Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 Trường THP...
- Câu 1 : Nhà vua Anh đã dựa vào lực lượng nào để chống lại Quốc hội?
A. Giáo hội Anh.
B. Nông dân và công nhân.
C. Quý tộc mới.
D. Quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh.
- Câu 2 : Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Mĩ là:
A. G. Oasinhtơn.
B. Phranklin.
C. Ru-dơ-ven.
D. A. Lincôn.
- Câu 3 : Năm 1649, cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vì
A. ngay sau khi cuộc nội chiến kết thúc, chế độ độc tài được thiết lập,
B. cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến.
C. đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là lật đổ giai cấp tư sản.
D. vua Sáclơ I bị xử tử, chế độ cộng hòa được thiết lập.
- Câu 4 : Cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao khi nào?
A. Giai đoạn phái Lập hiến ở Pháp nắm chính quyền.
B. Giai đoạn phái Giacôbanh nắm chính quyền.
C. Giai đoạn phái Girôngđanh nắm chính quyền.
D. Giai cấp tư sản Pháp giành được chính quyền.
- Câu 5 : Động lực đưa Cách mạng Pháp phát triển tới đỉnh cao là ai?
A. Giai cấp tư sản.
B. Phái Giacôbanh.
C. Lực lượng quân đội cách mạng.
D. Quần chúng nhân dân.
- Câu 6 : Yếu tố nào là cơ bản tạo nên sự hình thành một dân tộc mới trên địa bàn 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
A. Cư dân 13 thuộc địa đều là người Anh di cư sang.
B. Thị trường thống nhất dần dần hình thành, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ.
C. Sự phân công sản xuất: miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công nghiệp.
D. Cư dân thuộc địa đều có mâu thuẫn với chính quyền thực dân Anh.
- Câu 7 : Các nhà tư tưởng tiểu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng là
A. Môngtexkiơ, Rútxô và Vônte.
B. Rútxô, Vônte, Xanh Ximông.
C. Ôoen, Phuriê và Xanh Ximông.
D. Môngtexkiơ, Ôoen và Phuriê.
- Câu 8 : Hành động phản bội Tổ quốc của vua Lu-i XVI thể hiện thông qua việc
A. phê chuẩn Hiến pháp.
B. câu kết với phong kiến nước ngoài chuẩn bị tấn công nước Pháp.
C. âm mưu khôi phục chế độ chuyên chế và trật tự phong kiến.
D. xúi giục bọn phản động nổi loạn.
- Câu 9 : Ý nào phản ánh hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở châu Âu?
A. Nâng cao năng suất lao động, xã hội hóa quá trình lãnh đạo của chủ nghĩa tư bản.
B. Làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản.
C. Làm xuất hiện hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là tư sản và vô sản.
D. Thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ của các ngành kinh tế khác.
- Câu 10 : Từ thế kỉ XVII, tình hình kinh tế Anh có điểm gì nổi bật?
A. Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp.
B. Công nghiệp tương đối phát triển, nông nghiệp lạc hậu.
C. Nền kinh tế phát triển nhất Châu Âu.
D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập vào nông nghiệp.
- Câu 11 : Đến nửa đầu thế kỷ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ thuộc khu vực nào?
A. Ven bờ Bắc Băng Dương.
B. Ven bờ Địa Trung Hải.
C. Ven bờ Thái Bình Dương.
D. Ven bờ Đại Tây Dương.
- Câu 12 : Tại sao thực dân Anh ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa Bắc Mỹ?
A. Nền kinh tế 13 thuộc địa phát triển một cách tự phát.
B. Tạo ra phát triển cân đối giữa hai miền Nam và Bắc của 13 thuộc địa.
C. Nền kinh tế 13 thuộc địa đang thoát dần khỏi sự kiểm soát của nước Anh.
D. Nền kinh tế 13 thuộc địa trở thành đối thủ cạnh tranh với chính quốc.
- Câu 13 : Ý nào không phải là biện pháp mà chính quyền của Rôbespie đã thực hiện để đưa nước Pháp vượt qua hiểm nghèo?
A. Thông qua sắc lệnh “tổng động viên toàn quốc”.
B. Ban bố quyền dân chủ rộng rãi, xóa bỏ bất bình đẳng về đẳng cấp.
C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Xử tử vua và hoàng hậu vì tội phản quốc.
- Câu 14 : Ý không phản ánh đúng những biện pháp mà chính quyền phong kiến Anh đã thực hiện nhằm cản trở sự phát triển kinh doanh của tư sản và quý tộc mới là
A. Cấm tư sản và quý tộc mới kinh doanh một số ngành công nghiệp.
B. Nhà nước độc quyền thương mại, thu thuế thuyền bè.
C. Đặt ra nhiều thứ thuế mới.
D. Nhiều đặc quyền phong kiến vẫn được duy trì.
- Câu 15 : Việc phát minh ra máy hơi nước của Giêm Oát có ý nghĩa là
A. Lao động của con người từ chân tay sang máy móc hoàn toàn.
B. Tạo ra nguồn động lực mới, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa.
C. Xã hội hóa quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.
D. Biến nước Anh thành “công trường của thế giới”.
- Câu 16 : Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc nội chiến ở Mỹ (1861 – 1865) là gì?
A. Mâu thuẫn giữa kinh tế công thương nghiệp và kinh tế đồn điền.
B. Mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô.
C. Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm 1860.
D. Mâu thuẫn giữa tư sản ở miền Bắc và chủ nô ở miền Nam.
- Câu 17 : Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế ở nước Đức đến giữa thế kỷ 19 là
A. đất nước chia cắt thành nhiều vương quốc lớn nhỏ.
B. một phần lãnh thổ bị nước ngoài chiếm đóng.
C. giai cấp thống trị chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
D. quý tộc quân phiệt Phổ độc quyền, hiếu chiến.
- Câu 18 : Sự kiện thành lập đế chế Đức năm 1871 có điểm gì đặc biệt?
A. Bixmác (một quý tộc Phổ) lên ngôi hoàng đế.
B. Được tổ chức tại cung điện Vécxai (Pháp).
C. Có sự tham gia của tất cả các hoàng đế nước láng giềng.
D. Vua Phổ trở thành thủ tướng nước Đức.
- Câu 19 : Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian về cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ:1. Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, thành lập hợp chủng quốc Mĩ.
A. 2, 3, 1, 4, 5.
B. 2, 5, 3, 1, 4.
C. 1, 3, 2, 4, 5.
D. 2, 1, 3, 5, 4.
- Câu 20 : Ý nào chưa thỏa đáng để giải thích vì sao giai đoạn phái Giacôbanh nắm chính quyền cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao?
A. Chiến thắng thù trong giặc ngoài bảo vệ nền độc lập dân tộc.
B. Giải quyết triệt để những nhiệm vụ của một cách mạng tư sản.
C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến.
- Câu 21 : Khẩu hiệu nổi tiếng “Tự do - bình đẳng - bác ái” thuộc văn kiện nào?
A. Tuyên ngôn độc lập.
B. Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền.
C. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
D. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ.
- Câu 22 : Trong xã hội nước Anh trước Cách mạng tư sản, mâu thuẫn cơ bản nào mới xuất hiện?
A. Giữa tư sản và quý tộc mới với chế độ quân chủ.
B. Giữa quý tộc phong kiến với tư sản.
C. Giữa vô sản với tư sản, quý tộc mới.
D. Giữa nông dân với quý, tộc địa chủ.
- Câu 23 : Quốc gia đầu tiên của người Việt Nam được hình thành trên cơ sở nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Đông Sơn.
B. Văn hóa Phùng Nguyên.
C. Văn hóa Đồng Đậu.
D. Văn hóa Gò Mun.
- Câu 24 : Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỷ X nhằm thực hiện âm mưu gì?
A. Sát nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng.
B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của chúng.
C. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của chúng.
D. Biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác.
- Câu 25 : Vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê là ai?
