Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường TH...
- Câu 1 : Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở?
A. Bắc Bộ
B. Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ
D. Nam Trung Bộ.
- Câu 2 : Sự phân hóa địa hình: vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo?
A. Đông – Tây
B. Sinh vật
C. Đất đai
D. Bắc – Nam
- Câu 3 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp nước Lào?
A. Quảng Bình
B. Kon Tum
C. Lai Châu.
D. An Giang
- Câu 4 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ Thác Bà thuộc lưu vực hệ thống sông?
A. Sông Mã
B. Sông Thu Bồn
C. Sông Đồng Nai
D. Sông Hồng
- Câu 5 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có nhiệt độ tháng 12 thấp nhất?
A. Đồng Hới
B. Điện Biên Phủ
C. Lạng Sơn
D. Thanh Hóa
- Câu 6 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hồ thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là hồ?
A. Ba Bể
B. Kẻ Gỗ
C. Thác Bà
D. Núi Cốc
- Câu 7 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết cả nước có mấy đô thị đặc biệt?
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
- Câu 8 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh?
A. Quảng Ngãi
B. Quảng Bình
C. Quảng Trị
D. Quảng Nam
- Câu 9 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất ?
A. Gia Lai
B. Bình Phước
C. Kon Tum
D. Đắk Lắk.
- Câu 10 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết đường biên giới nước ta với nước nào dài nhất?
A. Trung Quốc
B. Lào
C. Campuchia
D. Thái Lan
- Câu 11 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, ranh giới tự nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là?
A. sông Hồng
B. sông Cả.
C. sông Mã
D. sông Đà
- Câu 12 : Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là những trở ngại lớn trong việc sử dụng thiên nhiên của miền?
A. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Tây Bắc
D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Câu 13 : Nguyên nhân cơ bản làm Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn đồng bằng sông Cửu Long là?
A. đất đai màu mỡ, phì nhiêu hơn
B. khí hậu thuận lợi hơn.
C. giao thông thuận tiện hơn
D. lịch sử định cư sớm hơn.
- Câu 14 : Phát biểu nào sau đây không đúng về việc làm ở nước ta hiện nay?
A. Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn thành thị.
B. Tình trạng thiếu viêc làm và thất nghiệp còn gay gắt.
C. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn ở nông thôn.
D. Là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay.
- Câu 15 : Ý nghĩa chủ yếu của kinh tế trang trại đối với nông nghiệp nước ta là?
A. từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.
B. sử dụng hợp lí tài nguyên vào phát triển sản xuất.
C. thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
D. góp phần vào việc đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
- Câu 16 : Nguyên nhân chủ yếu làm cho kim ngạch xuất khẩu nước ta liên tục tăng lên là do?
A. mở rộng và đa dạng hóa thị trường.
B. tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu
C. xuất khẩu mạnh sang Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc
D. thủ tục xuất khẩu hàng hóa ngày càng được gọn nhẹ, thông thoáng.
- Câu 17 : Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là?
A. hệ thống căn cứ để tiến ra khai thác biển và đại dương trong thời đại mới
B. nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất.
C. cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
D. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta.
- Câu 18 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh lớn nhất là?
A. Yên Bái
B. Thanh Hóa
C. Kon Tum.
D. Hà Giang.
- Câu 19 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết đâu là trung tâm có cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đa dạng nhất?
A. Huế
B. Thanh Hóa
C. Vinh
D. Nha Trang
- Câu 20 : Trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành, các vùng kinh tế trọng điểm xếp theo thứ tự có tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) từ cao đến thấp như sau?
A. Miền trung, phía Bắc, phía Nam.
B. Phía Bắc, phía Nam, miền Trung.
C. Phía Nam, miền Trung, Phía Bắc.
D. Phía Nam, phía Bắc, miền Trung
- Câu 21 : Biểu hiện nào không thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa dải đồi núi phía Tây với vùng biển phía Đông ?
A. Dải đồng bằng ven biển miền Trung hẹp ngang, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành những đồng bằng nhỏ
B. Nơi hình thành các đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồi núi lùi xa vào đất liền, đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng.
C. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ, các cồn cát, đầm phá ở đồng bằng ven biển miền Trung là hệ quả tác động kết hợp giữa biển và vùng đồi núi phía Tây.
D. Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng.
- Câu 22 : Cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm đạt mục tiêu chủ yếu nào?
A. Tạo điều kiện để hội nhập vào thị trường thế giới
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
C. Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Câu 23 : Năng suất lao động của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp chủ yếu là do?
A. môi trường biển bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm.
B. hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.
C. việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng chất lượng còn nhiều hạn chế.
D. tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới.
- Câu 24 : Điểm giống nhau về thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam là có?
A. lịch sử khai thác lâu đời
B. cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ
C. nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng cao.
D. tiềm lực kinh tế mạnh nhất, trình độ phát triển kinh tế cao nhất
- Câu 25 : Cho bảng số liệu sau:Chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của Việt Nam
A. Biểu đồ tròn
B. Biểu đồ đường
C. Biểu đồ miền
D. Biểu đồ ô vuông
- Câu 26 : Biểu hiện nào sau đây đúng với ảnh hưởng rất lớn của mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long đến tự nhiên?
A. Làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn.
B. Gây thiếu nước ngọt để phục vụ canh tác
C. Làm cho đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn trên diện tích rộng
D. Gây thiếu nước ngọt cho sinh hoạt.
- Câu 27 : Cho bảng số liệu sau:Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa cả năm ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long qua các năm 2005 - 2014
A. Đồng bằng sông Hồng có diện tích giảm, sản lượng tăng.
B. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tăng, sản lượng tăng
D. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng
- Câu 28 : Nguyên nhân chính làm cho giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ vẫn còn thấp là do?
A. nguồn nhân lực có trình độ cao bị hút về các vùng khác.
B. không chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
C. tài nguyên khoáng sản, năng lượng chưa được phát huy.
D. các nguồn lực phát triển sản xuất còn chưa hội tụ đầy đủ.
- Câu 29 : Nguyên nhân đúng nhất về tại sao phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là vì?
A. Môi trường đã bị ô nhiễm nặng nề.
B. Tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú.
C. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.
D. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.
- Câu 30 : Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển chăn nuôi gia súc của vùng Trung du và miền Bắc Bộ?
A. vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ
B. mạng lưới cơ sở chế biến các sản phẩm chăn nuôi còn hạn chế.
C. các đồng cỏ bị suy thoái, năng xuất thấp.
D. dịch vụ về giống và thú y chưa phát triển
- Câu 31 : Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của nước ta là 32.441 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu là 36.978 triệu USD. Số liệu nào sau đây chưa chính xác?
A. cán cân xuất nhập khẩu là 4.537 triệu USD
B. nước ta nhập siêu 4.537 triệu USD
C. tỉ lệ xuất nhập khẩu là 87,7%.
D. cơ cấu xuất nhập khẩu là 46,7% và 53,3%.
- Câu 32 : Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động trực tiếp đến việc?
A. tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu.
B. dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá.
C. nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
D. tạo thêm việc làm cho người lao động
- Câu 33 : Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xa van chủ yếu vì?
A. Các sông của châu Phi hầu như quanh năm thiếu nước.
B. Địa hình tương đối cao.
C. Rừng đang bị khai thác quá mức
D. Đại bộ phận đất đai nằm giữa hai chí tuyến, ít biển lấn sâu vào đất liền.
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)