- Tác động của con người đối với môi trường
- Câu 1 : Từ khi xuất hiện trên Trái Đất, con người đã tác động tới môi trường qua những thời kì nào ?
A Thời kì nguyên thuỷ và thời kì, xã hội nông nghiệp.
B Thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp.
C Thời kì nguyên thuỷ và thời kì xã hội công nghiệp.
D Thời kì nguyên thuỷ, thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp.
- Câu 2 : Hoạt động nào của con người trong thời kì nguyên thuỷ có tác động chủ yếu đến môi trường tự nhiên ?
A Hái lượm
B Dùng lửa để làm chín thức ăn, sưởi ấm, xua đuổi và săn bắt động vật hoang dã.
C Chiến tranh.
D Cả B và C
- Câu 3 : Con người tác động nhiều nhất tới môi trường trong thời kì nào ?
A Thời kì nguyên thuỷ.
B Thời kì xã hội nông nghiệp.
C Thời kì xã hội công nghiệp.
D Cả A và B.
- Câu 4 : Hái lượm, săn bắt động vật hoang dã là hoạt động chủ yếu của con người trong thời kì
A nguyên thuỷ.
B xã hội nông nghiệp.
C xã hội công nghiệp.
D cả A, B và C.
- Câu 5 : Con người biết trồng trọt và chăn nuôi gia súc được bắt đầu vào thời kì
A nguyên thuỷ
B xã hội nông nghiệp.
C xã hội công nghiệp.
D cả A, B và C.
- Câu 6 : Nhiều vùng rừng bị chuyển thành các khu định cư của con người và khu sản xuất nông nghiệp là hiện tượng bắt đầu diễn ra vào thời kì
A nguyên thuỷ.
B xã hội nông nghiệp.
C xã hội công nghiệp.
D cả A, B, và C.
- Câu 7 : Điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp là
A thế kỉ XV.
B thế kỉ XVI.
C thế kỉ XVII
D thế kỉ XVIII
- Câu 8 : Trong thời đại văn minh công nghiệp, hoạt động nào sau đây tác động đến môi trường ?
A Nền nông nghiệp cơ giới hoá tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn.
B Công nghiệp khai khoáng, sản xuất hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu.
C Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ.
D Cả A, B và C.
- Câu 9 : Các giống vật nuôi, cây trồng được con người tích luỹ, lai tạo và nhân giống trong thời kì
A nguyên thuỷ.
B xã hội nông nghiệp
C xã hội công nghiệp.
D cả B và C.
- Câu 10 : Tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên là gì ?
A Phá huỷ thảm thực vật.
B Tạo giống vật nuôi, cây trồng mới.
C Săn bắn nhiều loài động vật.
D Phục hồi và trồng rừng mới.
- Câu 11 : Phá rừng lấy gỗ, lấy đất trồng trọt, chăn nuôi, lấy đất dịnh cư và quá trình đô thị hoá đã dẫn tới hậu quả nào sau đây ?
A Làm mất đi nhiều loài sinh vật, mất nơi ở của động vật.
B Gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, thay đổi khí hậu.
C Làm nguồn nước bị cạn kiệt, gây xói mòn, thoái hoá đất, gây lũ lụt...
D Cả A, B và C.
- Câu 12 : Nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng sinh thái là do
A vật ăn thịt lấy động vật khác làm thức ăn và động vật lấy thực vật làm thức ăn.
B hoạt động của núi lửa.
C hoạt động của con người.
D cả A và B.
- Câu 13 : Lợi ích của trồng cây, gây rừng là gì ?
A Phục hồi thảm thực vật - lá phổi của Trái Đất.
B Tái tạo chỗ ở cho nhiều loài động vật.
C Chống hạn hán, lũ lụt, chống xói mòn đất ; phục hồi nguồn nước ngầm
D Cả A, B và C.
- Câu 14 : Câu nào sai trong các câu sau ?
A Con người đã và đang nỗ lực bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên để phát triển bền vững.
B Trồng cây, gây rừng là một trong những biên pháp hữu hiệu để phục hồi thảm thực vật.
C Hiện nay, việc săn bắt động vật không có ảnh hưởng gì đến đa dạng sinh học.
D Mọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của mình.
- Câu 15 : Nhận xét câu sau đây : Nhiều hoạt động của con người đã tác động tới môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường và làm suy thoái môi trường.
A Đúng
B Sai.
C Không đúng và cũng không sai.
D Không có ý kiến gì.
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 63 Ôn tập phần sinh vật và môi trường
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1 Menđen và Di truyền học
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 2 Lai một cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 4 Lai hai cặp tính trạng
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 5 Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 7 Bài tập chương I
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 Cơ chế xác định giới tính
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 13 Di truyền liên kết
- - Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 15 ADN