(4,0 điểm) Phân tích nhân vậ...
Câu hỏi: (4,0 điểm) Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (SGK Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục) của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
1/ Giới thiệu chung: (0,5 điểm)
- Nguyễn Minh Châu là một cây bút tiêu biểu trong nên văn học hiện đại Việt Nam, được đánh giá là "người mở đường tinh anh và tài năng nhất" cho công cuộc đổi mới văn học từ sau 1975.
- Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho phong cách văn xuôi và những đổi mới trong sáng tác của ông. Trong truyện, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, qua đó thể hiện những quan điểm sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
2/ Phân tích nhân vật: (3,0 điểm)
a/ Vị trí - vai trò của nhân vật: (0,5 điểm)
- Phùng vừa là một nhân vật chính vừa là người kể chuyện, khiến câu chuyện càng trở nên chân thực, rõ nét hơn; đồng thời chứa đựng nhiều trăn trở, suy tư.
- Anh trước kia là một lính, từng vào sinh ra tử. Nay, từ chiến trường trở về, anh là một nhiếp ảnh gia.
b/ Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật: (2,5 điểm)
* Một nghệ sĩ nhiếp ảnh có tài, nhạy cảm và say mê cái đẹp:
- Được giao một nhiệm vụ khó khăn và quan trọng.
- Phát hiện được một "cảnh đắt trời cho" - "bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ", một vẻ đẹp toàn bích... Trước cảnh đẹp ấy, anh thấy ngạc nhiên, sung sướng, tâm hồn mình được thanh lọc, nhận thấy "cái đẹp chính là đạo đức".
- Xúc động trước cảnh đẹp ấy, Phùng vội vàng chụp liền một lúc hết 1/4 cuộn phim.
* Một nghệ sĩ có tấm lòng với cuộc đời và con người:
- Khi chứng kiến cảnh bạo lực gia đình:
+ Lần thứ nhất: Anh kinh ngạc, sững sờ mất mấy phút rồi đánh rơi chiếc máy ảnh lúc nào không biết, định chạy tới cứu giúp người phụ nữ thì thằng Phác đã xô tới trước.
+ Lần thứ hai: Anh xông ra ngăn cản người chồng vũ phu và bị thương, phải nằm viện.
- Nhờ đến sự can thiệp của chính quyền, pháp luật để giúp đỡ gia đình người đàn bà hàng chài.
- Hiểu ra rằng người đàn ông vũ phu kia vừa là nạn nhân của đói nghèo, lạc hậu, thiếu hiểu biết vừa là thủ phạm gây ra bạo lực gia đình. Vì vậy, muốn giải thoát con người khỏi đau khổ phải giải quyết triệt để cái đói nghèo, lạc hậu ấy.
- Lo lắng, trăn trở trước tương lai của những đứa trẻ như Phác và chị gái nó.
* Một nghệ sĩ luôn trăn trở về thiên chức nghề nghiệp:
- Chiếc thuyền ngoài xa: Hiện thực cuộc sống cũng như chiếc thuyền ở ngoài xa, chỉ khi ta nhìn nhận nó ở tầm gần mới hiểu hết bản chất.
- Cảnh bạo lực đằng sau khung cảnh tuyệt mĩ: Cái xấu, cái ác vẫn có thể tiềm ẩn ngay trong cái đẹp, cái thiện.
=> Nghệ thuật chân chính phải đến gần hơn với cuộc sống, phải là nghệ thuật vị nhân sinh; người nghệ sĩ chân chính không thể thờ ơ, vô tâm trước cuộc đời.
3/ Đánh giá: (0,5 điểm)
- Qua việc đặt nhân vật vào tình huống bất ngờ, đặc biệt, tập trung miêu tả những thay đổi về nhận thức của nhân vật, nhà văn đã gửi đến người đọc những thông điệp giàu ý nghĩa:
+ Nghệ thuật phải dành ưu tiên trước hết cho con người.
+ Người nghệ sĩ phải nhìn đời đa chiều, phải có tấm lòng yêu thương, trân trọng, bao dung, vị tha với con người.
+ Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận con người.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG lần 6 môn Ngữ văn - Trường THPT Chuyên - ĐH Sư phạm Hà Nội - 2014.2015