Vẻ đẹp của thế...
Câu hỏi: Vẻ đẹp của thế hệ trẻ miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hai nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề: (0,5 điểm)
- Nguyễn Thi là người miền Bắc nhưng lại gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ và đã thực sự trở thành nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước…
- Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ quân giải phóng (1966).Truyện được kể theo dòng hồi tưởng của Việt về truyền thống yêu nước của một gia đình nông dân Nam Bộ.
- Qua hai nhân vật Chiến và Việt, nhà văn đã khắc họa được vẻ đẹp của thế hệ trẻ miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
2. Phân tích: (3,0 điểm)
a/ Điểm giống nhau: (0,5 điểm)
- Là hai chị em ruột, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, Việt và Chiến rất thương cha mẹ, căm thù giặc sâu sắc, có ước nguyện chung được cầm súng giết giặc để trả thù cho ba má.
- Cả hai đều còn trẻ- Việt 18, chị Chiến 19- nên đôi lúc vẫn còn ngây thơ, trẻ con; rất yêu thương nhau nhưng lại hay tranh giành nhau.
- Là những người chiến sĩ dung cảm, gan góc,lập nhiều chiến công trong chiến đấu.
b/ Điểm khác nhau: (2,0 điểm)
Nguyễn Thi đã sáng tạo ra mỗi người một vẻ, không ai giống ai; xét đến cùng là do một người là gái, một người là trai, một người là chị, một người là em.
* Nhân vật Chiến (1,0 điểm)
- Mang vóc dáng của người mẹ: hai bắp tây tròn vo, sạm đỏ màu cháy nắng, thân hình to và chắc nịch--> vẻ đẹp của con người sinh ra để gánh vác, để chống chọi và để chiến thắng.
- Mặc dù chỉ hơn Việt 1 tuổi nhưng chị Chiến tỏ ra là một người chị cả, biết yêu thương nhường nhị em; biết lo toan,thu xếp chu toàn cho gia đình từ những việc “thỏn mỏn” đến những việc lớn (dẫn chứng).--> chú Năm cũng phải cất lời khen “việc nhà nó thu được gọn thì vệc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non”. Việt thì thấy chị giống “in như má vậy”.
- So với người mẹ, Chiến khác ở cái vẻ trẻ trung, thích là duyên làm dáng (vào bộ đội Chiến luôn có một chiếc gương trong túi). Chiến có điều kiện trực tiếp cầm súng đánh giặc để trả thù nhà với quyết tâm sắt đá “Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất”.
* Nhân vật Việt (1,0 điểm)
- Là một cậu con trai mới lớn, tính tình còn trẻ con, ngây thơ, hiếu động:
+ Chiến hay nhường nhịn bao nhiêu thì Việt tranh giành phần hơn với chị bấy nhiêu: đi bắt ếch, giết giặc, đi bộ đội …
+ Thích đi câu cá, bắn chim, đến khi đi bộ đội vẫn cũng đem theo ná thun trong túi.
+ Mọi công việc trong nhà Việt đều phó thác cho chị…
+ Giấu chị vì sợ mất chị…
- Việt là chàng trai có tâm hồn nhạy cảm, trái tim nhân hậu, giàu tình yêu thương:
+ Dù bị thương không nhìn thấy vẫn cảm nhận được thế giới xung quanh
+ Dù ngất đị tỉnh lại nhiều lần Việt luôn hồi tưởng và nhớ về những người thân yêu: ba má, chú Năm, chị Chiến, đồng đội thân yêu
- Vừa là một chiến sĩ dũng cảm, kiên cường:
+ Còn nhỏ: dám xông thẳng vào đá thằng giặc đã giết hại cha mình
+ Lớn lên: nhất quyết đòi đi tòng quân để trả thù cho ba má
+ Khi xông trận: chiến đấu rất dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc
+ Khi bị trọng thương: một mình giữa chiến trường, mặt không nhìn thấy gì, toàn thân rã rời, rỏ máu nhưng vẫn trong tư thế quyết chiến tiêu diệt giặc.
à Việt là hiện thân của sức trẻ tiến công, là người đi xa nhất trong dòng sông truyền thống gia đình.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: (0,5 điểm)
- Nghệ thuật trần thuật: tác giả để cho nhân vật tự kể về cuộc đời của mình và các nhân vật khác theo dòng hồi tưởng, giọng điệu trữ trình- tự sự. Nhân vật được đặt vào tình huống bị thương nặng và lạc nơi chiến trường.
- Nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất, tính cách của người nông dân Nam Bộ.
- Năng lực phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Ngôn ngữ phong phú góc cạnh, đậm chất Nam Bộ.
3. Đánh giá chung: (0,75 điểm)
- Nhà văn Nguyễn Thi đã xây dựng thành công nhân vật Chiến và Việt. Tài năng của ông thể hiện ở chỗ: khi lấy gia đình làm chất keo kết dính các nhân vật trong một thể thống nhất mà vẫn không quên cá thể hóa mỗi nhân vật khiến họ hiện lên vừa giống nhau lại vừa khác biệt, sinh động như chính cuộc đời. Hai bức chân dung Chiến- Việt đã chứng tỏ nhà văn am hiểu sâu sắc tâm lí, tính cách con người.
- Qua hai nhân vật Chiến và Việt, Nguyễn Thi không chỉ tái hiện lại hiện thực đau thương đầy hi sinh, gian khổ nhưng rất đỗi anh hùng, kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước mà còn khẳng định sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, tình yêu cách mạng; giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
- Chiến và Việt không chỉ tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ miền Nam những năm chống Mĩ mà còn là tấm gương cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau về lòng yêu nước, về lí tưởng sống…
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG lần 5 môn Ngữ văn Trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc - 2014.2015