30 bài tập Ứng động mức độ dễ
- Câu 1 : Ứng động là
A Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng
B Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích
C Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng lúc vô hướng
D Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định
- Câu 2 : Những ứng động nào dưới đây là ứng động sinh trưởng ?
A Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
B Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại. khí khổng đóng và mở
C Sự đóng mở của lá cây trinh nữ
D Khí khổng đóng và mở.
- Câu 3 : Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước ?
A Tua cuốn quấn vòng
B Hoa mười giờ nở vào buổi sáng
C Cây nắp ấm bắt côn trùng
D Hoa bồ công anh nở vào lúc sáng và cụp lại khi chạng vạng tối.
- Câu 4 : Hiện tượng ứng động có vai trò:
A Giúp cây thích nghi một cách đa dạng với những biến đổi của môi trường
B Giúp cây tồn tại và phát triển với tốc độ nhanh
C Giúp cây phát triển theo nhịp sinh học
D Tất cả đều đúng
- Câu 5 : Sự thay đổi áp suất trương nước làm lá cây trinh nữ thay đổi trạng thái vận động là do:
A Sự thay đổi hoạt động của các khí khổng
B Thay đổi nồng độ ion K+ của không bào
C Sự tăng cường quá trình tổng hợp các chất hữu cơ của diệp lục
D Thay đổi vị trí của các bào quan trong tế bào.
- Câu 6 : Vận động bắt mồi của cây nắp ấm là hiện tượng
A Hướng động
B Ứng động sinh trưởng
C Ứng động không sinh trưởng
D Vận động quấn vòng
- Câu 7 : Vận động nở hoa ở thực vật chịu sự chi phối chủ yếu bởi nhân tố nào của môi trường ngoài ?
A Nồng độ CO2 và O2
B Ánh sáng
C Độ ẩm không khí
D Ánh sáng và nhiệt độ
- Câu 8 : Cử động bắt mồi của thực vật có cơ chế tương tự với vận động nào sau đây của cây ?
A Xòe lá của cây trinh nữ, cây họ đậu vào sáng sớm, khi mặt trời vừa lên
B Xếp lá cây của cây họ đậu vào chiều tối
C Xếp lá cây của cây trinh nữ khi có va chạm
D Cả B và C
- Câu 9 : Nội dung nào sau đây sai ?
A Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra chậm hơn nhiều so với động vật
B Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự can thiệp của hệ thần kinh.
C Về thực chất,cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển
D Cảm ứng ở động vật và thực vật đều giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
- Câu 10 : Khi bị va chạm cơ học, lá cây trinh nữ xếp lại. cơ chế của sự vận động cảm ứng này, dựa vào sự thay đổi của:
A Các thần kinh cảm giác liên bào ở thực vật
B Xung động thần kinh thực vật
C Sức trương nước của tế bào
D Cả A,B,C
- Câu 11 : Sự đóng mở khí khổng thuộc dạng cảm ứng nào ?
A Ứng động sinh trưởng
B Ứng động không sinh trưởng
C Hướng hóa
D ứng động tiếp xúc
- Câu 12 : Ở thực vật, kích tố tham gia rõ nét vào việc kích thích nở hoa là:
A Xitokinin
B Giberelin
C Axit abxixic
D Êtylen
- Câu 13 : Loại hoa nào dưới đây có vận động nở hoa theo ánh sáng
A Hoa nghệ tây, hoa dạ hương
B Hoa mười giờ, hoa quỳnh
C Họ hoa Cúc và hoa quỳnh
D Hoa nghệ tây, hoa Tuylip
- Câu 14 : Môt ứng động diễn ra ở cây là do
A Tác nhân kích thích một phía
B Tác nhân kích thích không định hướng
C Tác nhân kích thích định hướng
D Tác nhân kích thích của môi trường.
- Câu 15 : Các kiểu ứng động của cây?
A Ứng động không sinh trưởng - ứng động để tồn tại.
B Ứng động sức trương - hoá ứng động.
C Ứng động sinh trưởng - ứng động để tồn tại.
D Ứng động sinh trưởng - ứng động không sinh trưởng.
- Câu 16 : Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối, là ví dụ về
A hướng sáng dương dưới tác động của ánh sáng.
B ứng động không sinh trưởng dưới tác động của ánh sáng.
C ứng động sinh trưởng dưới tác động của nhiệt độ.
D ứng động sinh trưởng dưới tác động của ánh sáng.
- Câu 17 : Mô tả nào sau đây không thuộc về ứng động sinh trưởng?
A sự nở hoa của một số loài cây vào những giờ nhất định.
B có ba lá xếp lá lại khi chiều xuống.
C cây bạch đàn quay nghiêng lá vào buổi trưa khi nắng gắt.
D khi thiếu nước, lá cây bị héo.
- Câu 18 : Dạng ứng động nào sau đây cổ cơ chế giống với phản ứng “thức - ngủ” ở các cây họ đậu?
A hoa phù dung sớm nở tối tàn.
B cử động “bắt mồi” ở cây nắp ấm.
C cây trinh nữ cụp lá khi va chạm.
D Cây vươn tới nguồn sáng
- Câu 19 : Hoa tulip nở ra vào ban sảng và khép lại lúc trời xẩm tối là do ảnh hướng của
A ánh sáng.
B độ ẩm.
C nhiệt độ.
D cả ba yếu tố trên.
- Câu 20 : So với ứng động sinh trưởng thì ứng động không sinh trưởng
A ít có ý nghĩa thích nghi hơn.
B thường có phản ứng nhanh hơn.
C chỉ xảy ra ở lá.
D không liên quan đến sức trương nước của tế bào.
- Câu 21 : Sự đóng - mở khí khổng có chung cơ chế với phản ứng
A cụp lá - xoè lá của cây trinh nữ.
B đóng - mở cánh hoa ở cây huệ tây.
C '‘thức - ngủ” ở lá các cây họ đậu.
D quấn vòng vào giá thể của cây đậu Hà Lan.
- Câu 22 : Có bao nhiêu hiện tượng sau đây thể hiện tính ứng động của thực vật?
A 4
B 3
C 2
D 5
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước