- Đặc điểm sinh vật và thổ nhưỡng Việt Nam
- Câu 1 : Đặc điểm nào không đúng với đất của Việt Nam?
A Đa dạng, gồm nhiều loại khác nhau
B Thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
C Chia thành 2 nhóm đất chính
D Đất phù sa ở đồng bằng, đất feralit ở vùng đồi núi
- Câu 2 : Đặc điểm nào không đúng với nhóm đất feralit?
A Thường được dùng để trồng lúa
B Hình thành trực tiếp tại các vùng đồi núi thấp
C Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét
D Đất có màu đỏ vàng đặc trưng
- Câu 3 : Đất feralit trên đá vôi và đá badan màu mỡ thích hợp để trồng loại cây nào?
A Cây lương thực
B Cây rau đậu
C Cây ăn quả
D Cây công nghiệp
- Câu 4 : Nhóm đất phù sa sông phân bố chủ yếu ở:
A Miền núi
B Đồng bằng
C Núi cao
D Ven biển
- Câu 5 : Thảm thực vật phù hợp với nhóm đất mùn núi cao là:
A Rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh
B Rừng thưa khô nửa rụng lá
C Rừng á nhiệt đới và ôn đới
D Rừng ngập mặn
- Câu 6 : Đồng bằng phù sa sông rộng lớn nhất nước ta là:
A Đồng bằng sông Mã
B Đồng bằng sông Cửu Long
C Đồng bằng sông Hồng
D Đồng bằng sông Ba
- Câu 7 : Đặc điểm không đúng với đất phù sa sông là
A Tơi xốp, dễ canh tác và làm thủy lợi
B Phì nhiêu, ít chua, giàu mùn
C Thích hợp trồng cây công nghiệp, trồng rừng
D Chia thành nhiều loại như đất phèn, mặn, đất xám phù sa cổ…
- Câu 8 : Đặc điểm không đúng với sinh vật Việt Nam là:
A Chủ yếu là các loài cận nhiệt, ôn đới
B Đa dạng và phong phú
C Đa dạng các hệ sinh thái khác nhau
D Đang bị biến đổi và suy giảm nhanh chóng
- Câu 9 : Sự đa dạng của sinh vật Việt Nam không biểu hiện qua:
A Thành phần loài
B Kiểu gen di truyền
C Kiểu hệ sinh thái
D Môi trường sống
- Câu 10 : Hệ sinh thái rừng ngập mặn của nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng nào?
A Nam Bộ
B Bắc Bộ
C Bắc Trung Bộ
D Nam Trung Bộ
- Câu 11 : Sự đa dạng về thành phần loài sinh vật được thể hiện qua:
A Nước ta có nhiều hệ sinh thái khác nhau
B Nước ta có 14600 loài thực vật, 11200 loài động vật
C Sinh vật chủ yếu là các loài nhiệt đới
D Ngày càng nhiều loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam
- Câu 12 : Đặc điểm không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn là:
A Phát triển ở vùng ven biển
B Các loài thực vật sống trong môi trường ngập mặn
C Là các loại cây gỗ cho giá trị kinh tế cao
D Nhiều loài động vật phong phú
- Câu 13 : Hệ sinh thái rừng kín thường xanh hiện nay còn xuất hiện ở đâu?
A Tây Nguyên
B Ven biển
C Cúc Phương
D Hoàng Liên Sơn
- Câu 14 : Hoàng Liên Sơn đặc trưng với kiểu hệ sinh thái rừng nào?
A Rừng kín thường xanh
B Rừng trồng
C Rừng ôn đới núi cao
D Rừng tre nứa
- Câu 15 : Mục đích xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để:
A Bảo tồn, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh học tự nhiên
B Bảo vệ rừng, ngăn cản xói mòn đất, điều hòa nguồn nước
C Khai thác gỗ và lâm sản phục vụ xuất khẩu
D Tạo nhiều việc làm, làm nơi vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng
- Câu 16 : Hệ sinh thái nông nghiệp được tạo ra để:
A Bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm
B Nâng cao sự đa dạng của tự nhiên
C Lấy lương thực, thực phẩm cho con người
D Khai thác triệt để nguồn tài nguyên sinh vật của nước ta
- Câu 17 : Loại cây được xếp vào nhóm cây thực phẩm là:
A Lim.
B Hồi
C Măng
D Sanh
- Câu 18 : Cây nấm hương, mộc nhĩ, hạt dẻ được xếp vào nhóm cây cho giá trị sử dụng nào?
A Lấy gỗ
B Lấy tinh dầu
C Lấy thực phẩm
D Cây thuốc
- Câu 19 : Giá trị không đúng của tài nguyên sinh vật về mặt môi trường sinh thái là:
A Là nơi nghỉ dưỡng, tham quan, du lịch
B Điều hòa nguồn nước mặt và nước ngầm
C Tăng độ phì cho đất
D Là nơi cư trú của động vật
- Câu 20 : Nhân tố quan trọng nhất quyết định thành phần và tính chất của đất là:
A Đá mẹ
B Khí hậu
C Sinh vật
D Con người
- Câu 21 : Nguyên nhân cơ bản hình thành nhóm đất mùn núi cao là do:
A Nhiệt độ và độ ẩm thay đổi theo độ cao
B Đá mẹ thay đổi theo độ cao địa hình
C Sinh vật thay đổi theo độ cao địa hình
D Hướng nghiêng và độ dốc của địa hình
- Câu 22 : Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái nông nghiệp:
A Rừng tre nứa
B Rừng trên núi đá vôi
C Rừng thưa khô rụng lá
- Câu 23 : Giá trị về mặt kinh tế của sinh vật là:
A Hạn chế xói mòn đất, điều hòa khí hậu
B Là nơi tham quan, du lịch
C Giảm nhẹ thiên tai
D Lấy gỗ cho xây dựng, đồ dùng
- Câu 24 : Muốn hạn chế đất bị xói mòn ở vùng đồi núi, biện pháp quan trọng nhất là:
A Đẩy mạnh thâm canh
B Phủ xanh đất trống đồi trọc
C Chăn nuôi gia súc ăn cỏ
D Trồng các loại cây lương thực: lúa, ngô
- Câu 25 : Biện pháp sử dụng đất hợp lí ở vùng đồng bằng là:
A Làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá
B Phát triển nông lâm kết hợp
C Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc
D Phát triển thủy lợi, đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp
- Câu 26 : Biện pháp không đúng để bảo vệ và khai thác hợp lí tài nguyên rừng là:
A Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc
B Bảo vệ rừng đầu nguồn, vườn quốc gia
C Mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồi núi
D Ban hàng Luật pháp để bảo vệ tài nguyên rừng
- Câu 27 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết loài động vật nào không có ở phân khu địa lí đông vật Bắc Trung Bộ
A Cá sấu
B Voi
C Gấu
D Gà lôi
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 6 Thực hành Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 8 năm 2017 - 2018
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 27 Thực hành Đọc bản đồ Việt Nam
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 30 Thực hành Đọc bản đồ địa hình Việt Nam
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 35 Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 40 Thực hành Đọc lát cắt địa lý tự nhiên tổng hợp
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 18 Thực hành Tìm hiểu Lào và Cam-phu-chia
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 44 Thực hành Tìm hiểu địa phương
- - Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 21 Con người và môi trường địa lí
- - Đề thi HK1 môn Địa lý 8 năm học 2016-2017