Đề thi chính thức THPT QG Môn Địa lí năm 2018 - Mã...
- Câu 1 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế ven biển Năm Căn thuộc tỉnh nào sau đây?
A Trà Vinh.
B Bến Tre.
C Cà Mau.
D Sóc Trăng.
- Câu 2 : Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
A Địa hình bị chia cắt mạnh.
B Nhiều nơi núi lan ra sát biển.
C Có rất nhiều núi lửa và đảo.
D Nhiều đồng bằng châu thổ.
- Câu 3 : Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư ở vùng đồng bằng nước ta?
A Tỉ suất sinh cao hơn miền núi.
B Mật độ dân số nhỏ hơn miền núi.
C Có rất nhiều dân tộc ít người.
D Chiếm phần lớn số dân cả nước.
- Câu 4 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết nơi nào sau đây có khu dự trữ sinh quyển thế giới?
A Núi Chúa.
B Cần Giờ.
C Tràm Chim.
D Yok Đôn.
- Câu 5 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao hơn cả?
A Ngọc Krinh.
B Ngọc Linh.
C Kon Ka Kinh.
D Vọng Phu.
- Câu 6 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết sân bay Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh nào sau đây?
A Kon Tum.
B Lâm Đồng.
C Đắk Lắk.
D Gia Lai.
- Câu 7 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết đường số 7 chạy qua tỉnh nào sau đây?
A Quảng Trị.
B Thanh Hóa.
C Nghệ An.
D Quảng Bình.
- Câu 8 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết nhà máy thủy điện Thác Mơ thuộc tỉnh nào sau đây?
A Tây Ninh.
B Đồng Nai.
C Bình Dương.
D Bình Phước.
- Câu 9 : Yếu tố nào sau đây không phải là lợi thế để phát triển giao thông đường biển nước ta?
A Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.
B Có nhiều đảo, quần đảo ở ven bờ.
C Các dòng biển hoạt động theo mùa.
D Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế.
- Câu 10 : Thành tựu lớn nhất của ASEAN đạt được là
A tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước khá cao.
B hầu hết các nước trong khu vực là thành viên
C đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
D cơ sở hạ tầng ngày càng được hiện đại hóa.
- Câu 11 : Cơ cấu sản phẩm công nghiệp của nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu là để
A khai thác tốt hơn thế mạnh về khoáng sản.
B tận dụng tối đa nguồn vốn từ nước ngoài.
C phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường.
D sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động
- Câu 12 : Cho bảng số liệu:XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MA-LAI-XI-A, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015(Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015?
A Từ năm 2010 đến năm 2015 đều xuất siêu
B Giá trị xuất siêu năm 2014 lớn hơn năm 2010.
C Từ năm 2010 đến năm 2015 đều nhập siêu.
D Giá trị xuất siêu năm 2012 nhỏ hơn năm 2015.
- Câu 13 : Yếu tố nào sau đây có tác động chủ yếu đến sự phát triển giao thông vận tải biển Nhật Bản?
A Nhu cầu xuất và nhập khẩu hàng hóa gia tăng.
B Nhu cầu du lịch nước ngoài của dân tăng cao.
C Nhiều vũng, vịnh sâu thuận lợi xây dựng cảng.
D Đất nước quần đảo có vùng biển rộng bao bọc.
- Câu 14 : Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A cho phép phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao.
B cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản.
C tạo ra tập quán sản xuất mới cho người lao động ở địa phương.
D giải quyết việc làm cho người lao động thuộc các dân tộc ít người.
- Câu 15 : Yếu tố nào sau đây là chủ yếu làm cho hiệu quả chăn nuôi nước ta chưa ổn định?
A Cơ sở chuồng trại ở nhiều nơi có quy mô còn nhỏ
B Lao động có trình độ kĩ thuật cao còn chưa nhiều
C Dịch bệnh hại vật nuôi vẫn đe dọa trên diện rộng
D Việc sử dụng giống năng suất cao chưa phổ biến.
- Câu 16 : Cho bảng số liệu:SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA, NĂM 2005 VÀ NĂM 2016(Đơn vị: Nghìn tấn)(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô sản lượng lúa và cơ cấu của nó phân theo mùa vụ năm 2005 và năm 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A Miền.
B Tròn.
C Kết hợp.
D Cột.
- Câu 17 : Yếu tố nào sau đây là chủ yếu làm cho kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây?
A Việc hợp tác kinh tế, kĩ thuật với các nước được tăng cường.
B Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa được đẩy mạnh.
C Nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động ngoại thương.
D Đời sống dân cư nâng cao hướng vào dùng hàng nhập ngoại.
- Câu 18 : Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô là do
A nhiều cửa sông, ba mặt giáp biển, có nhiều vùng trũng rộng lớn.
B địa hình thấp, ba mặt giáp biển, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
C có nhiều vùng trũng rộng lớn, ba mặt giáp biển, địa hình đa dạng.
D sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, ba mặt giáp biển, nhiều cửa sông.
- Câu 19 : Nhân tố nào sau đây là quan trọng nhất giúp Đông Nam Bộ sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trong phát triển kinh tế?
A Cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ.
B Chính sách phát triển phù hợp.
C Kinh tế hàng hóa sớm phát triển.
D Nguồn lao động lành nghề đông.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)