Từ ý nghĩa câu chuyện Truyện An Dương và Mị Châu –...
Câu hỏi: Từ ý nghĩa câu chuyện Truyện An Dương và Mị Châu – Trọng Thủy, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
+Vận dụng kiến thức về văn nghị luận để tạo lập văn bản.
+Sử dụng các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận, tổng hợp,…
Giải chi tiết:
Yêu cầu về hình thức:
_Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ
_Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
_Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
Yêu cầu về nội dung:
*Giới thiệu vấn đề cần bàn luận:
_Mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
*Ý nghĩa câu chuyện:
_Bài học lịch sử về cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng được tác giả dân gian khéo léo lồng ghép trong mối quan hệ cha con, vợ chồng.
+Mị Châu là con gái vua An Dương Vương, là công chúa nước Âu Lạc nhưng khi lấy Trọng Thủy, con trai kẻ thù cướp nước, nàng là vợ Trọng Thủy. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu” nhưng đó không phải là lí do để nàng phải đáp ứng lời thỉnh cầu xem nỏ thần của Trọng Thủy. Khước từ Trọng Thủy, Mị Châu chỉ phật lòng một người nhưng nghe theo lời Trọng Thủy, nàng lại phụ muôn dân trăm họ. Mị Châu đã không suy xét hành động của cá nhân mình nên nàng không thể hài hòa các mối quan hệ với nhau. Tin theo chồng, nàng đã phản bội cha và quan trọng hơn là phản bội đất nước.
+Hành động tuốt kiếm chém đầu Mị Châu của An Dương Vương không phải là hành động giết con của người cha mà là hành động trừng phạt kẻ có tội với quốc gia của người đứng đầu nhà nước. Tuy không thể cứu vãn tình thế mất nước nhưng An Dương Vương đã xử trí hết sức minh xác, công bằng.
*Bàn luận về mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
_Mỗi cái riêng góp phần làm nên cái chung, mỗi cá nhân góp phần làm nên cộng đồng, mỗi gia đình góp phần làm nên đất nước. Ngược lại cái chung đó, cộng đồng đó chứa đựng, bao bọc, chở che… cho mỗi cá nhân. Mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng là mối quan hệ biện chứng, gắn bó khăng khít với nhau.
_Mỗi cá nhân phải có trách nhiệm gắn bó, gìn giữ, xây dựng cộng đồng chung. Ý thức đó luôn phải gắn với sự tỉnh táo trước các âm mưu thù địch, lợi dụng, chống phá của các thế lực bên ngoài. Không thể vì quan hệ cá nhân, lợi ích cá nhân mà làm phương hại đến cộng đồng, đến lợi ích quốc gia.
_Liên hệ thực tế: Trong hoàn cảnh hiện tại, khi các thế lực thù địch bên ngoài không ngừng chống phá, xâm lược đất nước, ý thức trách nhiệm của mỗi công dân càng phải được nâng cao hơn nữa. Tuy nhiên chúng ta luôn luôn phải tỉnh táo vì âm mưu chống phá, lật đổ của các thế lực ngoại bang rất tinh vi…
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Thi giữa kì_Đề 2 (có lời giải chi tiết)