Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 26 (có đáp án): Bước phá...
- Câu 1 : Nội dung nào không phản ánh đúng kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi của Pháp tại Việt Nam?
A. Tập trung quân Âu-Phi nhằm xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh.
B. Xây dựng phòng tuyến công sự xi măng cốt sắt (boong ke), thiết lập “vành đai trắng”.
C. Phòng ngự chiến lược Bắc Bộ, tiến công Trung Bộ và Nam Đông Dương.
D. Đánh phá hậu phương Việt Nam bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp.
- Câu 2 : Điểm khác nhau giữa chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông (1947) so với chiến dịch Biên giới thu-đông (1950) của quân dân Việt Nam là gì?
A. Loại hình chiến dịch.
B. Địa hình tác chiến.
C. Đối tượng tác chiến.
D. Lực lượng chủ yếu.
- Câu 3 : Điểm chung về mục đích của thực dân Pháp khi thực hiện kế hoạch Rơ-ve và Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945-1954) là gì?
A. Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc.
B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C. Giành quyền chủ động chiến lược.
D. Khóa chặt biên giới Việt-Trung.
- Câu 4 : Nội dung nào không phản ánh đúng mục tiêu mở chiến dịch Biên giới thu- đông (1950) của Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
A. Khai thông biên giới Việt-Trung.
B. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
C. Giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào.
D. Mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
- Câu 5 : Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950 của quân dân Việt Nam vì đó là vị trí
A. án ngữ hành lang Đông-Tây của thực dân Pháp.
B. ít quan trọng nên bố phòng của Pháp có nhiều sơ hở.
C. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp.
D. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.
- Câu 6 : Việc Mĩ đồng ý với Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve (5/1949) là mốc mở đầu cho
A. thời kỳ Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu ở khu vực Đông Nam Á.
B. quá trình Mĩ dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
C. sự hình thành liên minh quân sự mang tên “Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á” (SEATO).
D. chính sách xoay trục của Mĩ, tăng cường ảnh hưởng của Mĩ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
- Câu 7 : Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951) có ý nghĩa như thế nào?
A. Đại hội xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
B. Đại hội kháng chiến thắng lợi.
C. Đại hội kháng chiến toàn dân.
D. Đại hội xây dựng và bảo vê tổ quốc.
- Câu 8 : Chiến dịch đường số 18 (1950-1951) còn có tên gọi khác là gì?
A. Chiến dịch Quang Trung.
B. Chiến dịch Trần Hưng Đạo.
C. Chiến dịch Hoàng Hoa Thám.
D. Chiến dịch Lê Lợi.
- Câu 9 : Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951) được tổ chức tại đâu?
A. Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
B. Nghĩa Lộ, Yên Bái.
C. Chợ Mới, Bắc Kạn.
D. Chợ Bến, Hòa Bình.
- Câu 10 : Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Thượng Lào (1953).
B. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông (1947).
C. Chến dịch Hòa Bình đông-xuân (1951-1952).
D. Chiến dịch Biên giới thu-đông (1950).
- Câu 11 : Sự dính líu của Mĩ và Liên Xô trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương (1945-1954) tác động như thế nào đến tính chất cuộc chiến?
A. Chiến tranh Đông Dương trở thành một vấn đề quốc tế, chịu tác động của cục diện 2 cực
B. Cuộc chiến tranh Đông Dương phát triển lên quy mô lớn
C. Chiến tranh Đông Dương trở nên khốc liệt hơn
D. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn mới
- Câu 12 : Trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 quân dân Việt Nam đã sử dụng lối đánh nào
A. Đánh du kích.
B. Bám thắt lưng địch mà đánh.
C. Đánh điểm, diệt viện, truy kích.
D. Đánh du kích, mai phục dài ngày.
- Câu 13 : Lý do chủ yếu để Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội Đại biểu lần II (1951) là gì?
A. Đã hơn 15 năm Đảng vẫn chưa Đại hội để kiện toàn lại tổ chức
B. Do cần phải đưa Đảng ra hoạt động công khai, tránh sự nghi kị của quốc tế
C. Do cần phải giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
D. Do cuộc kháng chiến có bước phát triển, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
- Câu 14 : Vì sao Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) lại đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?
A. Đảng vẫn tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng
B. Đã hoàn thiện được đường lối đấu tranh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến
C. Đã giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
D. Đã đưa Đảng ra hoạt động công khai, tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam
- Câu 15 : Điểm khác nhau cơ bản của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về
A. loại hình chiến dịch
B. địa hình tác chiến
C. đối tượng tác chiến
D. lực lượng chủ yếu
- Câu 16 : Nhân vật lịch sử nào đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay bị thương của mình để tiếp tục chiến đấu trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?
A. Trần Cừ
B. Phan Đình Giót
C. La Văn Cầu
D. Bế Văn Đàn
- Câu 17 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần II (tháng 2-1951) quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một đảng riêng vì lí do chủ yếu nào?
A. Để phù hợp với đặc điểm phát triển của cách mạng mỗi nước.
B. Muốn nhanh chóng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
C. Muốn nhân dân ba nước Đông Dương tiếp tục đoàn kết trong đấu tranh.
D. Để tạo thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cách mạng.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4 Các nước Châu Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 6 Các nước châu Phi
- - Trắc nghiệm Bài 7 Các nước Mĩ La - tinh - Lịch sử 9
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 10 Các nước Tây Âu