(2,0 điểm)        “Cả làng Vũ Ðại nhao lên. Họ bàn...

Câu hỏi: (2,0 điểm)        “Cả làng Vũ Ðại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án không ngờ ấy. Có nhiều kẻ mừng thầm. Không thiếu kẻ mừng ra mặt. Có người nói xa xôi: “Trời có mắt đấy, anh em ạ!”. Người khác thì nói toạc ra: “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng nó giết nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu”. Mừng nhất là bọn hào lý ở trong làng. Họ tuôn đến hỏi thăm, nhưng chính là để nhìn lý Cường bằng những con mắt thỏa mãn và khiêu khích. Ðội Tảo, không cần kín đáo, nói toang toang ngay ngoài chợ, trước mặt bao người: “Thằng bố chết, thằng con lớp này không khỏi người ta cho ăn bùn”. Ai chả hiểu “người ta” đó là chính ông. Bọn đàn em thì bàn nhỏ: “Thằng mọt già ấy chết, anh mình nên ăn mừng”. Những người biết điều thì hay ngờ vực, họ chép miệng nói: “Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình cũng chẳng lợi tí gì đâu...”.Bà cô thị Nở chỉ vào tận mặt cháu mà đay nghiến:- Phúc đời nhà mày, con nhé! Chả ôm lấy ông Chí Phèo.Thị cười và nói lảng:- Hôm qua làm biên bản, lý Cường nghe đâu đã tốn gần một trăm. Thiệt người lại thiệt của.Nhưng thị lại nghĩ thầm:- Sao có lúc nó hiền như đất.Và nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn, thị nhìn trộm bà cô rồi nhìn nhanh xuống bụng:- Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào?Ðột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua.. ( “ Chí Phèo”- Nam Cao)Đọc đoạn văn trên và thực hiên các yêu cầu sau:a, Những ý kiến sau đúng hay sai?  (0,5 điểm)- Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt tự sự.- Đoạn văn viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận.- Đoạn văn trên thuộc văn bản khoa học.b, Nhận xét về ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ của các nhân vật trong đoạn văn trên? ( 0,5 điểm)c, Hình ảnh cái lò gạch xuất hiện ở đầu và ở cuối tác phẩm ( trong đoạn văn này), có ý nghĩa gì? ( 1,0 điểm)