30 bài tập Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm...
- Câu 1 : Giá trị sản phẩm thủy sản của nước ta hiện nay vẫn còn chưa cao, chủ yếu là do
A đánh bắt gần bờ vẫn còn chủ yếu.
B công nghiệp chế biến còn hạn chế.
C ảnh hưởng nhiều của thiên tai.
D nguồn lợi thủy sản bị suy giảm.
- Câu 2 : Đây là tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển tương đối đồng đều cả khai thác lẫn nuôi trồng :
A An Giang.
B Đồng Tháp.
C Bà Rịa - Vũng Tàu.
D Cà Mau.
- Câu 3 : Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam trang 25, Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh :
A Lâm Đồng.
B Đồng Nai.
C Ninh Bình.
D Thừa Thiên - Huế
- Câu 4 : Các cánh rừng phi lao ven biển của miền Trung là loại rừng :
A Sản xuất.
B Phòng hộ.
C Đặc dụng.
D Khoanh nuôi.
- Câu 5 : Hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ta thuận lợi hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao là nhờ
A lao động có kinh nghiệm.
B dịch vụ thủy sản phát triển.
C diện tích mặt nước lớn.
D khí hậu nóng quanh năm.
- Câu 6 : Trong khu vực I hiện nay, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng là vì:
A có nguồn lợi thủy sản phong phú với trữ lượng lớn.
B phương tiện phục vụ thủy sản ngày càng hiện đại
C giá trị xuất khẩu cao hơn sản phẩm nông nghiệp.
D nhu cầu thị trường trong và ngoài nước mở rộng.
- Câu 7 : Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác thủy sản ven bờ ở nước ta hiện nay là
A nguồn lợi sinh vật giảm sút nghiêm trọng.
B vùng biển ở một số địa phương bị ô nhiễm.
C nước biển dâng, bờ biển nhiều nơi bị sạt lở.
D có nhiều cơn bão xuất hiện trên Biển Đông.
- Câu 8 : Năng suất lao động trong ngành thủy sản còn thấp là do:
A Nguồn lợi thủy sản suy giảm do khai thác quá mức
B Tàu thuyền ngư cụ chậm đổi mới
C Ngư dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt
D Vùng biển có nhiều thiên tai nguy hiểm
- Câu 9 : Việc phát triển đánh bắt hải sản xa bờ ở nước ta hiện nay nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A Góp phần giải quyết việc làm và phát huy thế mạnh của biển đảo.
B Tăng cường bảo vệ môi trường và khẳng định chủ quyền vùng biển.
C Giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và bảo vệ an ninh vùng biển.
D Tránh khai thác sinh vật có giá trị kinh tế cao và giúp bảo vệ thềm lục địa.
- Câu 10 : Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải sản, nhờ có:
A Phương tiện đánh bắt hiện đại.
B Nhân dân có kinh nghiệm đánh bắt.
C Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ
D Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng.
- Câu 11 : Năng suất lao động trong ngành khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp, chủ yếu do
A thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường.
B nguồn lợi cá đang bị suy thoái.
C phương tiện khai thác còn lạc hậu, chậm đổi mới.
D người dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt.
- Câu 12 : Khó khăn nào sau đây là chủ yếu đối với việc đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ ở nước ta hiện nay?
A Ô nhiễm môi trường và sự suy giảm nguồn lợi sinh vật.
B Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt thô sơ lạc hậu.
C Ngành công nghiệp chế biến thủy sản còn nhiều hạn chế.
D Thiên tai (bão trên biển), hoạt động của gió mùa Đông Bắc
- Câu 13 : Đây là biện pháp quan trọng để vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:
A Tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt.
B Khai thác triệt để nguồn lợi thủy sản ven bờ.
C Hiện đại hoá các phương tiện tăng cường đánh bắt xa bờ.
D Tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng thủy sản và chế biến.
- Câu 14 : Nguyên nhân chủ yếu làm cho nghề nuôi tôm ở nước ta phát triển mạnh trong những năm gần đây là do
A điều kiện nuôi thuận lợi và kĩ thuật nuôi được cải tiến.
B chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản của nhà nước
C sự phát triển mạnh công nghiệp chế biến góp phần nâng cao giá trị thương phẩm.
D thị trường ngoài nước được mở rộng và có nhu cầu ngày càng lớn.
- Câu 15 : Ngành thủy sản nước ta những năm gần đây có bước phát triển đột phá chủ yếu là do:
A Khí hậu thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thủy sản.
B Cơ sở vật chất có nhiều cải thiện, nhu cầu người dân trong nước tăng cao.
C Có vùng biển rộng, nguồn lợi thủy sản phong phú.
D Thị trường đầu ra cho các sản phẩm thủy sản có nhiều thuận lợi.
- Câu 16 : Để tăng sản lượng thuỷ sản đánh bắt, vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết hiện nay không phải là
A phát triển công nghiệp chế biến thủy sản.
B phổ biến kinh nghiệm và kiến thức cho ngư dân.
C đầu tư phương tiện hiện đại để đánh bắt xa bờ.
D tìm kiếm các ngư trường mới giàu nguồn lợi.
- Câu 17 : Ý nghĩa lớn nhất của thực hiện chương trình đánh bắt thủy sản xa bờ là
A góp phần duy trì nguồn lợi thủy sản ven biển.
B tăng nhanh sản lượng thủy sản đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
C khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
D góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.
- Câu 18 : Trở ngại lớn nhất đối với nghề khai thác hải sản xa bờ ở nước ta là
A thiếu nhiều lao động
B môi trường biển ô nhiễm
C biển có nhiều bão
D thiếu vốn đầu tư
- Câu 19 : Ngành đánh bắt thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi hơn ở Đồng bằng sông Hồng là do
A người dân có kinh nghiệm hơn.
B công nghiệp chế biến phát triển.
C có một mùa lũ trong năm.
D có nguồn lợi thủy sản phong phú.
- Câu 20 : Giá trị sản xuất của thủy sản nuôi trồng của nước ta tăng mạnh, nguyên nhân chủ yếu do
A sản lượng tăng nhanh và liên tục
B đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
C diện tích nuôi trồng tăng nhanh.
D mở rộng các thị trường xuất khẩu.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)