Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2017 - Đề...
- Câu 1 : Hai vịnh biển lớn nhất ở nước ta hiện nay là vịnh
A Bắc Bộ và Cam Ranh.
B Bắc Bộ và Vân Phong.
C Vân Phong và Cam Ranh.
D Bắc Bộ và Thái Lan.
- Câu 2 : Vùng núi Tây Bắc có giới hạn:
A phía tây thung lũng sông Hồng.
B từ thung lũng sông Hồng đến thung lũng sông Mã.
C từ thung lũng sông Hồng đến thung lũng sông Cả.
D phía đông của thung lũng sông Hồng.
- Câu 3 : Chuyên môn hóa sản xuất công nghiệp theo hướng Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả là
A khai thác than, phân bón.
B khai thác than, cơ khí.
C khai thác than, hàng tiêu dùng.
D khai thác than, điện tử.
- Câu 4 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông Hậu đổ ra biển qua các cửa sông
A Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên.
B Định An, Bát Xắc, Tranh Đề.
C Cổ Chiên, Cung Hầu, Ba Lai.
D Soài Rạp, Hàm Luông, Cổ Chiên.
- Câu 5 : Than nâu ở nước ta tập trung nhiều ở
A Đồng bằng sông Hồng.
B Đồng bằng sông Cửu Long.
C Bể than Đông Bắc.
D Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Câu 6 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết các cánh cung ở vùng núi Đông Bắc theo thứ tự từ Tây sang Đông là
A Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm.
B Đông Triều, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm.
C Đông Triều, Ngân Sơn, Sông Gâm, Bắc Sơn.
D Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
- Câu 7 : Cho biểu đồ:SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN Ở NƯỚC TATRONG GIAI ĐOẠN 1990 - 2014Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu sản lượng thủy sản ở nước ta trong giai đoạn 1990 - 2014?
A Cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt.
B Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng có xu hướng tăng nhưng không ổn định.
C Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong giai đoạn 1990 - 2005.
D Giai đoạn 2010 - 2014, tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng chiếm ưu thế.
- Câu 8 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (năm 2007)?
A Bắc Ninh.
B Quảng Ninh.
C Bắc Giang.
D Hưng Yên.
- Câu 9 : Một trong những ngư trường trọng điểm ở nước ta là
A Cà Mau - Kiên Giang.
B Thanh Hóa - Nghệ An.
C Kiên Giang - Cần Thơ.
D Quảng Nam - Đà Nẵng.
- Câu 10 : Cho bảng số liệu:SỐ LƯỢNG MỘT SỐ VẬT NUÔI Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2014Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, hãy cho biết loại vật nuôi có tốc độ tăng trưởng số lượng cao nhất trong giai đoạn 2000 - 2014 là
A trâu.
B bò.
C lợn.
D gia cầm.
- Câu 11 : Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm chủ yếu là do
A biến đổi khí hậu.
B phá rừng để mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
C chiến tranh.
D ô nhiễm môi trường ven biển.
- Câu 12 : Ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cơ cấu ngành nông nghiệp cần phải chuyển dịch theo hướng
A sản xuất hàng hóa có chất lượng cao.
B đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và quốc tế.
C đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.
D giảm tỉ trọng của công nghiệp chế biến, tăng tỉ trọng của công nghiệp khai thác.
- Câu 13 : Cho bảng số liệu:NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TATRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2014(Đơn vị: tạ/ha)Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây là chưa chính xác về năng suất lúa cả năm phân theo vùng ở nước ta giai đoạn 2000 - 2014
A Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng luôn lớn hơn mức trung bình cả nước.
B Đồng bằng sông Cửu Long luôn có năng suất lớn hơn mức trung bình cả nước
C Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa tăng chậm hơn năng suất của cả nước.
D Năng suất lúa cả nước tăng chậm hơn năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long.
- Câu 14 : Quần đảo Trường Sa của nước ta thuộc các tỉnh/thành phố là
A Khánh Hoà.
B Quảng Nam.
C Bà Rịa - Vũng Tàu.
D TP. Đà Nẵng.
- Câu 15 : Đặc điểm không đúng với hoạt động của bão ở nước ta là
A mùa bão thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11.
B mùa bão chậm dần từ Nam ra Bắc.
C 70% số cơn bão trong mùa tập trung vào các tháng 8, 9, 10.
D trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta.
- Câu 16 : Căn cứ vào Atlat trang 15, hãy cho biết khu vực có mật độ dân số cao cũng như tập trung hầu hết các đô thị lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long là ở
A dải ven biên giới Việt Nam - Campuchia.
B dải ven biển.
C dải ven sông Tiền, sông Hậu.
D vùng bán đảo Cà Mau.
- Câu 17 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc?
A Hướng núi vòng cung chiếm ưu thế.
B Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích.
C Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng tây bắc - đông nam.
D Các sông trong khu vực như: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam cũng có hướng vòng cung.
- Câu 18 : Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của Đồng bằng sông Hồng diễn ra theo xu hướng
A tăng tỉ trong khu vực III; giảm tỉ trọng khu vực I và II.
B tăng tỉ trọng khu vực I; giảm tỉ trọng khu vực II và III.
C tăng tỉ trọng khu vực II và III; giảm tỉ trọng khu vực I.
D tăng tỉ trọng khu vực I và II; giảm tỉ trọng khu vực III.
- Câu 19 : Hiện tượng thời tiết đặc trưng nhất vào thời kì mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ là:
A mưa rào.
B mưa ngâu.
C mưa phùn.
D mưa đá.
- Câu 20 : Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là đới rừng
A cận xích đạo gió mùa.
B nhiệt đới ẩm gió mùa.
C cận nhiệt gió mùa.
D xích đạo gió mùa.
- Câu 21 : Ở Tây Nguyên, phần lớn diện tích trồng chè tập trung ở tỉnh
A Đắk Lắk
B Gia Lai.
C Kon Tum.
D Lâm Đồng.
- Câu 22 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?
A Có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên cho phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm và hàng năm.
B Có nền kinh tế hàng hóa phát triển sớm.
C Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
D Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động cả về số lượng và chất lượng.
- Câu 23 : Sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở thường không ổn định trong năm là do:
A sông ngòi ngắn và dốc.
B chế độ nước theo mùa.
C trình độ khoa học kĩ thuật thấp.
D hàm lượng dòng chảy cát bùn lớn.
- Câu 24 : Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chủ yếu là do
A cơ cấu kinh tế của nước còn chậm chuyển dịch.
B xuất phát điểm nền kinh tế từ nông nghiệp, trình độ công nghiệp còn thấp.
C dân cư thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp.
D số lượng thành phố lớn ở nước ta không nhiều.
- Câu 25 : Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, với số dân đông và gia tăng nhanh sẽ
A góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
B có nguồn lao động dồi dào, đời sống của nhân dân không ngừng được tăng cao.
C gây sức ép đến vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
D góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động và chất lượng cuộc sống dân cư.
- Câu 26 : Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, nhóm cây chiếm tỉ trọng cao nhất là
A cây lương thực.
B cây công nghiệp.
C cây ăn quả.
D cây rau đậu.
- Câu 27 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết hai tỉnh có diện tích trồng lúa (năm 2007) lớn nhất nước ta là:
A An Giang, Đồng Tháp.
B An Giang, Long An.
C Kiên Giang, An Giang.
D Kiên Giang, Long An.
- Câu 28 : Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
A chế biến lương thực, thực phẩm.
B chế biến gỗ và lâm sản.
C cơ khí - điện tử.
D vật liệu xây dựng.
- Câu 29 : Cho bảng số liệu:GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾTRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2014 (Đơn vị: Triệu USD) Để thể hiện quy mô kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và cơ cấu của nó ở nước ta trong hai năm 2000 và 2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A Biểu đồ miền.
B Biểu đồ tròn.
C Biểu đồ cột chồng.
D Biểu đồ đường.
- Câu 30 : Biện pháp cơ bản để đưa Đồng bằng sông Hồng sớm trở thành vùng sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hoá là
A thay đổi cơ cấu giống và cơ cấu mùa vụ.
B quan tâm đến chất lượng sản phẩm và thị trường.
C chú ý đến môi trường và bảo vệ tài nguyên đất.
D phát triển mạnh cây vụ đông.
- Câu 31 : Mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta còn chậm phát triển chủ yếu là do
A điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
B thiếu vốn đầu tư.
C dân cư phân bố không đồng đều.
D trình độ công nghiệp hoá còn thấp.
- Câu 32 : Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất ở nước ta hiện nay là
A Đồng bằng sông Hồng.
B Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C Đông Nam Bộ.
D Duyên hải miền Trung.
- Câu 33 : Huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây
A Quảng Trị.
B Quảng Ninh.
C Quảng Nam.
D Quảng Ngãi.
- Câu 34 : Cho biểu đồ:DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ SẢN LƯỢNG THỦY SẢNỞ NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2014Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về diện tích nuôi trồng thủy sản và sản lượng thủy sản ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014?
A Diện tích nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng nhưng không ổn định.
B Sản lượng thủy sản có xu hướng tăng nhưng không ổn định.
C Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng được nhiều nhất trong giai đoạn 2000 - 2005.
D Sản lượng thủy sản tăng được khoảng 2,8 lần.
- Câu 35 : Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn vì
A đều có khí hậu lạnh.
B có các nhà máy chế biến hiện đại.
C có diện tích đất đồng cỏ lớn.
D có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao.
- Câu 36 : Mạng điện thoại của nước ta bao gồm
A mạng nội hạt và mạng đường dài, mạng phi thoại.
B mạng truyền dẫn, mạng di động và mạng cố định.
C mạng dây trần, mạng truyền dẫn Viba, mạng di động và mạng cố định.
D mạng nội hạt và mạng đường dài, mạng di động và mạng cố định.
- Câu 37 : Ý nghĩa quan trọng của việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ ở nước ta là
A góp phần khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và bảo vệ vùng biển, vùng thềm lục địa của nước ta.
B nâng cao đời sống của bà con ngư dân ven biển.
C nâng cao kinh nghiệm trong việc đánh bắt xa bờ.
D khắc phục tình trạng cạn kiệt nguồn lợi hải sản ven bờ.
- Câu 38 : Nguyên nhân dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong thời gian qua không phải là do
A cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng chung của thế giới.
B sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
C chính sách điều tiết của Nhà nước.
D chất lượng cuộc sống không ngừng được cải thiện.
- Câu 39 : Đặc điểm không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam
A nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo.
B nhiệt độ trung bình năm cao trên 25oC.
C biên độ nhiệt nhiệt độ trung bình năm lớn.
D quanh năm nhiệt độ cao, không có tháng nào dưới 20oC.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)