Đề ôn tập Chương 3 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trườ...
- Câu 1 : Đặc điểm nào sau đây không có ở sinh trưởng sơ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây
B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
- Câu 2 : Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào?
A. Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch
B. Gỗ và mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch
C. Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch
D. Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch
- Câu 3 : Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân như thế nào?
A. Vỏ → Biểu bì → Mạch rây sơ cấp → Tâng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Tuỷ
B. Biểu bì → Vỏ → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp →Tuỷ
C. Biểu bì → Vỏ → Gỗ sơ cấp → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp → Tuỷ
D. Biểu bì → Vỏ → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ
- Câu 4 : Nêu định nghĩa sinh trưởng sơ cấp của cây?
A. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh
B. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
C. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm
D. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm
- Câu 5 : Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?
A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây
B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm
C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch
D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ)
- Câu 6 : Nêu khái niệm sinh trưởng thứ cấp?
A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra
B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra
C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra
D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra
- Câu 7 : Người ta sử dụng Auxin tự nhiên (AIA) và Auxin nhân tạo (ANA, AIB) để làm gì?
A. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
B. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
C. Hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
D. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
- Câu 8 : Gibêrelin có vai trò gì?
A. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân
B. Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân
C. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân
D. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân
- Câu 9 : Ở thực vật một năm, chu kì sinh trưởng và phát triển có các giai đoạn theo trình tự nào?
A. Ra hoa - tạo quả - nảy mầm - mọc lá - sinh trưởng rễ, thân, lá
B. Nảy mầm - ra lá - sinh trưởng rễ, thân, lá - ra hoa - tạo quả - quả chín
C. Ra lá - sinh trưởng thân, rễ, lá - ra hoa - kết hạt - nảy mầm
D. Quả chín - nảy mầm - ra lá - ra hoa - kết hạt
- Câu 10 : Một chu kì sinh trưởng và phát triển của cây bắt đầu từ khi nào?
A. Khi ra hoa đến lúc cây chết
B. Khi hạt nảy mầm đến khi tạo hạt mới
C. Khi nảy mầm đến khi cây ra hoa
D. Khi cây ra hoa đến khi hạt nảy mầm
- Câu 11 : Sinh trưởng thứ cấp là quá trình lớn lên do sự phân chia của (A) làm cho cây lớn lên theo chiều (B). (A) và (B) lần lượt là:
A. Mô phân sinh; ngang
B. Đỉnh sinh trưởng; cao
C. Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ; ngang
D. Tế bào mạch rây; cao
- Câu 12 : Xitôkilin chủ yếu sinh ra ở bộ phận nào của cây?
A. Đỉnh của thân và cành
B. Lá, rễ
C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả
D. Thân, cành
- Câu 13 : Auxin chủ yếu sinh ra ở bộ phận nào của cây?
A. Đỉnh của thân và cành
B. Phôi hạt, chóp rễ
C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả
D. Thân, lá
- Câu 14 : Êtylen có vai trò như thế nào đối với thực vật?
A. Thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả
B. Thúc quả chóng chín, rụng quả, kìm hãm rụng lá
C. Thúc quả chóng chín, rụng lá kìm hãm rụng quả
D. Thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả
- Câu 15 : Người ta sử dụng Gibêrelin để làm gì?
A. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt
B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ, tạo quả không hạt
C. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt
D. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo quả không hạt
- Câu 16 : Axit abxixic (ABA) có vai trò chủ yếu như thế nào?
A. Kìm hãm sự sinh trưởng của cây, lóng, trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở
B. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng
C. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng
D. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở
- Câu 17 : Ơstrôgen có vai trò như thế nào đối với động vật?
A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
B. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
D. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
- Câu 18 : Ơstrôgen được sinh ra ở cơ quan nào?
A. Tuyến giáp
B. Buồng trứng
C. Tuyến yên
D. Tinh hoàn
- Câu 19 : Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở cơ quan nào?
A. Tinh hoàn
B. Tuyến giáp
C. Tuyến yên
D. Buồng trứng
- Câu 20 : Tirôxin được sản sinh ra ở cơ quan nào?
A. Tuyến giáp
B. Tuyến yên
C. Tinh hoàn
D. Buồng trứng
- Câu 21 : Tirôxin có tác dụng gì?
A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
- Câu 22 : Hoocmôn sinh trưởng có vai trò như thế nào?
A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
- Câu 23 : Nêu vai trò của hoocmon estostêrôn?
A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
C. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
- Câu 24 : Vì sao thời kì mang thai không có trứng chín và rụng?
A. Khi nhau thai được hình thành, thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
B. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
C. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FESH và LH của tuyến yên
D. Khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
- Câu 25 : Nêu hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin?
A. Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển
B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển
C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ
D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém
- Câu 26 : Thể vàng sản sinh ra hoocmôn gì?
A. EFSH
B. LH
C. HCG
D. Prôgestêron
- Câu 27 : Trong nuôi cấy mô ở thực vật, muốn chồi mọc nhanh và khỏe, người ta xử lí tỉ lệ các phitohoocmon như sau:
A. Tỉ lệ xitokinin cao hơn auxin
B. Tỉ lệ auxin cao hơn xitokinin
C. Tỉ lệ xitokinin cao hơn axit abxixic
D. Tỉ lệ axit abxixic cao hơn xitokinin
- Câu 28 : Để chuyển hoa quả từ xanh sang chín (thúc cho nhanh chín), người ta điều chỉnh tỉ lệ giữa hai loại phitohoocmon nào là chủ yếu?
A. Tỉ lệ giữa etilen và axit abxixic
B. Tỉ lệ giữa phenol và etilen
C. Tỉ lệ giữa axit abxixic và auxin
D. Tỉ lệ giữa auxin và etilen
- Câu 29 : Nội dung nào sau đây sai khi nói về hoocmon thục vật?
A. Muốn ngọn mọc nhanh và ức chế phát triển của chồi bên, người ta xử lí tỉ lệ auxin cao hơn xitokinin và ngược lại
B. Muốn kìm hãm sự chín của quả, người ta xử lí tỉ lệ auxin cao hơn etilen
C. Muốn hạt, củ kéo đài trạng thái ngủ nghỉ, con người xử lí hàm lượng giberelin cao hơn hàm lượng của axit abxixic
D. Muốn cây lâu hóa già, con người xử lí hàm lượng xitokinin cao hơn axit abxixic
- Câu 30 : Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật?
A. Làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường
B. Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan, hệ cơ quan
C. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ
D. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể
- Câu 31 : Juvenin có tác dụng gì?
A. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
B. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm
C. Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
D. Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm
- Câu 32 : Ecđixơn có tác dụng gì?
A. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
B. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm
C. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
D. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước