Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2019 - Đề...
- Câu 1 : Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi nước ta phát triển mạnh trong thời gian gần đây là do:
A Thời tiết thuận lợi và nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm chăn nuôi tăng nhanh.
B Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo và dịch vụ cho chăn nuôi có nhiều tiến bộ.
C Dịch vụ cho chăn nuôi có nhiều tiến bộ và ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi được chú trọng phát triển.
D Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo và nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm chăn nuôi tăng nhanh.
- Câu 2 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết mỏ vàng Bồng Miêu thuộc tỉnh nào của vùng duyên hải Nam Trung Bộ?
A Khánh Hòa.
B Quảng Nam.
C Bình Định.
D Phú Yên.
- Câu 3 : Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là?
A Châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu
B châu Âu và Bắc Mĩ
C Bắc Mĩ và Trung Quốc
D Trung Quốc và Đông Nam Á
- Câu 4 : Nhận định không đúng về đặc điểm của điểm công nghiệp ở nước ta?
A Chỉ bao gồm 1, 2 xí nghiệp đơn lẻ
B Phân bố gần nguồn nguyên liệu để sơ chế sản phẩm
C Giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ sản xuất
D Ở nước ta hiện nay không còn điểm công nghiệp
- Câu 5 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết ngành công nghiệp trọng điểm chiếm tỉ trọng cao nhất trong hệ thống các ngành công nghiệp của Việt Nam là?
A Công nghiệp năng lượng
B Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
C Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
D Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
- Câu 6 : Hạn chế lớn trong xuất khẩu của nước ta là?
A Mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng
B Tỉ trọng hàng đã qua chế biến hoặc tinh chế thấp
C Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong nông nghiệp còn ít
D Thị trường xuất khẩu chưa đa dạng
- Câu 7 : Nhận định không đúng về ngành dầu khí của nước ta là?
A Tập trung ở vùng thềm lục địa phía Nam
B Trữ lượng vài tỉ tấn dầu, hàng trăm tỉ m3 khí
C Hai bể lớn nhất là Cửu Long và Nam Côn Sơn
D Dầu khí được khai thác từ sau năm 1990
- Câu 8 : Lợi thế của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á trong phát triển kinh tế đó là?
A Phát triển thủy điện
B Khai thác khoáng sản
C Kinh tế biển
D Chăn nuôi gia súc
- Câu 9 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện lớn nhất miền Bắc là nhà máy nào?
A Na Dương
B Phả Lại
C Uông Bí
D Ninh Bình
- Câu 10 : Dân cư Trung Quốc tập trung đông ở miền Đông là do nguyên nhân nào?
A Là nơi sinh sống lâu đời
B Điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất màu mỡ
C Ít thiên tai nguy hiểm
D Không bị lũ lụt đe dọa hàng năm
- Câu 11 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết ở Duyên hải Nam Trung Bộ nơi nào sau đây không phải là bán đảo?
A Sơn Trà
B Lí Sơn
C Phước Mai
D Hòn Gốm
- Câu 12 : Cho bảng số liệu: Giá trị xuất, nhập khẩu dịch vụ, giai đoạn 2010 – 2015(Đơn vị: triệu đô la Mĩ)Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng vê giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010 – 2015?
A Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu
B Giá trị xuất khẩu cao hơn giá trị nhập khẩu
C Giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn giá trị xuất khẩu
D Cán cân xuất nhập khẩu luôn dương
- Câu 13 : Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết dãy núi nào không có cùng hướng với dãy Hoàng Liên Sơn?
A Pu Đen Đinh
B Pu Sam Sao
C Bạch Mã
D Tam Điệp
- Câu 14 : Phần lớn Đông Nam Á lục địa nằm trong khu vực có kiểu khí hậu là?
A Xích đạo
B Cận nhiệt đới
C Nhiệt đới gió mùa
D Ôn đới
- Câu 15 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết nhà máy thủy điện Trị An nằm trên sông nào?
A Sông Sài Gòn.
B Sông Bé.
C Sông Đồng Nai.
D Sông Vàm Cỏ
- Câu 16 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm mấy tỉnh, thành phố?
A 10.
B 11
C 12
D 13
- Câu 17 : Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết vịnh biển nào không nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A Vịnh Xuân Đài
B Diễn Châu
C Vịnh Vân Phong
D Vịnh Cam Ranh
- Câu 18 : Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết khu vực có thềm lục địa hẹp và sâu nhất của nước ta nằm ở vùng nào?
A Đồng bằng sông Hồng
B Bắc Trung Bộ
C Đồng bằng sông Cửu Long
D Duyên hải Nam Trung Bộ
- Câu 19 : Cho bảng số liệu:Diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới(Đơn vị: triệu tấn)Để thể hiện sản lượng cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 – 2013, biểu đồ thích hợp nhất là?
A Biểu đồ cột
B Biểu đồ đường
C Biểu đồ kết hợp
D Biểu đồ miền
- Câu 20 : Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng nào?
A Bắc Bộ
B Bắc Trung Bộ
C Nam Bộ
D Nam Trung Bộ
- Câu 21 : Từ dãy Bạch Mã trở vào thiên nhiên mang sắc thái của vùng:
A Cận nhiệt đới.
B Cận xích đạo.
C Cận nhiệt gió mùa.
D Cận xích đạo gió mùa.
- Câu 22 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết tỉnh nào của Tây Nguyên trồng nhiều chè nhất?
A Đắk Lắk
B Kon Tum
C Lâm Đồng
D Gia Lai
- Câu 23 : Cho biểu đồ:Từ biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào không chính xác?
A Đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ
B Cả 2 vùng đều có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất
C Tỉ lệ đất chuyên dùng và thổ cư của Tây Nguyên thấp hơn Trung du miền múi Bắc Bộ
D Tỉ lệ đất chưa sử dụng của Tây Nguyên thấp hơn đất sản xuất nông nghiệp
- Câu 24 : Kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây tăng khá nhanh chủ yếu do:
A Sự phục hồi, phát triển của sản xuất và tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu quá trình công nghiệp hóa.
B Kinh tế nước ta phát triển chậm chưa đáp ứng nhu cầu trong nước.
C Dân số đông, nhu cầu tiêu dùng cao trong khi sản xuất chưa phát triển.
D Phần lớn dân cư chỉ dùng hàng ngoại nhập, không dùng hàng trong nước.
- Câu 25 : Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là?
A Nâng cao trình độ lao động
B Thay đổi giống cây trồng
C Phát triển thủy lợi
D Bảo vệ tài nguyên rừng
- Câu 26 : Cho biểu đồ:Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu ngành thủy sản nước ta giai đoạn 1990 – 2015?
A Giai đoạn 1990 – 2005, thủy sản khai thác luôn chiếm tỉ trọng cao và cao hơn thủy sản nuôi trồng.
B Tỉ trọng thủy sản nuôi trồng luôn chiếm tỉ trọng cao hơn đánh bắt trong cơ cấu ngành thủy sản.
C Gần đây, trong cơ cấu ngành thủy sản tỉ trọng thủy sản nuôi trồng tiếp tục tăng và chiếm tỉ trọng cao hơn thủy sản đánh bắt.
D Tỉ trọng thủy sản nuôi trồng có xu hướng tăng, đánh bắt có xu hướng giảm.
- Câu 27 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long?
A Công nghiệp hóa chất, phân bón phát triển nhất
B Trồng nhiều lúa gạo, mía, dừa, nuôi nhiều lợn, vịt
C Có các khu kinh tế ven biển và khu kinh tế cửa khẩu
D Có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn, nhiều ngư trường lớn
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)