Đề thi HK 1 môn Sinh lớp 11 THPT Võ Nguyên Giáp -...
- Câu 1 : Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là:
A Nước và các ion khoáng.
B Amit và hooc môn.
C Axitamin và vitamin.
D Xitôkinin và ancaloit.
- Câu 2 : Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng:
A C, O, Mn, Cl, K, S, Fe.
B Zn, Cl, B, K, Cu, S.
C C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
D C, H, O, K, Zn, Cu, Fe.
- Câu 3 : Quang hợp ở thực vật là
A quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp cacbonhyđrat và giải phóng oxy từ cacbonic và nước.
B quá trình tổng hợp được các hợp chất cacbonhyđrat và O2 từ các chất vô cơ đơn giản xảy ra ở lá cây.
C quá trình sử dụng năng lượng ATP được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhydrat và giải phóng ôxy từ CO2 và nước.
D quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đựơc diệp lục hấp thu để tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản (CO2).
- Câu 4 : Bước sóng ánh sáng có hiệu quả cao nhất đối với quá trình quang hợp:
A Xanh lục.
B Vàng.
C Đỏ.
D Da cam.
- Câu 5 : Ở động vật, hô hấp ngoài là:
A Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
B Trao đổi khí qua các lỗ thở của côn trùng.
C Hô hấp ngoại bào.
D Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường.
- Câu 6 : Vai trò quá trình thoát hơi nước của cây là :
A Tăng lượng nước cho cây.
B Cân bằng khoáng cho cây.
C Làm giảm lượng khoáng trong cây.
D Giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá.
- Câu 7 : Sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và ăn thực vật là:
A Răng cửa, răng nanh, dạ dày.
B Răng, dạ dày, ruột non.
C Răng, khớp hàm, dạ dày, chiều dài ruột, ruột tịt.
D Miệng, dạ dày, ruột.
- Câu 8 : Hướng động là hình thức phản ứng
A của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
B của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
C của một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
D của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
- Câu 9 : Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển xảy ra:
A Có vi khuẩn rhizobium, có enzim nitrogenaza, ATP, thực hiện trong điều kiện kị khí.
B có enzim nitrogenaza, ATP, lực khử mạnh, thực hiện trong điều kiện kị khí.
C Có vi khuẩn rhizobium, có enzim nitrogenaza, ATP, thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
D Có enzim nitrogenaza, ATP, lực khử mạnh, thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
- Câu 10 : Vì sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3 ?
A Tận dụng được nồng độ CO2.
B Tận dụng được ánh sáng cao.
C Không có hô hấp sáng.
D Nhu cầu nước thấp.
- Câu 11 : Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào1. Lực co tim 2. Nhịp tim3. Độ quánh của máu 4. Khối lượng máu5. Số lượng hồng cầu6. Sự đàn hồi của mạch máuĐáp án đúng là:
A 1, 2, 3, 4, 5.
B 1, 2, 3, 4, 6.
C 2, 3, 4, 5, 6.
D 1, 2, 3, 5, 6.
- Câu 12 : Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là về sự lên men diễn ra ở cơ thể thực vật:
A Cây sống nơi ẩm ướt.
B Cây bị ngập úng.
C Cây bị khô hạn.
D Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh.
- Câu 13 : Hậu quả khi bón liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết cho cây: 1. Gây độc hại đối với cây.
2.Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
3. Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết.
4. Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.Đáp án đúng là:A 1, 2, 3, 4.
B 1, 2, 3.
C 1, 2, 4.
D 1, 2.
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước