Trắc nghiệm GDCD 11 bài 11: Chính sách dân số và g...
- Câu 1 : Đảng, Nhà nước ta coi đầu tư cho công tác dân số là
A. đúng đắn nhất để phát triển đất nước
B. đầu tư cho phát triển bền vững
C. Cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội
D. Yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước
- Câu 2 : Nhà nước tạo điều kiện để mọi gia đình, cá nhân tự nguyện, chủ động tham gia công tác dân số nhằm mục tiêu nào dưới đây?
A. Phổ biến rộng rãi biện pháp kế hoạch hóa gia đình
B. Nâng cao chất lượng dân số
C. Tăng cường vai trò lãnh đạo và quản lí mình
D. Thực hiện xã hội hóa công tác dân số
- Câu 3 : Đảng và Nhà nước ta đang có chủ trương giảm tốc độ tăng dân số, bởi vì tăng dân số
A. ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của nhà nước
B. ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa đất nước
C. ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng
D. ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế của đất nước
- Câu 4 : Quan niệm nào dưới đây ảnh hưởng đến chính sách dân số của Đảng và nhà nước?
A. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.
B. Đông con hơn nhiều của.
C. Trẻ cậy cha, già cậy con.
D. Con hơn cha là nhà có phúc.
- Câu 5 : Quan niệm "Trọng nam khinh nữ" được hiểu là
A. đề cao vai trò, tầm quan trọng của cả nam giới và nữ giới.
B. coi nhẹ, hạ thấp vai trò, vị trí của người phụ nữ.
C. xem nhẹ, hạ thấp vai trò của người phụ nữ.
D. đề cao vai trò của nam giới, coi nhẹ và hạ thấp vai trò của người phụ nữ.
- Câu 6 : Gia đình sinh nhiều con sẽ khó khăn trong việc
A. nuôi dạy con cái, nâng cao địa vị xã hội.
B. làm kinh tế, tham gia các hoạt động xã hội.
C. xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc.
D. nuôi dạy con cái và xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc.
- Câu 7 : Chủ đề của ngày dân số thế giới 11-7-2019 ở Việt Nam là gì?
A. Việt Nam - 25 năm thực hiện Chương trình hành động Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển.
B. Việt Nam - 25 năm thực hiện Chương trình hành động nâng cao chất lượng dân số, ổn định cơ cấu dân cư.
C. Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Kế hoạch hóa gia đình.
D. Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.
- Câu 8 : Chị A tham gia lớp tập huấn về dinh dưỡng để nuôi dạy con tốt. Chị A đã góp phần thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách dân số?
A. Nâng cao hiểu hiết của người dân về dân số.
B. Làm tốt công tác tuyên truyền.
C. Xã hội hóa công tác dân số.
D. Kế hoạch hóa gia đình.
- Câu 9 : Học sinh tham gia thi tìm hiểu về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên của trường là góp phần thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Chính sách giáo dục và đào tạo.
B. Chính sách dân số.
C. Chính sách giải quyết việc làm.
D. Chính sách văn hóa.
- Câu 10 : Vợ chồng anh K lấy nhau đã 5 năm và sinh được hai con gái. Do coi trọng con trai nên anh K bắt vợ phải sinh đến khi có con trai mới thôi. Vợ anh K không đồng ý sinh tiếp vì hai con rồi. Để phù hợp với chính sách dân số, em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Đồng ý với ý kiến của anh K.
B. Đồng ý với ý kiến của chị vợ để nuôi dạy con cho tốt.
C. Hỏi người thân để quyết định có sinh con nữa hay không.
D. Chỉ sinh thêm một lần nữa rồi dừng lại.
- Câu 11 : Cách đây 31 năm, lúc 6 giờ 35 phút, cậu bé người Nam Tư tên là Matej Gaspar ra đời tại thành phố Zagreb, nay là thủ đô của Croatia, và đây cũng là công dân thứ 5 tỷ của thế giới. Đứng trước sự gia tăng dân số quá nhanh, vấn đề dân số làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng dân số, môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên, Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) đã tổ chức Hội nghị Quốc tế về dân số ở thủ đô Hà Lan, tại diễn đàn Dân số thế giới này đã quyết định lấy ngày sinh của cậu bé Matej Gaspar làm "Ngày Dân số thế giới". Đó là ngày
A. 11-7-1987
B. 7/11/1987
C. 11/7/1978
D. 7/11/1978
- Câu 12 : Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta gặp khó khăn là vì hàng năm nước ta tăng thêm
A. khoảng 2 triệu lao động.
B. từ 1 đến 1,4 triệu lao động.
C. từ 2 đến 3 triệu lao động.
D. 4 triệu lao động.
- Câu 13 : Anh B tham gia lớp học nghề để đi lao động ở nước ngoài. Anh B đã thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách giải quyết việc làm?
A. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
C. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
D. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật.
- Câu 14 : Nội dung nào dưới đây là mục tiêu của chính sách dân số nước ta?
A. Nâng cao chất lượng dân số để phát triển nguồn nhân lực
B. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí, tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số
C. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục
D. Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình
- Câu 15 : Sau 5 năm được chính quyền địa phương cho vay vốn để sản xuất và đào tạo nghề, gia đình M đã vươn lên làm giàu. Gia đình M đã góp phần thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách giải quyết việc làm?
A. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
C. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn
D. Giải quyết việc làm ở nông thôn
- Câu 16 : M cho rằng hoạt động ngoại khóa của trường về sức khỏe sinh sản vị thành niên là vô bổ, không thực tế. Nếu là bạn của M, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây ?
A. Nghe theo chính kiến của M.
B. Báo cáo với giáo viên chủ nhiệm.
C. Khuyên M tham gia vì đó là hoạt động giáo dục của nhà trường.
D. Chê bai M về suy nghĩ đó là sai lầm
- Câu 17 : Dù mới 16 tuổi, đang là học sinh lớp 11 nhưng đã có người yêu nên H định bỏ học để cưới chồng. Nếu em là bạn của H thì em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây để khuyên H?
A. Không quan tâm, vì tình yêu là chuyện riêng tư không nên xen vào.
B. Khuyên H đi theo tiếng gọi của tình yêu.
C. Khuyên H cứ cưới, nhưng chưa vội sinh con và tiếp tục đi học.
D. Khuyên H tập trung cho học tập, bỏ học để cưới chồng là vi phạm pháp luật.
- Câu 18 : Hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 tổ chức ngày 11/7 tại Hà Nội cho biết: Tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0h ngày 01/4/2019 là 96.208.984 người, trong đó dân số nam là 47.881.061 người (chiếm 49,8%) và dân số nữ là 48.327.923 người (chiếm 50,2%). Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới, tụt 2 bậc so với cách đây 10 năm, và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines). Thông tin trên cho biết nhân dân ta đã thực hiện tốt chính sách nào của Đảng và Nhà nước?
A. Chính sách dân số.
B. Chính sách giải quyết việc làm.
C. Chính sách giáo dục và đào tạo
D. Chính sách văn hóa.
- Câu 19 : Hiện nay ở tất cả các thôn, bản của nước ta đều có nhân viên y tế thôn bản làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình. Điều này thể hiện nội dung nào trong mục tiêu, phương hướng cơ bản thực hiện chính sách dân số?
A. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí đối với công tác dân số.
B. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về dân số - kế hoạch hóa gia đình
C. Nâng cao sự hiểu biết của người dân về bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản.
D. Đầu tư đúng mức và tranh thủ các nguồn lực để nâng cao hiệu quả công tác dân số.
- Câu 20 : Gia đình Nam có truyền thống làm nón. Khi các bạn cùng lớp ghé nhà chơi Lan đã chê bai: Bây giờ là thời đại nào rồi mà còn làm cái nghề này chứ. Nếu là Nam em sẽ chọn cách ứng xử nào trong các cách sau đây?
A. Nhẹ nhàng phân tích cho bạn hiểu ý nghĩa và giá trị kinh tế của nghề truyền thống này.
B. Bức xúc và yêu cầu Lan ra khỏi nhà vì đã không tôn trọng nghề truyền thống của gia đình mình.
C. Khuyên bạn lần sau nên suy nghĩ cho kỹ rồi hãy nói, tránh tình trạng xúc phạm người khác.
D. Im lặng, không phản đối vì đó là quan điểm riêng của mỗi người.
- Câu 21 : T tốt nghiệp đại học nhưng không xin được việc làm. Để có thu nhập, T đã chung vốn với C cùng mở cửa hàng kinh doanh đồ ăn uống, nhưng bố mẹ T phản đối vì không muốn con mình làm nghề tự do nên đã không cho tiền làm vốn. Thấy vậy D là anh trai của T đã giúp T và C vay tiền để kinh doanh. Ai đã thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm?
A. T và C.
B. Bố mẹ T.
C. D, T và C.
D. T và D
- Câu 22 : Hết hạn đi lao động ở nước ngoài, Nga muốn trốn ở lại thêm vài năm để lao động tiếp. Nếu em là bạn của Nga, em sẽ khuyên bạn làm theo phương án nào dưới đây để khuyên Nga xử sự cho phù hợp với chính sách việc làm và pháp luật lao động?
A. Ở lại nước ngoài vì mình đã thông thạo rồi, lại đỡ mất chi phí sang lần nữa.
B. Báo cáo với cơ quan chức năng để họ có biện pháp giải quyết.
C. Chấp hành đúng chính sách xuất khẩu lao động của nhà nước.
D. Tìm kiếm việc làm mới, không nhất thiết phải xuất khẩu lao động.
- Câu 23 : Gia đình ông N là hộ nghèo lại cư trú tại vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, được nhà nước cho vay vốn với lãi suất thấp để phát triển kinh tế gia đình. Ông N quyết định sử dụng nguồn vốn đó để sửa sang lại nhà cửa, nếu là con ông N em sẽ
A. đồng ý với việc làm của bố vì có nhà đẹp để ở.
B. không quan tâm vì đó là việc làm của người lớn.
C. bàn với bố nên đầu tư số tiền vào việc sản xuất kinh doanh.
D. xin luôn số tiền đó để mua xe máy đi.
- Câu 24 : Tốt nghiệp trung học phổ thông do học hành không giỏi nên An quyết định không thi đại học mà ở nhà học nghề làm mì của gia đình mình. Em quyết tâm nói: Nghề làm mì đã nuôi sống bao thế hệ gia đình ta, con sẽ nối tiếp và làm giàu bằng chính nghề này. An đã thực hiện tốt nội dung nào trong mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách việc làm?
A. Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ.
B. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề.
C. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
D. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong chương trình giải quyết việc làm.
- Câu 25 : Nam học hết lớp 9, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em không đi học nữa mà xin vào xưởng sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ gần nhà làm để giúp đỡ bố mẹ. Thấy thế bà Hương hàng xóm thương cảm đề nghị Nam lên thành phố làm bưng bê cho quán bia của con gái bà, công việc vừa nhàn mà lương lại cao. Nếu là bạn của Nam em sẽ khuyên bạn như thế nào?
A. Lên thành phố làm vì ở đó lương cao hơn giúp bạn giải quyết được khó khăn.
B. Không lên đó làm vì công việc đó lương cao nhưng ở thành phố chi tiêu tốn kém.
C. Làm gần nhà vì công việc đó phù hợp với lứa tuổi của Nam, lại được ở gần bố mẹ.
D. Giải quyết khó khăn là công việc của người lớn Nam nên chú tâm vào học tập.
- Câu 26 : Bạn A quan niệm dù xã hội có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì nam, nữ cũng khó mà bình đẳng được. Vì con trai bao giờ cũng trọng hơn con gái. Em hãy lựa chọn phương án nào sau đây cho phù hợp với chính sách dân số của nước ta?
A. Không đồng ý với A. Vì pháp luật đã quy định nam nữ đều có quyền bình đẳng như nhau
B. Không đồng ý với A. Vì nhận thức người dân đã hoàn toàn thay đổi
C. Đồng ý với A. Vì nam khỏe hơn nữ nên sẽ làm những việc quan trọng cho gia đình hơn
D. Đồng ý với A. Vì thực tế cuộc sống nam được coi trọng hơn nữ
- Câu 27 : M cho rằng hoạt động ngoại khoá của trường về sức khỏe sinh sản vị thành niên là vô bổ, không thực tế. Nếu là bạn của M, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Nghe theo chính kiến của M
B. Báo cáo với giáo viên chủ nhiệm
C. Khuyên M tham gia vì đó là hoạt động giáo dục của nhà trường
D. Chê bai M về suy nghĩ đó
- Câu 28 : Để có thể vay được 50 triệu đồng cho việc đầu tư chăn nuôi, cán bộ tín dụng của ngân hàng X đã gợi ý bồi dưỡng cho anh ta 5 triệu đồng. Nếu là anh H, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Im lặng cho qua vì mình đang cần vốn
B. Tìm cách vay ngoài với lãi suất cao hơn
C. Tố cáo hành vi của B với cơ quan chức năng
D. Không vay, không chăn nuôi nữa
- Câu 29 : Vì học lực trung bình nên sau khi tốt nghiệp THPT, N định ở nhà để mở rộng nghề truyền thống của gia đình. Bố mẹ N thấy vậy đã phản đối vì đó không phải là nghề có vị trí cao trong xã hội và buộc N phải học đại học. Nếu là bạn của N, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây cho phù hợp nhất?
A. Không học đại học mà chọn một nghề khác để làm
B. Thuyết phục bố mẹ cùng mình thực hiện ý định
C. Tiếp tục đi học đại học dù bản thân không muốn
D. Vẫn thực hiện theo ý định của mình kệ sự phản đối của bố mẹ
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 1 Công dân với sự phát triển kinh tế
- - Trắc nghiệm Bài 2 Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường - GDCD 11
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 4 Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 3 Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 5 Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 7 Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường quản lí kinh tế của Nhà nước
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Ôn tập Công dân với kinh tế
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 9 Nhà nước xã hội chủ nghĩa
- - Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 10 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa