Đề thi HK2 môn Lịch sử lớp 11 Chuyên Lý Tự Trọng -...
- Câu 1 : “Ưng Lịch” là tên hiệu của vua
A Gia Long.
B Minh Mạng.
C Tự Đức.
D Hàm Nghi.
- Câu 2 : Phái chủ chiến của triều đình đã thực hiện kế hoạch gì vào rạng sáng 5/7/1885?
A Tấn công đồn Chợ Rẫy.
B Xuống chiếu Cần vương kêu gọi cứu nước.
C Tổ chức cuộc phản công quân Pháp ở Kinh thành Huế.
D Đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng thành.
- Câu 3 : Người lấy danh nghĩa nhà vua, xuống chiếu Cần vương năm 1885 là
A Tôn Thất Tùng.
B Tôn Thất Thuyết.
C Tôn Thất Đàm.
D Trương Quang Ngọc.
- Câu 4 : Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt và chịu án lưu đầy ở
A Tây Ban Nha.
B An-giê-ri.
C Tuy-ni-di.
D Bun-ga-ri.
- Câu 5 : Ý nghĩa quan trọng nhất của chiếu Cần vương (1885) là gì?
A Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
B Lên án, tố cáo hành động đầu hàng của một số quan lại.
C Bày tỏ lòng yêu nước của nhà vua.
D Kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
- Câu 6 : Bãi Sậy là địa danh thuộc tỉnh nào nước ta ngày nay.
A Hưng Nguyên.
B Hưng Yên.
C Bắc Ninh.
D Bắc Giang.
- Câu 7 : Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là
A Khởi nghĩa Ba Đình.
B Khởi nghĩa Bãi Sậy.
C Khởi nghĩa Hương Khê.
D Khởi nghĩa Yên Thế.
- Câu 8 : Giai đoạn từ 1888 - 1896 nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là
A chuẩn bị lực lượng và xây dựng cơ sở chiến đấu.
B hòa hoãn với thực dân Pháp.
C tập trung chiến đấu quyết liệt.
D chặn đánh các đoàn xe của thực dân Pháp.
- Câu 9 : Sau thất bại của khởi nghĩa Hương Khê, phong trào Cần vương tiếp tục diễn ra như thế nào?
A Mở rộng địa bàn hoạt động khắp cả nước.
B Thu hẹp lại ở các vùng miền núi trung du.
C Phát triển mạnh mẽ, thu hút nông dân tham gia.
D Đi đến chấm dứt.
- Câu 10 : Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) thuộc giai cấp nào?
A Trí thức.
B Thương nhân.
C Địa chủ.
D Nông dân.
- Câu 11 : Mục tiêu đấu tranh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là gì?
A Đánh Pháp để tự vệ, bảo vệ quê hương, giữ đất, giữ làng.
B Đánh Pháp, giành lại độc lập, khôi phục chế độ phong kiến.
C Lật đổ chế độ phong kiến.
D Lật đổ bọn tay sai địa phương.
- Câu 12 : Phong trào Cần Vương kết thúc, đánh dấu sự chấm dứt của khuynh hướng cứu nước gì?
A Khuynh hướng phong kiến.
B Khuynh hướng tư sản.
C Khuynh hướng dân chủ tư sản.
D Khuynh hướng vô sản.
- Câu 13 : Chính phủ Pháp đã cử ai sang làm Toàn quyền Đông Dương năm 1897?
A Pôn Đu-me.
B Pôn Ben.
C Pôn Lu-i Lúc.
D Jen Đe-co.
- Câu 14 : Chính sách nổi bật nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là
A tập trung khai thác mỏ.
B xây dựng hệ thống giao thông.
C cướp đoạt ruộng đất.
D độc quyền thu thuế.
- Câu 15 : Kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp mang đặc điểm là
A nền kinh tế phong kiến.
B nền kinh tế nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
C nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến.
D nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Câu 16 : Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam phân hóa thành mấy giai tầng?
A 3
B 4
C 5
D 6
- Câu 17 : Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gồm
A địa chủ, nông dân, công nhân.
B công nhân, nông dân, tư sản.
C công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
D tư sản, nông dân, tiểu tư sản.
- Câu 18 : Mục tiêu đấu tranh của công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ yếu là
A đòi quyền lợi về kinh tế.
B đòi quyền lợi về chính trị.
C đòi độc lập dân tộc.
D đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.
- Câu 19 : Vào đầu thế kỉ XX, công nhân Việt Nam tập trung chủ yếu trong ngành
A đồn điền.
B khai thác mỏ.
C đóng tàu.
D xây dựng.
- Câu 20 : Kinh tế Việt Nam chuyển biến như thế nào dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914)?
A Kinh tế công nghiệp làm chủ đạo.
B Không chuyển biến, nông nghiệp lạc hậu.
C Công thương nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ.
D Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam
- Câu 21 : Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài vào Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A Nông dân
B Công nhân
C Sĩ phu yêu nước tiến bộ.
D Sĩ phu yêu nước
- Câu 22 : Trong trận chiến bảo vệ Ô Quan Chưởng, ai đã lãnh đạo binh sĩ chiến đấu đến cùng để bảo vệ thành?
A Viên Chưởng Cơ.
B Nguyễn Tri Phương.
C Hoàng Diệu.
D Nguyễn Lâm.
- Câu 23 : Vì sao Pháp tìm cách thương lượng với triều đình nhà Nguyễn để kí kết hiệp ước năm 1874?
A Pháp sa lầy ở trận đánh chiếm thành Hà Nội.
B Pháp bị chặn đánh ở Thanh Hóa.
C Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất.
D Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai.
- Câu 24 : Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp ?
A Hiệp ước Nhâm Tuất.
B Hiệp ước Giáp Tuất.
C Hiệp ước Hác-măng.
D Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
- Câu 25 : Thực dân Pháp lấy cớ gì để đem quân ra Bắc Kì lần thứ hai 1882?
A Nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước 1874.
B Nhà Nguyễn đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
C Nhà Nguyễn giao thiệp với nhà Thanh ở Trung Quốc.
D Nhà Nguyễn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”.
- Câu 26 : Người giữ chức trấn thủ thành Hà Nội năm 1882 là
A Nguyễn Tri Phương.
B Hoàng Diệu.
C Trương Định.
D Nguyễn Trung Trực.
- Câu 27 : Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam?
A Hiệp ước Hác-măng.
B Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
C Hiệp ước Giáp Tuất.
D Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 24 Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- - Trắc nghiệm Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 2 Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 3 Trung Quốc
- - Trắc nghiệm Bài 4 Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 11
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 7 Những thành tựu văn hoá thời Cận đại
- - Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 8 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại