-Sự phát sinh loài người
- Câu 1 : Khi nói về sự phát sinh loài người, xét các kết luận sau đây:(1) Loài người xuất hiện vào đầu kỉ thứ Tư (Đệ tứ) của đại Tân sinh(2) Có hai giai đoạn là tiến hóa sinh học và tiến hóa xã hội(3) Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người(4) Tiến hóa sinh học đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầuCó bao nhiêu kết luận đúng?
A 1
B 3
C 2
D 4
- Câu 2 : Trong các phát biểu về sự hình thành loài người sau:(1) Loài người xuất hiện ở kỷ thứ 4 của đại trung sinh.(2) Người có nguồn gốc từ động vật và tổ tiên của loài người chính là các loài vượn người ngày nay.(3) Lồi cằm là đặc điểm xuất hiện gần đây nhất và chỉ có ở nhánh tiến hóa hình thành loài người. (4) Khi chuyển từ đời sống trên cây xuống dưới đất, cột sống hình cung của người đã biến đổi thành dạng chữ S để thích nghi với môi trường mới.(5) Nhờ tiến hóa sinh học mà con người nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hóa của chính mình.Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu đúng.
A 0
B 1
C 2
D 3
- Câu 3 : Các bằng chứng hoá thạch cho thấy loài người xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là loài
A Homo erectus.
B Homo habilis.
C Homo neanderthalensis.
D Homo sapien.
- Câu 4 : Những đặc điểm giống nhau giữa vượn người và người chứng tỏ
A người có nguồn gốc từ vượn người hiện nay.
B vượn người và người tiến hoá đồng quy.
C vượn người và người có quan hệ thân thuộc gần gũi.
D vượn người và người tiến hoá phân li chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
- Câu 5 : Những điểm giống nhau gữa người và thú chứng minh cho
A vượn người và người có quan hệ thân thuộc gần gũi.
B quan hệ về nguồn gốc giữa người và động vật có xương.
C vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người.
D người và vượn người ngày nay phát sinh từ một nguồn gốc chung là vượn người hoá thạch.
- Câu 6 : Dạng vượn người hiện đại nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?
A Vượn.
B Tinh tinh.
C Gôrila.
D Đười ươi.
- Câu 7 : Đặc điểm của người khéo léo (H.habilis) là
A não bộ khá phát triển và biết sử dụng công cụ bằng đá.
B não bộ khá phát triển và chưa biết sử dụng công cụ bằng đá.
C não bộ kém phát triển và biết sử dụng công cụ bằng đá.
D não bộ kém phát triển và chưa biết sử dụng công cụ bằng đá.
- Câu 8 : Dáng đứng thẳng của người được củng cố dưới tác dụng của
A việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động.
B việc chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất trống trải.
C việc dùng lửa để nấu chín thức ăn.
D đời sống tập thể.
- Câu 9 : Nhân tố chính chi phối quá trình phát triển loài người ở giai đoạn người hiện đại là
A thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu ở kỉ Đệ tam.
B lao động, tiếng nói, tư duy.
C việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích.
D quá trình biến dị di truyền và chọn lọc tự nhiên.
- Câu 10 : Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật.
A Người – tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut
B Người – tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Vervet
C Người – tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin
D Người – tinh tinh - vượn Gibbon- khỉ Vervet - khỉ Capuchin - khỉ Rhesut
- Câu 11 : Loài người ngày nay khó biến thành các loài khác do
A con người không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
B con người hiện đại đã phát triển toàn diện.
C giữa các quần thể người hiện nay gần như không có cơ chế cách li.
D người hiện đại đã ở bậc thang tiến hoá cao nhất.
- Câu 12 : Số axit amin trên chuỗi Beta- hêmôglôbin của loài nào trong bộ khỉ không khác so với người?
A Gôrila.
B Khỉ Rhesut.
C Tinh tinh.
D Vượn.
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 Phiên mã và dịch mã
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 Điều hòa hoạt động gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4 Đột biến gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5 Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 8 Quy luật Menđen Quy luật phân li
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 9 Quy luật phân li độc lập
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 10 Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- - Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen