- Đất nước nhiều đồi núi
- Câu 1 : Đồng bằng sông Cửu Long không có đặc trưng nào sau đây
A Có hệ thống đê điều
B Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt
C Có mùa lũ nước ngập trên diện rộng
D đất mặn, đất phèn chiếm diện tích lớn
- Câu 2 : Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là:
A Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
B Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan.
C Được nâng lên yếu trong vận động Tân Kiến Tạo
D Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng
- Câu 3 : Đặc điểm chung của địa hình nước ta không bao gồm
A Địa hình đối núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
B Địa hình nước ta có hướng chính là Đông Bắc - Tây Nam
C Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa
D Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
- Câu 4 : Nếu không tính cả đồng bằng, địa hình đồi núi thấp chiếm hơn bao nhiêu (%) diện tích nước ta:
A 40.
B 50.
C 60.
D 70
- Câu 5 : Vòng cung là hướng chính của:
A Dãy núi vùng Tây Bắc.
B Dãy núi vùng Đông Bắc
C Vùng núi Trường Sơn Nam.
D Câu B + C đúng
- Câu 6 : Địa hình nào sau đây ứng với tên của vùng núi có các bộ phận: phía đông là dãy núi cao, đồ sộ; phía tây là địa hình núi trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi?
A Tây Bắc.
B Đông Bắc
C Trường Sơn Bắc.
D Trường Sơn Nam
- Câu 7 : Kiểu cảnh quan chiếm ưu thế ở Việt Nam là rừng:
A Thưa, cây bụi gai khô hạn.
B Mưa ôn đới núi cao
C Nhiệt đới gió mùa ở vùng đồi núi thấp.
D Á nhiệt đới trên núi.
- Câu 8 : Cấu trúc địa hình Việt Nam đa dạng, thể hiện ở:
A Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
B Hướng núi Tây bắc – Đông nam chiếm ưu thế
C Địa hình có nhiều kiểu khác nhau
D Đồi núi thấp chiếm ưu thế
- Câu 9 : Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây:
A Lương thực
B Thực phẩm.
C Công nghiệp.
D Hoa màu
- Câu 10 : Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là:
A Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông
B Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn , hướng Tây bắc – Đông Nam
C Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam
D Các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.
- Câu 11 : Đồng bằng sông Hồng giống Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm:
A Do phù sa sông ngòi bồi tụ tạo nên.
B Có nhiều sông ngòi, kênh rạch
C Diện tích 40 000 km²
D Có hệ thống đê sông và đê biển
- Câu 12 : Đồng bằng sông Hồng không có đặc điểm chính này:
A Rộng 15 000 km²
B Bị chia cắt nhiều bởi các đê ven sông
C Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
D Có các bậc ruộng cao bạc màu
- Câu 13 : Khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là:
A Động đất, bão và lũ lụt.
B Lũ quét, sạt lở, xói mòn
C Bão nhiệt đới, mưa kèm lốc xoáy.
D Mưa giông, hạn hán, cát bay
- Câu 14 : Diện tích đất nhiễm phèn, mặn của Đồng bằng sông Cửu Long hằng năm khoảng:
A 1/3.
B 2/3.
C 3/4
D 3/2
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)