Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Địa Lý - THPT Lê X...
- Câu 1 : Thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, Bắc Phi nhờ:
A. Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.
B. Việt Nam nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.
C. Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
D. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Câu 2 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, ba cửa khẩu quan trọng nằm trên biên giới Việt - Trung là:
A. Lào Cai, Móng Cái, Lao Bảo.
B. Lạng Sơn, Lào Cai, Mộc Bài.
C. Tây Trang, Lạng Sơn, Móng Cái.
D. Móng Cái, Lạng Sơn, Lào Cai.
- Câu 3 : Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của địa hình đồi núi của nước ta?
A. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích lãnh thổ.
B. Địa hình thấp dưới 500 m chiếm 70% diện tích lãnh thổ.
C. Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ.
D. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ.
- Câu 4 : Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là:
A. có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa.
B. có diện tích lớn gần 3,5 triệu km2.
C. biển kín với các hải lưu chạy khép kín.
D. nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- Câu 5 : Dựa vào biểu đồNHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CỦA HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
A. Chế độ mưa của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có sự phân mùa.
B. Sự phân mùa trong chế độ mưa của Hà Nội sâu sắc hơn Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Nhiệt độ trung bình năm Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội.
D. Hà Nội có biên độ nhiệt năm lớn, Thành phố Hồ Chí Minh có biên độ nhiệt năm nhỏ.
- Câu 6 : “Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam”. Đó là đặc điểm núi của vùng:
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam.
- Câu 7 : Ngày 2/5/2014, Trung Quốc đưa dàn khoan 981 đến vùng biển cách đảo Lý Sơn khoảng 120 hải lí về phía đông đã xâm phạm vùng biển nào của nước ta:
A. Nội thủy
B. Lãnh hải
C. Đặc quyền kinh tế
D. Tiếp giáp lãnh hải
- Câu 8 : Mục tiêu tổng quát của ASEAN là:
A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển
B. Xây dựng ĐNA thành một khu vực hòa bình, ổn định có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển
C. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến quan hệ giữa ASEAN với các nước
D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên
- Câu 9 : Lãnh hải Việt Nam là:
A. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở.
B. vùng biển nước ta có đặc quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để nuớc ngoài tự do hàng hải.
C. vùng biển tiếp giáp với đất liền nằm phía trong đường cơ sở.
D. vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền quốc gia trên biển.
- Câu 10 : Cho bảng số liệu:Lượng mưa và lưu lượng nước sông Hồng tại trạm Sơn Tây (Hà Nội).
A. Tổng lưu lượng nước sông Hồng nhỏ.
B. Sự phân hóa chế độ nước sông Hồng khá sâu sắc.
C. Chế độ nước sông Hồng thất thường, mùa lũ lệch dần về thu đông.
D. Sự phân mùa của chế độ nước không phụ thuộc vào sự phân mùa của chế độ mưa.
- Câu 11 : Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở:
A. Trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên.
B. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ.
C. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trương Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên.
D. Rìa đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
- Câu 12 : Đất Feralit ở nước ta thường bị chua vì:
A. có sự tích tụ nhiều Fe2O3 .
B. quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh
C. mưa nhiều rửa trôi hết các chất badơ dễ tan
D. có sự tích tụ nhiều Al2O3
- Câu 13 : Nguyên nhân đỉnh mưa của nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam là do:
A. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc.
B. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và bão.
C. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và gió mùa Tây Nam.
D. hoạt động của bão và gió mùa Đông Bắc.
- Câu 14 : Đi từ tây sang đông của miền Bắc nước ta lần lượt gặp các cánh cung:
A. Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều.
B. Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm, Bắc Sơn.
C. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
D. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm.
- Câu 15 : Vì sao cùng một vĩ độ nhưng nhiệt độ trung bình năm của Nha Trang lại cao hơn Đà Lạt:
A. Do Nha Trang nằm gần biển
B. Do Nha Trang có độ cao địa hình thấp hơn Đà Lạt
C. Do Nha Trang chịu ảnh hưởng mạnh của gió font Tây Nam
D. Do Nha Trang chịu ảnh hưởng của gió Tín phong bắc bán cầu
- Câu 16 : Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ỏ Nam Bộ và Tây Nguyên vào giữa và cuối mùa hạ là do hoạt động của:
A. gió Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia
B. gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam
C. gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Ben gan
D. gió tín phong xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc
- Câu 17 : Phần đất liền nước ta nằm trong hệ tọa độ địa lí:
A. 23°23’B - 8°34’B và 102°09’Đ - 109°20’Đ'
B. 23°23’B - 8°30’B và 102°09’Đ - 109°24’Đ.
C. 23°20’B - 8°30’B và 102°09,Đ - 109°24’Đ.
D. 23°23’B - 8°34’B và 102°09’Đ - 109°24’Đ.
- Câu 18 : Nhận xét không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc là:
A. dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.
B. từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.
C. nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể.
D. có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.
- Câu 19 : Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi:
A. khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới
B. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua các dãy núi Tây Bắc
C. áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam.
D. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.
- Câu 20 : Hướng núi tây bắc - đông nam là hướng núi chủ yếu của vùng núi:
A. Trường Sơn Nam.
B. Đông Bắc.
C. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
D. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
- Câu 21 : Cho bảng số liệu:DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
A. 60,7 tạ/ha
B. 59,4 tạ/ha
C. 6,1 tạ/ha
D. 57,5 tạ/ha
- Câu 22 : Điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta?
