Thi online_Nhân vật giao tiếp_Đề 1
- Câu 1 : Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện như thế nào?Các nhân vật có vị thế giao tiếp như thế nào?Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp cần làm gì?
- Câu 2 : Đoạn trích sau trong Truyện Kiều kể việc Sở Khanh bàn kế lừa Thúy Kiều đi trốn khỏi lầu Ngưng Bích, nơi Tú Bà sắp đặt cho Thúy Kiều ở tạm. Hãy phân tích lời nói của mỗi nhân vật để thấy vị thế và tính cách của từng người:Tường đông lay động bóng cành,Đẩy song đã thấy Sở Khanh lẻn vào.Sượng sùng đánh dạn ra chào,Lạy thôi, nàng mới rỉ trao ân cần.Rằng: “Tôi bèo bọt chút thân,Lạc đàn mang lấy nợ nần yến anh.Dám nhờ cốt nhục tử sinh,Còn nhiều kết cỏ ngậm vành về sau!”Lặng ngồi lẩm nhẩm gật đầu:“Ta đây nào phải ai đâu mà rằng!Nàng đà biết đến ta chăng,Bể trầm luân, lấp cho bằng mới thôi!”Nàng rằng: “Muôn sự ơn người,Thế nào xin quyết một bài cho xong.”Rằng: “Ta có ngựa truy phong,Có tên dưới trướng, vốn dòng kiện nhi.Thừa cơ lẻn bước ra đi,Ba mươi sáu chước, chước gì lại hơn.Dù khi gió kép, mưa đơn,Có ta đây cũng chẳng cơn cớ gì!”Nghe lời nàng đã sinh nghi,Song đà quá đỗi quản gì được thân.(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Câu 3 : Đọc đoạn trích sau và phân tích theo các câu hỏi nêu ở dưới.Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọc. Hắn hò rằng:Muốn ăn cơm trắng với giò này!Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:-Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!Thị cong cớn:-Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:-Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.-Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ. – Thị liếc mắt, cười tít.(Kim Lân, Vợ nhặt)Câu hỏi:a)Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp có đặc điểm như thế nào về lứa tuổi, giới tính, tầng lớp xã hội?b)Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời ra sao? Lượt lời đầu tiên của nhân vật “thị” hướng tới ai?c)Các nhân vật giao tiếp trên có bình đẳng về vị thế xã hội không?d)Họ có quan hệ xa lạ hay thân tình khi bắt đầu cuộc giao tiếp?e)Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… chi phối lời nói của nhân vật như thế nào? (Chú ý cách xưng hô, cách nói năng và những điệu bộ, cử chỉ phụ trợ cho lời nói của các nhân vật.)
Xem thêm
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu - Đồng Tháp - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Ngọc Tảo - Hà Nội - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Trần Phú - Vĩnh Phúc - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Ngô Sĩ Liên - Bắc Giang - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Nông Cống I - Thanh Hóa - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Việt Yên - Bắc Giang - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Bình Thạnh - Tây Ninh - lần 1
- - Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Ngô Sĩ Liên - Bắc Giang - lần 2