40 câu trắc nghiệm Ôn tập Chương 1 Hình học 8
- Câu 1 : Tứ giác ABCD có \(\widehat A\) = 1200; \(\widehat B\)= 800 ; \(\widehat C\) = 1000 thì
A. \(\widehat D = {150^0}\)
B. \(\widehat D = {90^0}\)
C. \(\widehat D = {40^0}\)
D. \(\widehat D = {60^0}\)
- Câu 2 : Hình chữ nhật là tứ giác:
A. Có hai cạnh vừa song song vừa bằng nhau.
B. Có bốn góc vuông.
C. Có bốn cạnh bằng nhau.
D. Có bốn cạnh bằng nhau và bốn góc vuông
- Câu 3 : Hình vuông là tứ giác:
A. Có hai cạnh vừa song song vừa bằng nhau.
B. Có bốn góc vuông.
C. Có bốn cạnh bằng nhau.
D. Có bốn cạnh bằng nhau và bốn góc vuông.
- Câu 4 : Nhóm hình nào đều có trục đối xứng:
A. Hình thang cân, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
B. Hình thang cân, hình thoi, hình vuông, hình bình hành.
C. Hình bình hành, hình thang cân, hình chữ nhật.
D. Hình thang cân, hình chữ nhật, hình bình hành, hình vuông.
- Câu 5 : Hai đường chéo của hình vuông có tính chất :
A. Bằng nhau, vuông góc với nhau.
B. Cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
C. Là tia phân giác của các góc của hình vuông.
D. Cả A, B, C
- Câu 6 : Nhóm tứ giác nào có tổng số đo hai góc đối bằng 1800
A. Hình bình hành, hình thang cân, hình chữ nhật.
B. Hình thang cân, hình thoi, hình vuông.
C. Hình thang cân, hình chữ nhật, hình thoi
D. Hình thang cân, hình chữ nhật, hình vuông.
- Câu 7 : Một hình thang có một cặp góc đối là 1250 và 750, cặp góc đối còn lại của hình thang đó là:
A. 1050 ; 550
B. 1050 ; 450
C. 1150 ; 550
D. 1150 ; 650
- Câu 8 : Số đo các góc của tứ giác ABCD theo tỷ lệ: A: B: C: D = 4: 3: 2: 1. Số đo các góc theo thứ tự đó là:
A. 1200 ; 900 ; 600 ; 300
B. 1400 ; 1050 ; 700 ; 350
C. 1440 ; 1080 ; 720 ; 360
D. Cả A, B, C đều sai.
- Câu 9 : Tứ giác ABCD có \(\widehat D\)= 900; \(\widehat B\)= 500 ; \(\widehat C\)= 1100. Số đo góc A là:
A. 1400
B. 1300
C. 700
D. 1100
- Câu 10 : Cho tứ giác ABCD, trong đó có \(\widehat C\) + \(\widehat D\). = 1500. Tổng \(\widehat A + \widehat B\) =
A. 1300
B. 1600
C. 2100
D. 2200
- Câu 11 : Khoanh tròn vào phương án mà em cho là đúng nhất
A. đường thẳng đi qua hai đáy của hình thang là trục đối xứng của hình thang đó
B. đường thẳng qua hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân
C. đường thẳng qua hai trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân đó
D. Cả 3 phương án trên đều sai
- Câu 12 : Tìm các câu sai trong các câu sau
A. Chữ cái in hoa A có một trục đối xứng
B. Tam giác đều chỉ có một trục đối xứng
C. Đường tròn có vô số trục đối xứng
D. Tam giác cân có duy nhất một trục đối xứng qua đỉnh của tâm giác cân và trung điểm của cạnh đáy
- Câu 13 : Cho đoạn thẳng AB có độ dài 3 cm và đường thẳng d, đoạn thẳng A’B’ đối xứng với AB qua d khi đó độ dài của A’B’ là
A. 3cm
B. 6cm
C. 9cm
D. 12cm
- Câu 14 : Tìm phương án sai trong các khẳng định sau
A. Nếu 3 điểm thẳng hàng thì 3 điểm đối xứng với chúng qua một trục cũng thẳng hàng
B. Hai tam giác đối Xứng với nhau qua một trục thì có chu vi bằng nhau
C. Một đường tròn có vô số trục đối xứng
D. Một đoạn thẳng chỉ có duy nhất một trục đối xứng
- Câu 15 : Cho tam giác ABC và tam giác A’B’C’ đối xứng nhau qua đường thẳng d biết AB = 4cm,BC = 7 cm Và chu vi của tam giác ABC = 17 cm .khi đó độ dài của Cạnh CA của tam giác A’B’C’ là
A. 17cm
B. 6cm
C. 7cm
D. 4cm
- Câu 16 : Tam giác MNP đối xứng với tam giác M’N’P’ qua đường thẳng d, biết tam giác MNP có chu vi là 48cm khi đó chu vi của tam giác M’N’P’ có giá trị là :
A. 24cm
B. 32cm
C. 40cm
D. 48cm
- Câu 17 : Biết rằng tam giác IKL đối xứng với tam giác MNP qua đường thẳng a theo thứ tự các đỉnh tương ứng và góc IKL = 250 Khi đó góc MNP là
A. 250
B. 500
C. 750
D. 1250
- Câu 18 : Khẳng định nào sau đây sai
A. Trong hình bình hành các cạnh đối bằng nhau .
B. Trong hình bình hành các góc đối bằng nhau
C. Trong hình bình hành,hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
D. Trong hình bình hành các cạnh đối không bằng nhau.
- Câu 19 : Cho hình bình hành ABCD biết góc A= 1100 ,khi dó các góc còn lại của hình bình hành lần lượt là
A. 700,1100,700
B. 1100,700,700
C. 700,700,1100
D. Cả A,B,C đều sai
- Câu 20 : Cho hình bình hành ABCD biết \(\widehat A = {100^0};\widehat A - \widehat B = {20^0}$\). Khi đó độ lớn của các góc B, C, D của hình bình hành là
A. 800, 800,1000
B. 800, 1000 , 800
C. 1000,800 , 800
D. Cả A,B,C đều sai
- Câu 21 : Chu vi của hình bình hành ABCD bằng 10 cm, chu vi của tam giác ABD bằng 9 cm khi đó độ dài BD là
A. 4 cm
B. 6 cm
C. 2 cm
D. 1 cm
- Câu 22 : Cho hình bình hành ABCD biết AB = 8 cm ,BC = 6cm .Khi đó chu vi cuả hình bình hành đố là
A. 14 cm.
B. 28 cm
C. 24 cm
D. 48 cm
- Câu 23 : Hình bình hành ABCD có nửa chu vi bằng 18 cm và có cạnh AB = 12 cm. Khi đó hình hành A’A’C’D’đố xứng với nó qua trục d có nửa chu vi và cạnh A’B’ có độ dài lần lượt là
A. 12cm và 36cm
B. 12 cm và 18 cm
C. 36cm và 12 cm
D. 18 cm và 12 cm
- Câu 24 : Các câu sau câu nào đúng
A. Trong hình bình hành hai đường chéo bằng nhau
B. Trong hình bình hành 2 góc kề một cạnh phụ nhau
C. Đường thẳng qua giao điểm của hai đường chéo là trục đối xứng của hình bình hành đó
D. Trong hình bình hành hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường và giao điểm này là tâm đối xứng của hình bình hành đó
- Câu 25 : Cho đoạn thẳng AB có độ dài 3 cm và Điểm I, đoạn thẳng A’B’ đối xứng với AB qua I khi đó độ dài của A’B’ là
A. 3cm
B. 6cm
C. 9cm
D. 12cm
- Câu 26 : Tam giác MNP đối xứng với tam giác M’N’P’ qua O , biết tam giác MNP có chu vi là 48cm khi đó chu vi của tam giác M’N’P’ có giá trị là :
A. 24cm
B. 32cm
C. 40cm
D. 48cm
- Câu 27 : Cho tam giác ABC và tam giác A’B’C’ đối xứng nhau qua điểm I biết AB = 4cm,BC = 7 cm Và chu vi của tam giác ABC = 17 cm .khi đó độ dài của Cạnh CA của tam giác A’B’C’ là
A. 17cm
B. 6cm
C. 7 cm
D. 4cm
- Câu 28 : Hãy khoanh tròn vào phương án mà em cho là đúng nhất
A. Hình chữ nhật là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau
B. Hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông
C. Hình chữ nhật là tứ giác có hai góc vuông
D. Các phương án trên đều không đúng
- Câu 29 : Tìm câu sai trong các câu sau
A. Trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau
B. Trong hình chữ nhật hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
C. Trong hình chữ nhật Hai cạnh kề bằng nhau
D. Trong hình chữ nhật giao của hai đường chéo là tâm của hình chữ nhật đó
- Câu 30 : Các dâu hiệu sau dấu hiệu nhận biết nào chưa đúng
A. Hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình chữ nhật
B. Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật
C. Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật
D. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật .
- Câu 31 : Trong tam giác vuông trung tuyến ứng với cậnh huyền có độ dài là 5 cm khi đó độ dài cạnh huyền là
A. 10 cm
B. 2,5 cm
C. 5cm
D. 15cm
- Câu 32 : Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai đối với hình thoi.
A. Hai đường chéo bằng nhau.
B. Hai đường chéo vuông góc với nhau và là các tia phân giác của các góc của hình thoi
C. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
D. Các phương án trên đều sai
- Câu 33 : Hai đường chéo của một hình thoi bằng 8 cm và 10 cm. Cạnh của hình thoi bằng giá trị nào trong các giá trị sau:
A. 6 cm
B. \(\sqrt {41} cm\)
C. \(\sqrt {164} cm\)
D. 9 cm
- Câu 34 : Một hình vuông có cạnh bằng 4 cm thì đường chéo của hình vuông đó là
A. 8cm
B. \(\sqrt {32} \) cm
C. 5 cm
D. \(\sqrt {24} \) cm
- - Trắc nghiệm Toán 8 Bài 1 Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân - Luyện tập - Toán 8
- - Trắc nghiệm Toán 8 Bài 1 Nhân đơn thức với đa thức
- - Trắc nghiệm Hình học 8 Bài 1 Tứ giác
- - Trắc nghiệm Toán 8 Bài 2 Nhân đa thức với đa thức
- - Trắc nghiệm Toán 8 Bài 3 Những hằng đẳng thức đáng nhớ
- - Trắc nghiệm Toán 8 Bài 4 Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)
- - Trắc nghiệm Toán 8 Bài 5 Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)
- - Trắc nghiệm Toán 8 Bài 6 Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung
- - Trắc nghiệm Toán 8 Bài 7 Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức