.
A. Do proton và nơtron có cùng khối lượng còn electron có khối lượng rất bé
B. Do số p = số e
C. Do hạt nhân tạo bởi proton và nơtron
D. Do nơtron không mang điện
- Câu 4 : Chọn đáp án sai trong các ý sau đây?
A. Số p là số đặc trưng của nguyên tố hóa học
B. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tố cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân
C. 1đvC = 1/12 mC
D. Silic là nguyên tố chiếm gần nửa khối lượng vỏ trái đất
- Câu 5 : Trong số các công thức hóa học sau: O2, N2, Al, Al2O3, H2, AlCl3, H2O, P.Số đơn chất là bao nhiêu?
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
- Câu 6 : 3H2O nghĩa là như thế nào?
A. 3 phân tử nước
B. Có 3 nguyên tố nước trong hợp chất
C. 3 nguyên tố oxi
D. Tất cả đều sai
- Câu 7 : Chọn công thức đúng trong của Ba và PO4:
A. Ba2PO4.
B. Ba3(PO4)2
C. Ba3PO4.
D. BaPO4.
- Câu 8 : Cho các hợp chất sau SO3, N2O5 hoá trị của S và N trong các hợp chất trên lần lượt là bao nhiêu?
A. VI và V.
B. I và V.
C. VI và II.
D. IV và III.
- Câu 9 : Hợp chất Alx(SO4)3 biết Al hóa trị III. Tìm giá trị của x.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 10 : Hiện tượng nào dưới đây không phải là hiện tượng hóa học?
A. Khi đánh diêm có lửa bắt cháy
B. Đốt cháy mẩu Magie cháy thành ngọn lửa sáng
C. Trứng bị thối
D. Mực hòa tan vào nước
- Câu 11 : Chọn đáp án đúng nhất?
A. Trong mỗi nguyên tử, số p = số e
B. Hạt nhân tạo bởi proton và electron
C. Electron không chuyển động quanh hạt nhân
D. Nguyên tử bao gồm 2 loại hạt là proton và electron
- Câu 12 : Phân tử khối của CuO, CaCl2, Mg(NO3)2 lần lượt là bao nhiêu?
A. 80 đvC, 95 đvC, 148 đvC
B. 46 đvC, 95 đvC, 86 đvC
C. 80 đvC, 111 đvC, 148 đvC
D. 72 đvC, 111 đvC, 86 đvC
- Câu 13 : Cho kim loại M tạo ra hợp chất MCO3. Biết phân tử khối là 84. Xác định kim loại M
A. Magie
B. Đồng
C. Sắt
D. Bạc
- Câu 14 : Cặp chất nào dưới đây có cùng phân tử khối?
A. CO2 và CH4
B. C2H4 và N2
C. CO2 và C2H6
D. CO và CH4
- Câu 15 : Nguyên tử R có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1electron. Vậy tổng số electron của nguyên tử R là bao nhiêu?
A. 3
B. 11
C. 13
D. 23
- Câu 16 : Cho biết CTHH hợp chất của nguyên tố X với Cl là XCl2, hợp chất của Y với O là YO. Vậy CTHH của hợp chất của X và Y?
A. X2Y3.
B. XY.
C. X3Y2.
D. X2Y.
- Câu 17 : Cho Fe vào trong bình đựng khí clo thu được sắt (III) clorua. Tổng hệ số các chất trong phương trình phản ứng là bao nhiêu?
A. 3
B. 5
C. 7
D. 8
- Câu 18 : So sánh nguyên tử canxi (Ca) và nguyên tử đồng (Cu)?
A. Nguyên tử Ca nặng hơn nguyên tử Cu 1,6 lần
B. Nguyên tử Cu nặng hơn nguyên tử Ca 1,6 lần
C. Nguyên tử Ca nặng hơn nguyên tử Cu 0,625 lần
D. Nguyên tử Cu nặng hơn nguyên tử Ca 0,625 lần
- Câu 19 : Tính phân tử khối của C12H22O11
A. 342
B. 298
C. 270
D. 252
- Câu 20 : Muối X có công thức hóa học là MSO4, trong đó M chiếm 20% về khối lượng. Kim loại M?
A. Ca
B. Mg
C. Cu
D. Al
- Câu 21 : Một oxit có công thức hóa học M2O3. Trong X, oxi chiếm 30% về khối lượng. M là gì?
A. Al
B. Fe
C. P
D. N
- Câu 22 : Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 4 lần nguyên tử oxi. X là nguyên tố nào?
A. Fe
B. Cu
C. Ca
D. Mg
- Câu 23 : Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào?
A. Fe2O3
B. FeCl3
C. Fe2(SO4)3
D. FeSO4
- Câu 24 : Hóa trị của Mn trong MnO2 là gì?
A. II
B. III
C. IV
D. VI
- Câu 25 : Hợp chất A tạo bởi hai nguyên tố là nito và oxi. Thực nghiệm xác định được tỉ lệ khối lượng giữa hai nguyên tố trong A bằng mN:mO = 7:20.Phân tử khối của A là 108 đvC. Công thức hóa học của A?
A. NO2
B. N2O
C. N2O5
D. N2O3
- Câu 26 : Dãy chất nào dưới đây đều là hỗn hợp?
A. Không khí, nước mưa, khí oxi
B. Khí hidro, thủy tinh, nước cất
C. Khí cacbonic, cafe sữa, nước ngọt
D. Nước đường, sữa, nước muối
- Câu 27 : Hạt nhân được cấu tạo bởi những loại hạt nào?
A. Notron và electron
B. Proton và electron
C. Proton và nơtron
D. Electron
- Câu 28 : Cho nguyên tố O có nguyên tử khối là 16, Mg là 24. Nguyên tử nào nặng hơn?
A. Mg nặng hơn O
B. Mg nhẹ hơn O
C. O bằng Mg
D. Tất cả đáp án trên
- Câu 29 : Nguyên tố nào phổ biến nhất trên Trái Đất?
A. Cacbon (than)
B. Oxi
C. Sắt
D. Silic
- Câu 30 : Cho nguyên tử của nguyên tố R có 12 proton. Chọn đáp án đúng
A. R là nguyên tố Mg
B. Nguyên tử khối của R là 12
C. Số electron là 24
D. Có 12 nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 40 Dung dịch
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 41 Độ tan của một chất trong nước
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 42 Nồng độ dung dịch
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 43 Pha chế dung dịch
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 44 Bài luyện tập 8
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 9 Công thức hóa học
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 11 Bài luyện tập 2
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 2 Chất
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 4 Nguyên tử
- - Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 5 Nguyên tố hóa học