A. Có nhiều loài cây gỗ quý hiếm.
B. Hệ sinh thái rừng ngập mặn vốn có diện tích lớn thứ hai thế giới.
C. Cho năng suất sinh học cao.
D. Phân bố ở ven biển
- Câu 23 : Hai bể trầm tích có trữ lượng dầu khí lớn nhất nước ta là:
A. Cửu Long và Sông Hồng.
B. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai.
C. Nam Côn Sơn và Cửu Long.
D. Sông Hồng và Trung Bộ.
- Câu 24 : Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Mĩ la tinh giảm mạnh trong thòi kỳ 1985-2004 là do:
A. chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo
B. thiên tai xảy ra nhiều, kinh tế suy thoái
C. tình hình chính trị không ổn định
D. chính sách thu hút đầu tư không phù hợp
- Câu 25 : "Một người Đan Mạch có thê làm việc ở mọi nơi trên nước Pháp như người Pháp" là biểu hiện của bốn mặt tự do lưu thông nào?
A. tự do lưu thông hàng hóa
B. tự do lưu thông dịch vụ
C. tự do lưu thông tiền vốn
D. tự do di chuyển
- Câu 26 : Nguyên nhân sâu xa để Tây Nam Á và Trung Á trở thành noi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc là:
A. có nhiều khoáng sản quan trọng như sắt, đồng, vàng, kim loại hiếm...
B. có vị trí địa lý- chính trị quan trọng
C. nguồn dầu mỏ có trữ lượng lớn
D. nguồn dầu mỏ có trữ lượng lớn và có vị trí địa lý- chính trị quan trọng
- Câu 27 : Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
A. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.
B. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
C. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
D. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông.
- Câu 28 : Hiện nay, dân cư Hoa Kì đang có xu hướng dịch chuyển:
A. xuống phía ĐN và ven vịnh Mêhicô
B. xuống phía Nam và ven TBD
C. sang ven TBD và vịnh Mêhicô
D. sang phía TB và ven Thái Bình Dương
- Câu 29 : Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do:
A. Khi hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu
B. Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa
C. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông
D. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều
- Câu 30 : Cho bảng số liệu:DẤN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
A. Biểu đồ miền
B. Biểu đồ tròn
C. Biểu đồ cột
D. Biểu đồ đường
- Câu 31 : Lí do chủ yếu khiến nông nghiệp Nhật Bản chỉ là ngành thứ yếu là:
A. nhà nước không coi trọng
B. trình độ thâm canh thấp
C. diện tích đất nông nghiệp ít
D. nhu cầu lương thực thực phẩm trong nước ít
- Câu 32 : Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở Đồng bằng sông Hồng có
A. diện tích rộng hơn Đồng bằng sông Cửu Long
B. bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô
C. hệ thống kênh rạch chằng chịt
D. địa hình thấp và bằng phẳng hơn
- Câu 33 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, tỉnh có đường biên giới quốc gia trên đất liền với Campuchia và Lào của nước ta là:
A. Điện Biên.
B. Quảng Ninh
C. Kom Tum
D. Lai Châu
- Câu 34 : Đặc điểm địa hình có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta là:
A. đồng bằng chỉ chiếm lA diện tích và phân bố chủ yếu ở ven biển.
B. đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
C. đồi núi chiếm phần lớn diện tích, trong đó có nhiều vùng núi độ cao đạt trên 2000m.
D. các dãy núi chạy theo hướng chính là tây bắc-đông nam và hướng vòng cung.
- Câu 35 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh nào?
A. Hưng Yên
B. Đà Nẵng
C. Phú Yên
D. Khánh Hòa
- Câu 36 : Địa hình Liên Bang Nga có đặc điểm:
A. cao ở phía nam, thấp dần về phía bắc.
B. cao ở phía đông, thấp dần về phía tây.
C. cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
D. cao ở phía tây, thấp dần về phía đông
- Câu 37 : Vào nửa sau mùa đông, miền Bắc nước ta có thời tiết lạnh ẩm và mưa phùn là do:
A. khối khí lạnh di chuyển về phía đông qua biển vào nước ta.
B. khối khí lạnh di chuyển qua lục địa Trung Hoa.
C. địa hình nước ta 3/4 là đồi núi.
D. địa hình ở Trung du - miền núi Bắc Bộ.
- Câu 38 : Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu vì
A. Thuận tiện cho việc đảm bảo an ninh quốc gia.
B. Cửa khẩu là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại.
C. Phần lớn biên giới nước ta là rừng.
D. Đường biên giới xác định theo các địa hình đặc trưng: các đỉnh núi, đường sống núi, các đường chia nước, khe, sông suối.
- Câu 39 : Cho bảng số liệu:Nhiệt độ và lượng mưa trạm khí hậu Huế.
A. Tổng lượng mưa của Huế lớn.
B. Nhiệt độ trung bình năm cao.
C. Lượng mưa tăng dần theo các tháng.
D. Mùa mưa lệch dần về thu đông
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 43 Các vùng kinh tế trọng điểm
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 41 Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- - Trắc nghiệm Bài 36 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Bài 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ - Địa lý 12
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 Đất nước nhiều đồi núi
- - Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tt)