Đề thi HK 2 môn Sinh lớp 12 THPT Đoàn Thượng - Hải...
- Câu 1 : Những mối quan hệ nào sau đây luôn làm cho một loài có lợi và một loài có hại?
A Quan hệ cộng sinh.
B Quan hệ vật ăn thịt – con mồi.
C Quan hệ hội sinh.
D Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
- Câu 2 : Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhân tố nhiệt độ là:
A 5,6 oC → 42oC.
B 15,6 oC → 44oC.
C 15,6oC → 42oC .
D 5,6 oC →44oC.
- Câu 3 : Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?
A Phân bố theo nhóm xảy ra khi môi trường sống đồng nhất và các cá thể cạnh tranh gay gắt.
B Trong tự nhiên, hầu hết các quần thể đều có kiểu phân bố cá thể theo nhóm.
C Phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa giúp sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
D Phân bố đồng đều là kiểu phân bố có vai trò làm giảm cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
- Câu 4 : Ở một quần thể của một loài lưỡng bội, xét gen A nằm trên NST thường có 4 alen . Trong điều kiện không có đột biến, trong quần thể sẽ có tối đa số loại kiểu gen về gen A là
A 8
B 10
C 15
D 4
- Câu 5 : Số lượng cá thể thỏ và mèo rừng Canađa có chu kì biến động là:
A 3 – 4 năm.
B 9 – 10 năm.
C 5 – 6 năm.
D 7 năm.
- Câu 6 : Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?
A Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động.
B Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
C Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
D Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
- Câu 7 : Khi nói về ổ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A Hai loài có ổ sinh thái khác nhau thì không cạnh tranh nhau.
B Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái.
C Sự hình thành loài mới gắn liền với sự hình thành ổ sinh thái mới.
D Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài.
- Câu 8 : Ở mối quan hệ nào sau đây, một loài có lợi và một loài trung tính?
A Quan hệ hội sinh.
B Quan hệ vật kí sinh – vật chủ.
C Quan hệ ức chế cảm nhiễm.
D Quan hệ vật ăn thịt – con mồi.
- Câu 9 : Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây đúng?
A Giới hạn sinh thái là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật tồn tại và phát triển.
B Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
C Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của nhân vật.
D Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng tốt nhất.
- Câu 10 : Cá chép có thể sống được ở 2oC đến 44oC, điểm cực thuận là 28oC. Cá rô phi có thể sống được ở 5,6oC đến 42oC, điểm cực thuận là 30oC. Nhận định nào sau đây là đúng?
A Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi vì điểm cực thuận thấp hơn.
B Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.
C Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
D Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.
- Câu 11 : Hiện tượng cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn thì thuộc mối quan hệ nào sau đây?
A Kí sinh cùng loài.
B Cạnh tranh khác loài.
C Quan hệ hỗ trợ.
D Cạnh tranh cùng loài.
- Câu 12 : Tuổi quần thể là
A tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
B tuổi thọ tối đa của quần thể.
C thời gian sống thực tế của cá thể.
D thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
- Câu 13 : Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể dẫn đến kết quả nào sau đây?
A Tăng mật độ cá thể của quần thể , khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
B Tăng số lượng cá thể trong quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
C Suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài có hiện tượng tiêu diệt lẫn nhau.
D Số lượng cá thể của quần thể giảm, duy trì ở mức tương ứng với nguồn sống của môi trường.
- Câu 14 : Các nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể là:1. Do thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh. 2. Do sự thay đổi tập quán kiếm mồi của sinh vật.3. Do sự thay đổi của nhân tố sinh thái hữu sinh. 4. Do sự lớn lên của các cá thể trong quần thể.Phương án đúng:
A 2, 4.
B 1, 2, 3, 4.
C 1, 2.
D 1, 3.
- Câu 15 : Một quần thể bò có 400 con lông vàng ( kiểu gen BB), 400 con lông lang trắng đen ( kiểu gen Bb), 200 con lông đen ( kiểu gen bb). Tần số tương đối của các alen trong quần thể là
A B = 0,6; b = 0,4.
B B = 0,4; b = 0,6.
C B = 0,8; b = 0,2.
D B = 0,2; b = 0,8.
- Câu 16 : Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen 0,4AA : 0,4Aa : 0,2 aa. Nếu xảy ra tự thụ phấn thì theo lí thuyết, thành phần kiểu gen ở thế hệ F2 là
A 0,55AA : 0,1 Aa : 0,35aa.
B 0,36AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
C 0,5AA : 0,2 Aa : 0,3 aa.
D 0,575AA : 0,05 Aa : 0,375 aa.
- Câu 17 : Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái là gì?
A Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.
B Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.
C Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường.
D Giảm cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
- Câu 18 : Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một quần thể người đang cân bằng di truyền có 36% số người không mang gen gây bệnh. Tần số của alen a là
A 0,8.
B 0,6.
C 0,2.
D 0,4.
- Câu 19 : Chim mỏ đỏ đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên mình của linh dương làm thức ăn.Mối quan hệ giữa chim mỏ đỏ và linh dương thuộc mối quan hệ:
A Hội sinh.
B Cộng sinh.
C Sinh vật ăn sinh vật khác.
D Hợp tác.
- Câu 20 : Tỉ lệ giới tính của quần thể không phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?
A Nhiệt độ.
B Điều kiện dinh dưỡng.
C Mật độ cá thể của quần thể.
D Tập tính sinh sản của loài.
- Câu 21 : Theo định luật Hacđi – vanbec, quần thể sinh vật ngẫu phối nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
A 100% AA.
B 0,32AA : 0,60 Aa : 0,08aa.
C 0,3AA : 0,5 Aa : 0,2aa.
D 0,5AA : 0,5aa.
- Câu 22 : Sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người do một gen trên NST thường có 3 alen chi phối với mối quan hệ trội lặn như sau: IA = IB > IO. Trong một quần thể người cân bằng di truyền, nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm 21%. Tỷ lệ người nhóm máu A là:
A 0,25.
B 0,40 .
C 0,45.
D 0,54.
- Câu 23 : Ở người, gen A nằm trên NST thường quy định da đen trội hoàn toàn so với alen a quy định da trắng. Một quần thể người đang cân bằng di truyền có tỉ lệ người da trắng 64%. Một cặp vợ chồng đều da đen, xác suất để người con đầu lòng của họ là con trai và có da giống bố mẹ là
A 14,06%.
B 45,83%.
C 40,12%.
D 79, 01%.
- Câu 24 : Ở bò, gen A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn so với a quy định chân thấp. Trong một trại nhân giống, có 15 con đực giống chân cao và 100 con cái chân thấp. Quá trình ngẫu phối sinh ra đời con có 80% cá thể chân cao và 20% cá thể chân thấp. Trong số 15 con đực nói trên, có bao nhiêu con có kiểu gen dị hợp?
A 5 con.
B 6 con.
C 9 con.
D 8 con.
- Câu 25 : Phân bố theo nhóm trong quần thể thường gặp khi:
A điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B điều kiện sống phân bố không đều, các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.
C điều kiện sống phân bố không đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen