Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp
- Câu 1 : Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có các nhóm ngành công nghiệp:
A Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước
B Công nghiệp nhóm A, công nghiệp nhóm B, công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước
C Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ
D Công nghiệp nặng, công nghiệp vật liệu, công nghiệp sản xuất công cụ lao động, công nghiệp chế biến và hàng tiêu dùng.
- Câu 2 : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành công nghiệp nước ta là
A tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.
B nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời.
C giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
D giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.
- Câu 3 : Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm
A tiết kiệm tài nguyên thiên thiên.
B giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.
C hội nhập vào thị trường thế giới.
D đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
- Câu 4 : Ở vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, từ Hà Nội hoạt động công nghiệp tỏa đi theo nhiều hướng với các ngành chuyên môn hóa khác nhau. Ngành công nghiệp hóa chất, sản xuất giấy là ngành chuyên môn hóa của hướng nào dưới đây?
A Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Cẩm Phả
B Hà Nội, Đông Anh, Thái Nguyên.
C Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La.
D Hà Nội, Việt Trì, Lâm Thao.
- Câu 5 : Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta được thể hiện ở:
A Tỷ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống ngành công nghiệp
B Tỷ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống kinh tế
C Tỷ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống GDP
D Tỷ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống công nghiệp và nông nghiệp
- Câu 6 : Đặc điểm nào không thuộc hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta
A xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt, thích nghi cơ chế thị trường
B đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để đảm bảo tốt nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
C đẩy mạnh các ngành mũi nhọn, trọng điểm, đưa CN năng lượng đi trước một bước. Các ngành khác điểu chỉnh theo nhu cầu thị trường
D đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm
- Câu 7 : Hướng chuyên môn hoá của tuyến công nghiệp Đáp Cầu - Bắc Giang là :
A Vật liệu xây dựng, khai thác than và cơ khí.
B Phân hóa học và vật liệu xây dựng.
C Cơ khí và luyện kim.
D Dệt may, xi măng và hoá chất.
- Câu 8 : Đây là trung tâm công nghiệp có duy nhất có ngành Dệt, may của Duyên hải Nam Trung Bộ.
A Thanh Hoá.
B Vinh.
C Đà Nẵng.
D Quy Nhơn.
- Câu 9 : Công nghiệp khai thác than nằm trong nhóm ngành :
A Công nghiệp năng lượng.
B Công nghiệp vật liệu.
C Công nghiệp sản xuất công cụ.
D Công nghiệp nhẹ.
- Câu 10 : Ở miền Bắc nước ta, vùng có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất là:
A Đông Nam Bộ
B Đồng bằng sông Hồng và vùng lân cận
C Duyên hải miền Trung
D Đồng bằng sông Cửu Long
- Câu 11 : Theo cách phân loại hiện hành cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có:
A 2 nhóm với 28 ngành.
B 3 nhóm với 29 ngành
C 3 nhóm với 30 ngành.
D 5 nhóm với 31 ngành.
- Câu 12 : Mì tôm là sản phẩm của ngành công nghiệp :
A Năng lượng.
B Vật liệu xây dựng.
C Sản xuất công cụ lao động.
D Chế biến lương thực thực phẩm
- Câu 13 : Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng
A giảm tỉ trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
B tăng tỉ trọng khu vực nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
C giảm tỉ trọng khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D tăng tỉ trọng khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Câu 14 : Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2007, thành phần kinh tế nào chiếm tỉ trọng nhỏ nhất
A Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước
B Thành phần kinh tế Nhà nước
C Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
D Thành phần kinh tế tư nhân, tập thể, cá thể
- Câu 15 : Sự khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam thể hiện ở nhận xét nào
A miền Bắc nhiệt điện chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí
B các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn
C miền Bắc các nhà máy gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố
D các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc công suất lớn hơn các nhà máy ở miền Nam
- Câu 16 : Từ 2005 trở lại đây, trong cơ cấu điện, chiếm 70% sản lượng là:
A Điện nguyên tử
B Nhiệt điện
C Thủy điện
D Phong điện
- Câu 17 : Ngành công nghiệp không được coi là trọng điểm của nước ta giai đoạn hiện nay là
A công nghiệp năng lượng.
B công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm.
C công nghiệp nghiệp dệt may.
D công nghiệp luyện kim.
- Câu 18 : Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất hiện nay ở nước ta là
A Thác Bà.
B Sơn La.
C Hòa Bình.
D Yaly.
- Câu 19 : Nhà máy thủy điện Sơn La nằm trên sông nào sau đây?
A Sông Đà.
B Sông Gâm.
C Sông Hồng.
- Câu 20 : Ngành công nghiệp nào được coi là ngành thuộc cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước một bước?
A Điện lực.
B Hoá chất.
C Sản xuất hàng tiêu dùng.
D Luyện kim.
- Câu 21 : Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành
A đem lại hiệu quả kinh tế cao
B dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài
C có thế mạnh lâu dài
D tác động mạnh đến việc phát triển các ngành nước ngoài
- Câu 22 : Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện miền Nam là
A Thủy điện
B Than đá
C Dầu mỏ và khí đốt
D điện nguyên tử
- Câu 23 : Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành công nghiêp trọng điểm?
A Tác động mạnh tới các ngành khác
B Hiệu quả kinh tế cao
C Có thế mạnh lâu dài
D Chỉ có ở vùng kinh tế trọng điểm
- Câu 24 : Hoạt động nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta?
A Khai thác dầu khí
B Khai thác than
C Sản xuất điện
D Luyện kim màu
- Câu 25 : Ý nào sau đây thể hiện ngành chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm nước ta?
A Phòng tránh thiên tai
B Tạo ra nhiều lao động có chất lượng cao
C Gây ô nhiễm môi trường
D Có thế mạnh lâu dài
- Câu 26 : Khu vực nào sau đây phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến rượu, bia, nước ngọt?
A Nông thôn
B Đô thị
C Miền núi
D Cao nguyên
- Câu 27 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW của nước ta?
A Ninh Bình.
B Thủ Đức.
C Trà Nóc.
D Cà Mau.
- Câu 28 : Công nghiệp dệt may thường tập trung ở các thành phố lớn vì:
A Thuận lợi để nhập nguyên liệu và xuất sản phẩm sang các nước
B Thường có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn
C Có nguồn lao động dồi dào với trình độ tay nghề cao
D Có điều kiên tốt về hạ tầng, thu hút được đầu tư nước ngoài.
- Câu 29 : Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm nước ta
A sử dụng nhiều lao động
B mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao
C có thế mạnh mạnh lâu dài
D tác động tích cực đến các ngành kinh tế khác
- Câu 30 : Tiềm năng thuỷ điện của nước ta tập trung chủ yếu ở
A hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đồng Nai
B hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Xê Xan
C hệ thống sông Xê Xan và hệ thống sông Hồng
D hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Đồng Nai
- Câu 31 : Ngành công nghiệp chế biến chè ở nước ta phân bố chủ yếu ở
A trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
B trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng
C Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên
D trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ
- Câu 32 : Loại tài nguyên kháng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất ở tỉnh Quảng Ninh?
A Than nâu.
B Than Antraxit.
C Than cám.
D Than bùn.
- Câu 33 : Hãy xác định đúng tên nhà máy thủy điện được xây dựng trên sông Xrê-pốc
A Nhà máy thủy điện Đa Nhim
B Nhà máy thủy điện Yali .
C Nhà máy thủy điện Đrây Hơ Linh.
D Nhà máy thủy điện Plây Krông
- Câu 34 : Nhà máy điện nào sau đây không chạy bằng than
A Uông Bí
B Na Dương
C Ninh Bình
D Phú Mỹ.
- Câu 35 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A Cà Mau
B Phú Mĩ
C Bà Rịa
D Thủ Đức
- Câu 36 : Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi thường phân bố ở
A Các đô thị ven biển
B Các đô thị lớn
C Các thành phố trực thuộc Trung ương
D Nông thôn
- Câu 37 : Công nghiệp chế biến cà phê phát triển mạnh nhất ở
A Tây Nguyên
B Bắc Trung Bộ
C Đồng bằng sông Cửu Long
D Duyên hải Nam Trung Bộ
- Câu 38 : Công nghiệp chế biến thủy hải sản phát triển nhất ở
A Bắc Trung Bộ
B Duyên hải Nam Trung Bộ
C Đồng bằng sông Hồng
D Đồng bằng sông Cửu Long
- Câu 39 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, nhận xét nào sau đây là đúng, từ năm 2000 đến 2007:
A Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm so với toàn ngành công nghiệp có xu hướng giảm
B Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp năng lượng so với toàn ngành công nghiệp có xu hướng tăng
C Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng so với toàn ngành công nghiệp có xu hướng giảm
D Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm so với toàn ngành công nghiệp có xu hướng tăng
- Câu 40 : Phát biểu nào sâu đây không đúng với khu công nghiệp ở nước ta?
A Phân bố không đều theo lãnh thổ.
B Có ranh giới địa lí xác định.
C Hình thành từ lâu đời ở nước ta.
D Không có dân cư sinh sống.
- Câu 41 : Yếu tố nào không thuộc nhân tố bên trong ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp
A Tài nguyên thiên nhiên
B Vị trí địa lý
C Thị trường
D Điều kiện kinh tế, xã hội
- Câu 42 : Nguyên nhân chính dẫn đến sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở nước ta hiện nay là do
A sự điều chỉnh của chính sách phát triển công nghiệp
B sự tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội
C sự thích nghi với xu thế phát triển công nghiệp của khu vực và thế giới
D sự phân hoá đa dạng của các nhân tố thời tiết, khí hậu
- Câu 43 : Đặc điểm nào sau đây là của điểm công nghiệp?
A Phân bố gắn liền các đô thị lớn.
B Chỉ có 1-2 xí nghiệp công nghiệp
C Có nhiều khu công nghiệp.
D Có mối liên hệ chặt chẽ giữa các xí nghiệp
- Câu 44 : Đây là tỉnh không nằm trong vùng công nghiệp số 3 theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp :
A Hà Tĩnh.
B Thừa Thiên - Huế.
C Đà Nẵng.
D Ninh Thuận.
- Câu 45 : Các địa điểm dưới đây, nơi nào là một điểm công nghiệp ?
A Quy Nhơn.
B Tĩnh Túc.
C Việt Trì
D Hạ Long.
- Câu 46 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thuộc Bắc Trung Bộ có quy mô nhỏ là:
A Đồng Hới
B Vinh
C Phan Thiết
D Thanh Hóa
- Câu 47 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng không có ngành dệt may là:
A Hải Phòng
B Thanh Hóa
C Cần Thơ
D Huế
- Câu 48 : Ở nước ta, vùng có nhiều khu công nghiệp tập trung nhất là :
A Đồng bằng sông Hồng.
B Duyên hải miền Trung.
C Đông Nam Bộ.
D Đồng bằng sông Cửu Long.
- Câu 49 : Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26 hãy cho biết so với trung tâm công nghiệp Đà Nẵng thì Nha Trang không có ngành công nghiệp nào sau đây?
A Đóng tàu
B Vật liệu xây dựng.
C Hóa chất.
D Cơ khí
- Câu 50 : Tổ chức lãnh thổ công nghiệp nhằm mục đích để :
A Sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ.
B Sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường.
C Thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
D Phát huy thế mạnh tự nhiên của mỗi vùng
- Câu 51 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết tỉnh nào có giá trị sản xuất công nghiệp so với cả nước >10%
A Quảng Ninh
B Đồng Nai
C Hà Nội
D Bà Rịa – Vũng Tàu
- Câu 52 : Căn cứ vào Át lát Địa lý Việt Nam trang 22, tốc độ tăng sản lượng từ 2000 đến 2007 nhanh nhất thuộc về
A Than
B Điện và than
C Điện
D Dầu khí
- Câu 53 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A Rạch Giá.
B Cần Thơ.
C Long Xuyên.
D Sóc Trăng.
- Câu 54 : Nhà máy thủy điện Bản Vẽ nằm trên sông nào sau đây?
A Sông Cả.
B Sông Gâm.
C Sông Hồng.
D Sông Chảy.
- Câu 55 : Cho biểu đồ
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2015Nhận xét nào sau đây đúng với tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm của ngành công nghiệp nước ta?
A Sản lượng dầu tăng liên tục.
B Sản lượng than tăng liên tục.
C Khí tự nhiên tăng không ổn định.
D Than và dầu tăng trưởng không ổn định.
- Câu 56 : Qua biểu đồ trên ta thấy gì về ngành năng lượng Việt Nam?
Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành điện ở Việt Nam từ 1990 đến 2006
A Tỉ trọng Thủy điện tăng, nhiệt điện từ điêzen, khí tăng, nhiệt điện từ than tăng
B Tỉ trọng Thủy điện tăng, nhiệt điện từ điêzen, khí tăng, nhiệt điện từ than giảm
C Tỉ trọng Thủy điện giảm, nhiệt điện từ điêzen, khí tăng, nhiệt điện từ than giảm
D Tỉ trọng Thủy điện giảm, nhiệt điện từ điêzen, khí giảm, nhiệt điện từ than giảm
- Câu 57 : Cho bảng số liệu:Sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 1995 – 2010
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu mỏ, điện của nước ta thời kì 1995 – 2010 là
A biểu đồ kết hợp
B biểu đồ đường
C biểu đồ miền
D biểu đồ cột
- Câu 58 : Cho biểu đồ
Biểu đồ trên thể hiện
A tốc độ tăng trưởng về sản lượng của các sản phầm than, dầu thô, điện qua các năm
B cơ cấu sản lượng của ngành công nghiệp năng lượng qua các năm
C sản lượng than, dầu thô và sản lượng điện của nước ta qua các năm
D quy mô lượng than, dầu thô và sản lượng điện của nước ta qua các năm
- Câu 59 : Cho bảng số liệu:Sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2000 – 2014
(Nguồn niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB thống kê, 2015)Để thể hiện sản lượng than, dầu thô và điện cảu nước ta giai đoạn 2000 – 2014, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất:
A Cột
B Kết hợp
C Đường
D Miền
- Câu 60 : Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ (Đơn vị: %)
Từ số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây đúng về xu hướng thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ nước ta qua các năm?
A Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp vùng Đông Nam Bộ giảm nhiều nhất.
B Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các vùng đều tăng, trừ Đông Nam Bộ
C Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp vùng ĐBSCL tăng nhiều nhất.
D Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các vùng đều giảm, trừ Tây Nguyên.
- Câu 61 : Cho bảng số liệuGiá trị sản xuất công nghiệp cả nước và Đông Nam Bộ năm 2000 và năm 2005(Đơn vị: tỉ đồng)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam)Tỉ trọng Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2000 và năm 2005 lần lượt là
A 56,0%- 52,5 %
B 55,2%- 56,0%
C 52,5%- 56,0%
D 56,0%- 55,2 %
- Câu 62 : Cho bảng số liệu sau: Giá trị GDP phân theo ngành nước ta(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)
Từ bảng số liệu trên, cho biết tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng nước ta năm 2013 là:
A 25%
B 19,3%
C 42,6%
D 38,3%
- Câu 63 : Cho bảng số liệu:GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ(Đơn vị: tỉ đồng)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB Thống kê, 2012)Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2006 và năm 2010 là
A Biểu đồ tròn.
B Biểu đồ đường
C Biểu đồ cột đơn.
D Biểu đồ cột đôi
- Câu 64 : Cho bảng số liệu:Giá trị sản xuất các nhóm ngành công nghiệp của nước ta, giai đoạn 2000-2010(Đơn vị: tỉ đồng, giá thực tế)
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011; NXB thống kê Việt Nam năm 2012)Nhận xét nào sau không đúng với bảng số liệu:
A Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp ở nước ta đều tăng liên tục.
B Nhóm ngành công nghiệp chế biến có giá trị tăng lớn nhất.
C Nhóm ngành công nghiệp khai thác có giá trị tăng nhỏ nhất.
D Tỉ trọng của các nhóm ngành công nghiệp đều tăng
- Câu 65 : Cho bảng số liệu:Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế( Đơn vị: %)
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013)Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế trong năm 2000 và 2011 là:
A Biểu đồ miền.
B Biểu đồ đường.
C Biểu đồ cột.
D Biểu đồ tròn.
- Câu 66 : Cho bảng số liệuGIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐÔNG NAM BỘ NĂM 2005 (Đơn vị : Tỉ đồng)
Từ bảng số liệu, biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là
A biểu đồ tròn bán kính khác nhau.
B biểu đồ tròn bán kính bằng nhau
C biểu đồ cột kết hợpđường.
D biểu đồ cột nhóm.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)