- Loài và các cơ chế cách ly sinh sản
- Câu 1 : Loài sinh học là gì?
A Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
B Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có những tính trạng chung, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
C Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có kiểu gen riêng biệt, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
D Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể sống trong một không gian nhất định, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
- Câu 2 : Tiêu chuẩn hay nhóm tiêu chuẩn nào được dùng thông dụng để phân biệt hai loài?
A Tiêu chuẩn hình thái
B Tiêu chuẩn hình thái và hoá sinh
C Tiêu chuẩn hoá sinh
D Tiêu chuẩn cách li sinh sản.
- Câu 3 : Tiêu chuẩn hay nhóm tiêu chuẩn nào được dùng thông dụng để phân biệt hai loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc?
A tiêu chuẩn hoá sinh.
B tiêu chuẩn hình thái.
C tiêu chuẩn hình thái và hoá sinh
D tiêu chuẩn cách li sinh sản.
- Câu 4 : Tiêu chuẩn hay nhóm tiêu chuẩn nào được dùng thông dụng để phân biệt hai loài giao phối có quan hệ thân thuộc?
A tiêu chuẩn hoá sinh.
B tiêu chuẩn hình thái.
C tiêu chuẩn hình thái và hoá sinh
D tiêu chuẩn cách li sinh sản.
- Câu 5 : Hai quần thể được xem là hai loài khi
A cách li địa lí với nhau.
B cách li sinh sản với nhau trong tự nhiên.
C cách li sinh thái với nhau
D cách li tập tính với nhau.
- Câu 6 : Dạng cách li không thuộc cách li trước hợp tử là
A Con lai chết ngay khi sinh ra
B cách li sinh thái.
C Cách li tập tính
D cách li cơ học.
- Câu 7 : Không giao phối được do chênh lệch về mùa sinh sản như thời kì ra hoa, đẻ trứng thuộc dạng cách li nào?
A Cách li thời gian
B Cách li địa lí.
C Cách li tập tính
D Cách li cơ học.
- Câu 8 : Không giao phối được do không tương hợp về cơ quan giao cấu thuộc dạng cách li nào?
A Cách li sinh thái.
B Cách li địa lí.
C Cách li tập tính.
D Cách li cơ học.
- Câu 9 : Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới?
A Cách li sinh thái.
B Cách li địa lí.
C Cách li sinh sản.
D Cách li cơ học.
- Câu 10 : Điều nào không thuộc cách li sau hợp tử?
A Giao tử đực và giao tử cái không kết hợp với nhau được khi thụ tinh.
B Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển.
C Hợp tử tạo thành và phát triển thành con lai sống được đến khi trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản.
D Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non.
- Câu 11 : Khi nói về cơ chế cách li phát biểu nào sau đây không chính xác?
A Cách li sinh sản là những trở ngại trên cơ thể sinh vật ngăn cản sự giao phối hoặc ngăn cản việc tạo con lai hữu thụ.
B Cách li sinh sản là tiêu chuẩn chính xác nhất để phân biệt hai quần thể cùng loài hay khác loài.
C Cơ chế cách li giúp duy trì sự toàn vẹn của loài.
D Cách li trước hợp tử gồm các loại: Cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li địa lí, cách li cơ học.
- Câu 12 : Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?(1)- Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.(2)- Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác(3)- Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.(4)- Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.Số ý đúng là
A 3
B 1
C 2
D 4
- Câu 13 : Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la bất thụ. Đây là ví dụ về cơ chế cách li?
A Trước hợp tử
B Tập tính
C Sau hợp tử
D Cơ học.
- Câu 14 : Hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào?
A Cách li không gian.
B Cách li sinh thái
C Cách li cơ học
D Cách li tập tính.
- Câu 15 : Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử:(1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn.(2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh.(3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ.(4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè.(5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau.(6) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép.Số ý đúng là :
A (1),(3),(6).
B (2), (3), (6).
C (2), (4), (5).
D (2),(3), (5).
- Câu 16 : Trong một hồ ở Châu Phi có 2 loài cá khác nhau về màu sác: một loài màu đỏ, một loại màu xanh, chúng cách ly sinh sản với nhau. Tuy nhiên khi nuôi 2 loài cá trên trong bể có chiếu sáng đơn sắc làm cho chúng có cùng màu thì các cá thể của 2 loài này lại giao phối với nhau và sinh con. Hai loài này được hình thành bởi cơ chế cách ly nào sau đây
A Cách ly sinh thái
B Cách ly cơ học
C Cách ly địa lí
D Cách ly tập tính
- Câu 17 : Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như loài mới vì
A cây tứ bội giao phấn với cây lưỡng bội cho đời con bất thụ.
B cây tứ bội có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội.
C cây tứ bội có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh hơn cây lưỡng bội.
D cây tứ bội có cả quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản lớn hơn cây lưỡng bội.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen