Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 24 (có đáp án) : Khởi ng...
- Câu 1 : Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài từ giữa thế kỉ XVIII có đặc điểm gì nổi bật?
A. Chính quyền phong kiến suy sụp
B. Vua Lê giành lại được thực quyền
C. Chính quyền phong kiến được củng cố
D. Chúa Trịnh tiến hành cải cách bộ máy nhà nước
- Câu 2 : Trong thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế Đại Việt có sự chuyển biến như thế nào?
A. Kinh tế hàng hóa tiếp tục phát triển, lấn át kinh tế tiểu nông
B. Nông nghiệp phát triển, nông dân được mùa
C. Kinh tế suy sụp trên tất cả các lĩnh vực
D. Nông nghiệp suy thoái, công thương nghiệp phát triển mạnh
- Câu 3 : “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo” là khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII?
A. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương
B. Khởi nghĩa Lê Duy Mật
C. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất
D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
- Câu 4 : Cuộc khởi nghĩa nào hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An và kéo dài hơn 30 năm?
A. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
B. Khởi nghĩa Lê Duy Mật
C. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng
D. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương
- Câu 5 : Đoạn trích trên phản ánh điều gì về tình hình chính trị xã hội Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
A. Tình trạng lấn chiếm ruộng công của địa chủ, quan lại
B. Nạn bắt lính để đi đánh chúa Nguyễn
C. Nạn trưng thu của tư thành của công
D. Đời sống người dân khốn cùng vì thuế khóa
- Câu 6 : Tại sao đến thế kỉ XVIII, ruộng đất công lại bị địa chủ, quan lại lấn chiếm?
A. Do sự suy yếu của chính quyền trung ương
B. Do người nông dân chuyển hướng sang làm nghề thủ công
C. Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa
D. Do nông dân phiêu tán vào Đàng Trong
- Câu 7 : Vì sao trong thế kỉ XVIII, nông dân lại vùng lên đấu tranh chống chính quyền phong kiến?
A. Đời sống nông dân khổ cực do sự bóc lột của chính quyền phong kiến
B. Do tác động của các cuộc chiến tranh phong kiến
C. Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa
D. Do ảnh hưởng của khởi nghĩa nông dân ở Đàng Trong
- Câu 8 : Phong trào khởi nghĩa nông dân có tác động như thế nào đến tình hình chính trị Đàng Ngoài?
A. Tạo điều kiện để kinh tế hàng hóa phát triển
B. Tạo điều kiện để chúa Nguyễn tiến đánh ra Bắc
C. Khiến cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay
D. Dẫn tới chuyển giao quyền lực mới ở Đàng Ngoài
- Câu 9 : Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
A. Nổ ra liên tục ở khắp Đàng Ngoài
B. Đều bị đàn áp
C. Thiếu sự liên kết với nhau
D. Đã lật đổ được nền thống trị của chúa Trịnh
- Câu 10 : Nội dung nào sau đây phản ánh ý nghĩa quan trọng của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII đến các cuộc khởi nghĩa ở Đàng Trong?
A. Tạo tiền đề cho khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài.
B. Làm suy yếu chính quyền họ Trịnh.
C. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
D. Thể hiện quy luật “có áp bức có đấu tranh”.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 1 Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 3 Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4 Trung Quốc thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 5 Ấn Độ thời phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 6 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 7 Những nét chung về xã hội phong kiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập
- - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2016-2017
- - Trắc nghiệm Bài 9 Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Lịch sử 7