A. Lê Thái Tổ.
B. Lê Đại Hành.
C. Lê Thánh Tông.
D. Lê Nhân Tông.
- Câu 26 : Ai là tác giả của hai câu thơ sau:"Tướng võ, quan hầu đều biết chữ,
A. Trần Nhân Tông.
B. Trần Quang Khải.
C. Trần Nguyên Đán.
D. Phạm Sư Mạnh.
- Câu 27 : Tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch?
A. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch.
B. Đó là một con sông lớn.
C. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp.
D. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.
- Câu 28 : Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho phong trào Tây Sơn bị thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh?
A. Các thế lực phong kiến nổi dậy giành quyền lực.
B. Quân của Nguyễn Ánh rất mạnh.
C. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Tây Sơn.
D. Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi nhưng không đủ năng lực.
- Câu 29 : Ngày 4-7-1776 ghi vào lịch sử nước Mĩ là:
A. Ngày quốc khánh nước Mĩ.
B. Ngày bùng nổ chiến tranh.
C. Các thuộc địa tuyên bố tách khỏi nước Anh.
D. Đại hội lục địa lần hai thành công.
- Câu 30 : Đâu là phát biểu đúng khi nói về ý nghĩa trọng đại của cuộc CMTS Anh?
A. CMTS Anh đã mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ chiếm nô sang chế độ phong kiến.
B. CMTS Anh đã mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.
C. CMTS Anh đã mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ chiếm nô sang chế độ tư bản.
D. CMTS Anh đã mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ tư bản sang chế độ phong kiến.
- Câu 31 : Đặc điểm kinh tế 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đến giữa thế kỉ XVIII là gì?
A. Miền Nam phát triển nền kinh tế công nghiệp, miền Bắc phát triển nền kinh tế thương nghiệp.
B. Cả hai miền Nam - Bắc phát triển nền kinh tế công thương nghiệp.
C. Miền Nam phát triển nền kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển nền kinh tế công thương nghiệp.
D. Cả hai miềnNam – Bắc đều phát triển nền kinh tế đồn điền dựa vào sự bóc lột đối với nô lệ da đen.
- Câu 32 : Đại hội nào tuyên bố thành lập Hợp chủng quốc Mĩ?
A. Đại hội đại biểu Phi-la-đen-phi-a lần thứ nhất.
B. Đại hội đại biểu Phi-la-đen-phi-a lần thứ hai.
C. Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn độc lập.
D. Đại hội đại biệu Phi-la-đen-phi-a lần thứ ba.
- Câu 33 : Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là:
A. Tầng lớp có nguồn gốc quý tộc, phong kiến cấu kết với tăng lữ.
B. Tầng lớp có quyền chính trị gắn với phong kiến quý tộc và kinh tế gắn với tư sản.
C. Tầng lớp gần gũi với nhân dân, có nguồn gốc quý tộc.
D. Tầng lớp đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ với nhân dân.
- Câu 34 : Cuộc nội chiến giữa Quốc hội Anh và nhà vua diễn ra
A. Từ năm 1642 - 1648.
B. Từ năm 1640 - 1648.
C. Từ năm 1642 - 1649.
D. Từ năm 1640 - 1688.
- Câu 35 : Xác định năm 1649 cách mạng tư sản Anh đạt tới đỉnh cao từ khi nào?
A. Vua Sac - lơ bị xử tử, nền cộng hòa được thiết lập.
B. Hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc của mình là lật đổ giai cấp tư sản.
C. Ngay sau khi nội chiến kết thúc chế độ độc tài được thiết lập.
D. Sau cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến.
- Câu 36 : Xác định vị trí mười ba thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
A. Ven bờ Đại Tây Dương.
B. Ven bờ Thái Bình Dương.
C. Ven bờ Ấn Độ Dương.
D. Ven bờ Bắc Băng Dương.
- Câu 37 : Khái quát điểm nổi bật tình hình xã hội nước Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là gì?
A. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tư sản và nông dân.
B. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ và nông dân.
C. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, phong kiến và nông dân.
D. Phân chia thành 3 đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ 3.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 29 Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 31 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1 Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2 Xã hội nguyên thủy
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3 Các quốc gia cổ đại phương Đông
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma - Lịch sử 10
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 30 Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 6 Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7 Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5 Trung Quốc thời phong kiến