Đề thi HK2 môn Địa lí lớp 11 THPT Phan Ngọc Hiển -...
- Câu 1 : Từ 1994, Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng vì đó là những ngành:
A có thể tăng nhanh năng suất và đáp ứng được nhu cầu người dân.
B tạo động lực cho nền kinh tế đất nước đi lên.
C có thể quay vòng vốn nhanh.
D phù hợp với nguồn lao động đất nước rất dồi dào và giá nhân công rẻ
- Câu 2 : Năm 2004, giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc lần lượt là 51,4% và 48,6%. Cán cân thương mại của Trung Quốc năm 2004 có đặc điểm:
A chưa có gì nổi bật.
B nhập siêu.
C mất cân đối xuất, nhập lớn.
D xuất siêu.
- Câu 3 : Trong các nước sau của khu vực Đông Nam Á, nước nào là nước công nghiệp mới (NICs):
A Bru-nây.
B Cam-pu-chia
C Thái Lan.
D Xin-ga-po.
- Câu 4 : Cho bảng số liệu:SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI Cho biết giai đoạn 1950 – 2005 nhóm tuổi 65 tuổi trở lên tăng bao nhiêu %?
A 19,2%.
B 14,2%.
C 7,3%
D 3,8%.
- Câu 5 : Đâu không phải là biện pháp chính để Trung Quốc phát triển công nghiệp?
A Mở cửa, tăng cường hợp tác với nước ngoài.
B Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông.
C Đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị.
D Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.
- Câu 6 : Ngành công nghiệp được coi là mũi nhọn của Nhật Bản là
A công nghiệp chế tạo máy.
B công nghiệp sản xuất điện tử.
C công nghiệp dệt, sợi vải các loại.
D công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.
- Câu 7 : Về tự nhiên, miền Tây Trung Quốc không có đặc điểm nào sau đây?
A Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn.
B Gồm các dãy núi và cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
C Gồm các dãy núi và cao nguyên xen lẫn các đồng bằng màu mỡ.
D Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, ít mưa.
- Câu 8 : Cho bảng số liệu:Diện tích một số cây công nghiệp của Trung Quốc, thời kì 1985 - 2004 (Đơn vị: nghìn ha)Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A Diện tích trồng cao su tăng nhanh hơn so với diện tích trồng chè.
B Diện tích trồng chè và cao su tăng liên tục qua các năm.
C Diện tích trồng chè tăng chậm hơn so với diện tích trồng cao su.
D Diện tích trồng cao su tăng nhưng không ổn định.
- Câu 9 : Bốn đảo lớn ở Nhật Bản xếp theo thức tự từ Nam lên Bắc là
A Xi - cô - cư, Kiu - xiu, Hôn - su, Hô - cai - đô.
B Kiu - xiu, Xi - cô - cư, Hôn - su, Hô - cai - đô.
C Kiu - xiu, Xi – cô - cư, Hô - cai - đô, Hôn – su.
D Xi - cô - cư, Kiu - xiu, Hô - cai - đô, Hôn - su.
- Câu 10 : Cao su, cà phê, hồ tiêu, dừa được trồng nhiều ở Đông Nam Á chủ yếu nhằm
A đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong khu vực.
B khai thác triệt để diện tích đất nông nghiệp.
C đáp ứng nhu cầu rất lớn của người dân ở khu vực.
D đáp ứng nhu cầu rất lớn của thế giới.
- Câu 11 : Cơ cấu cây trồng của Trung Quốc đang có sự thay đổi theo hướng
A giảm tỉ lệ diện tích cây công nghiệp, tăng tỉ lệ diện tích cây lương thực và cây ăn quả.
B giảm tỉ lệ diện tích cây ăn quả và cây lương thực, tăng tỉ lệ diện tích cây công nghiệp.
C giảm tỉ lệ diện tích cây lương thực, tăng tỉ lệ diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả.
D giảm tỉ lệ diện tích cây ăn quả, tăng tỉ lệ diện tích cây lương thực và cây công nghiệp.
