Có ý kiến cho rằng: Đọc truyện ngắn Lặng lẽ Sa...
Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng: Đọc truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, chúng ta thấy yêu con người Việt Nam hơn. Em hãy phân tích đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa để làm sáng tỏ nhận định trên.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp.
Giải chi tiết:
1. Giới thiệu chung
+ Tác giả:
Sáng tác từ thời kì kháng chiến chống Pháp và nhanh chóng trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi cách mạng Việt Nam.Thành công ở truyện ngắn và kí.Tác phẩm của Nguyễn Thành Long tập trung phản ánh vẻ đẹp của con người Việt Nam trong lao động và trong chiến đấu.Lối viết vừa chân thực, giản dị, vừa giàu chất trữ tình.+ Tác phẩm: Được viết vào mùa hè năm 1970 – là kết quả chuyến lên Lào Cai của tác giả.
- Mỗi nhân vật trong tác phẩm mang trong mình những vẻ đẹp riêng, đại diện cho phẩm chất, tính cách của con người Việt Nam. Bởi vậy, càng đọc tác phẩm ta lại càng yêu quý dân tộc mình hơn.
2. Phân tích
2.1: Nhân vật anh thanh niên
a. Là con người thiết tha yêu cuộc sống:
- Được thể hiện qua tình cảm gắn bó, quan tâm, gần gũi của anh với những người xung quanh.
+ Lấy khúc cây chắn ngang đường để dừng xe -> thèm người, nhớ người, mong được trò chuyện và được nghe tiếng nói, tiếng cười.
+ Gửi củ tam thất cho vợ bác lái xe -> quan tâm đến cả những người tình cờ gặp gỡ -> trái tim biết yêu thương, sẻ chia.
+ Trò chuyện cởi mở, tặng hoa, tặng quà ăn đường cho người vừa mới gặp lần đầu là ông họa sĩ, cô kĩ sư -> Lòng đôn hậu, sự thân thiện của anh.
- Anh còn là người có tinh thần lạc quan trong một hoàn cảnh sống nhiều khó khăn, thử thách:
+ Biết tạo ra niềm vui cho cuộc sống của mình -> trồng hoa trước nhà.
+ Biết tổ chức một cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp -> căn nhà anh ở sạch sẽ…
+ Biết nối mình với cuộc sống văn minh, tự nâng cao hiểu biết, chuyên môn nhờ đọc sách.
=> Giúp anh thanh niên hoàn toàn chủ động, vượt qua cuộc sống khó khăn cả vật chất lẫn tinh thần.
b. Là con người sống có lí tưởng, có niềm say mê và trách nhiệm với công việc.
- Rất say mê công việc:
+ Chấp nhận sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao mấy nghìn mét so với mặt biển -> dám đối mặt và vượt lên nỗi cô đơn vì tình yêu công việc.
+ Coi công việc như một người bạn “ta với công việc là đôi”
+ Thấy hạnh phúc khi được làm việc: tin vào ý nghĩa công việc mình làm, dự báo chính xác thời tiết giúp người nông dân sản xuất, từng giúp không quân bắn rơi máy bay.
- Làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao:
+ Có những đêm trời lạnh giá anh vẫn trở dậy đo gió, đo mưa. Anh đã vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính mình để hoàn thành công việc.
-> Tinh thần trung thực và ý thức trách nhiệm với nghề.
- Tất cả đều bắt nguồn từ lí tưởng sống đẹp của anh thanh niên:
+ Anh muốn góp sức mình vào công cuộc dựng xây và bảo vệ cuộc sống mới (công việc của anh giúp ích cho lao động sản xuất và chiến đấu)
+ Anh không lẻ loi, đơn độc mà tìm thấy những người bạn đồng hành trên con đường mình đã chọn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ địa chất lập bản đồ sét -> tất cả đều lặng lẽ và bền bỉ với đời sống, với công việc.
+ Anh tác động lớn tới ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ tìm thấy ở anh lí tưởng sáng tạo của mình. Còn cô kĩ sư cũng tìm thấy ở anh một tấm gương về tình yêu cuộc sống, tình yêu công việc.
=> Là hiện thân cho vẻ đẹp của một lớp người đang tích cực góp phần tạo dựng lên cuộc sống mới cho quê hương, đất nước.
2.2. Nhân vật ông họa sĩ
- Là người có năng lực quan sát, trí tưởng tượng bay bổng. Qua cái nhìn của ông thiên nhiên Sa Pa hiện lên thật lung linh, huyền ảo. Điều đó thể hiện một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước tha thiết.
- Là người có tâm hồn nhạy cảm, xúc động mãnh liệt trước cái đẹp:
+ Ngay từ lần đầu gặp anh thanh niên ông họa sĩ đã xúc động trước sự cởi mở, chân thành của anh thanh niên, ngạc nhiên khi thấy anh thanh niên tặng hoa cô kĩ sư.
+ Khi anh thanh niên kể về công việc ông lại có cảm giác bối rối. Đó là cái bối rối của người đi tìm cái đẹp bỗng phát hiện ra cái đẹp ở ngay bên cạnh mình.
- Là người khát khao sáng tạo nghệ thuật, có một tình yêu mãnh liệt với nghệ thuật:
+ Trước khi về hưu ông muốn lên Sa Pa để tìm cảm hứng nghệ thuật, vẫn theo đuổi mục đích đi tìm cái đẹp.
+ Cảm hứng nghệ thuật thôi thúc người nghệ sĩ sáng tác. Khi trò chuyện với anh thanh niên ông say sưa kí họa khuôn mặt anh. Tuy có chút mệt nhọc nhưng dường như ông thấy mình trẻ ra, bàn tay như có thần, khiến ông thêm yêu cuộc sống và khát khao sáng tạo.
- Là người có cái nhìn mới mẻ, lạc quan về thế hệ trẻ:
+ Khi nhận xét về anh thanh niên, cô kĩ sư ông nhận xét “anh chị cứ như con bướm”. Trong câu nói đó, “con bướm” là một hình ảnh ẩn dụ đẹp về nét hồn nhiên, muôn màu sắc về cả thế hệ thanh niên mà ông hi vọng.
=> Nhân vật ông họa sĩ là nhân vật phụ, miêu tả không nhiều nhưng hiện lên với nét đáng yêu, đáng quý. Thông qua nhân vật này, tác giả gửi gắm những suy nghĩ về cuộc sống và con người.
2.3. Nhân vật cô kĩ sư
- Đây là cô gái xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm: một người con gái Hà Nội đã bỏ lại sau lưng mối tình nhạt nhẽo để lên Lào Cai công tác.
- Trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, được nghe những điều anh nói, cô đã:
+ Cô bàng hoàng hiểu về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên và về cả thế giới những con người như anh. Giây phút bàng hoàng của cô là sự xúc động khi bắt gặp một tình yêu đích thực, một tình yêu lớn, làm bừng dậy trong cô những tình cảm lớn lao, cao đẹp.
+ Từ đó cô nhận ra bấy lâu nay mình đã sống cuộc đời nhạt nhẽo, tầm thường, giúp cô yên tâm tin tưởng vào con đường mình đã chọn.
- Cùng với đó là một sự hàm ơn khó tả đối với anh thanh niên. Đó không chỉ vì bó hoa rất to mà anh đã tặng cô, mà còn là một bó hoa khác – bó hoa của những khát khao, háo hức, mộng mơ, của những khát vọng cống hiến cao đẹp anh đã truyền sang cô.
=> Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ngắn ngủi đã khơi gợi cho cô suy nghĩ về cuộc sống mới.
2.4. Những con người làm việc âm thầm, lặng lẽ khác
- Đó là ông kĩ sư vườn rau.
- Đó là các anh cán bộ nghiên cứu sét
=> Những con người ấy khiến anh thanh niên thấy cuộc đời đẹp quá , đâu còn cô đọc buồn tẻ nhất thế gian.
Nét nghệ thuật đặc sắc
- Cách kể chuyện tự nhiên.
- Xây dựng tình huống hợp lí.
- Kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
3. Đánh giá chung: Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều đang lặng lẽ, âm thầm cống hiến tuổi trẻ, sức lực cho đất nước. Vẻ đẹp của họ không phải vẻ đẹp bề ngoài mà là vẻ đẹp ẩn sâu bên trong, vẻ đẹp của sự hi sinh, cống hiến thầm lặng cho sự phát triển chung của đất nước. Chính vẻ đẹp đó khiến ta đọc xong tác phẩm lại càng cảm thấy yêu quý con người Việt Nam hơn.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Đề thi vào 10 môn Văn chuyên Khánh Hòa (không chuyên) 2017 - 2018