- Câu 12 : Nhìn chung, khí hậu của Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo khác nhau ở chỗ
A Khí hậu của Đông Nam Á lục địa có tính lục địa, khí hậu của Đông Nam Á biển đảo có tính hải dương.
B Đông Nam Á lục địa nằm trong 1 đới khí hậu, Đông Nam Á biển đảo nằm trong 2 đới khí hậu.
C Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, Đông Nam Á biển đảo có khí hậu xích đạo.
D Khí hậu của Đông Nam Á lục địa có 1 mùa đông lạnh, Đông Nam Á biển đảo nóng quanh năm.
- Câu 13 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư, xã hội Trung Quốc?
A Lao động cần cù, sáng tạo.
B Phát minh ra chữ viết.
C Đầu tư phát triển giáo dục
D Có quá ít dân tộc.
- Câu 14 : Cao su là cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở các nước
A Thái Lan, Việt Nam, Philipine, Malaixia.
B Thái Lan, Malaixia, Singapore, Việt Nam.
C Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam.
D Thái Lan, Malaixia, Việt Nam, Inđônêxia.
- Câu 15 : Đông Nam Á nằm trong khu vực có khí hậu
A cận nhiệt gió mùa và cận xích đạo.
B xích đạo và nhiệt đới gió mùa.
C nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt gió mùa
D xích đạo và cận xích đạo.
- Câu 16 : Nhật Bản là nước có tốc độ gia tăng dân số hằng năm
A thấp và đang tăng dần.
B cao và đang giẩm dần.
C thấp và đang giảm dần.
D cao và đang tăng dần.
- Câu 17 : Đông Nam Á tiếp giáp các đại dương là
A Bắc Băng Dương-Đại Tây Dương.
B Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương.
C Thái Bình Dương-Bắc Băng Dương.
D Thái Bình Dương-Đại Tây Dương.
- Câu 18 : Cho bảng số liệu:Diện tích một số cây công nghiệp của Trung Quốc, thời kì 1985 - 2004 (Đơn vị: nghìn ha)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích một số cây công nghiệp của Trung Quốc thời kì 1985 - 2004, biểu đồ thích hợp nhất làA đường
B tròn.
C miền.
D cột.
- Câu 19 : Cho bảng số liệu:Số lượng đàn trâu và đàn bò của Trung Quốc, thời kì 1985 – 2004 (Đơn vị: nghìn con)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?A Tốc độ tăng số lượng đàn trâu nhanh hơn đàn bò.
B Số lượng đàn trâu và đàn bò tăng liên tục qua các năm.
C Số lượng đàn bò tăng đều qua các năm.
D Số lượng đàn bò luôn lớn hơn đàn trâu.
- Câu 20 : Nhận định nào dưới đây không chính xác về những thành tựu do việc chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường ở Trung Quốc?
A Hình thành các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất cho phép các công ty nước ngoài tham gia đầu tư.
B Ưu tiên tối đa cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp truyền thống.
C Các xí nghiệp, nhà máy chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ.
D Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Trung Quốc ngày càng tăng.
- Câu 21 : Những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình của Nhật Bản đạt 5,3 % là nhờ có
A cơ sở hạ tầng tốt bậc nhất thế giới.
B người lao động có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao.
C chiến lược phát triển kinh tế hợp lí.
D sự hỗ trợ vốn từ Hoa Kì.
- Câu 22 : Vì sao nói ngành giao thông đường biển giữ một vị trí đặc biệt trong nền kinh tế của Nhật Bản?
- Câu 23 : Nêu khái quát thành tựu của công cuộc hiện đại hóa đất nước của Trung Quốc.
- Câu 24 : Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực?
- - Trắc nghiệm Bài 1 Sự tương quan về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Địa lý 11
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 4 Thực hành Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 5 Một số vấn đề của châu lục và khu vực
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 6 Hợp chủng quốc Hoa Kì
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 7 Liên minh châu Âu
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 8 Liên bang Nga
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Ôn tập phần A
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 9 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 10 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- - Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 11 Khu vực Đông Nam Á