Phân tích khổ thơ trên (2 khổ thơ đầu bài thơ)....
Câu hỏi: Phân tích khổ thơ trên (2 khổ thơ đầu bài thơ).
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp.
Giải chi tiết:
A. Giới thiệu chung:
- Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ quân đội, đã được giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ 1972 – 1973, một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.
- Tập thơ “Ánh trăng” của ông được tặng giải A của Hội Nhà Văn Việt Namnăm 1984. Trong đó, có bài thơ mà tựa đề dùng làm nhan đề cho cả tập thơ : Ánh Trăng. Bài thơ là một câu chuyện riêng nhưng có ý nghĩa triết lý như một lời tự nhắc nhở thấm thía của nhà thơ về lối sống nghĩa tình, thủy chung với quá khứ gian lao, với thiên nhiên, đất nước và đồng đội.
-Hai khổ thơ đầu bài thơ cho ta thấy con người và vầng trăng trong quá khứ nghĩa tình, thủy chung.
B. Phân tích
Vầng trăng trong quá khứ: Tác giả kể theo trình tự thời gian
- Hồi nhỏ -> gợi lên những năm tháng tuổi thơ êm đềm khi sống:
+ với đồng.
+ với sông.
+ với bể.
-> Thủ pháp liệt kê: “đồng, sông, bể” -> những từ ngữ cùng một trường nghĩa -> gợi không gian làng quê gần gũi, thân thương.
- Trình tự liệt kê: từ nhỏ hẹp đến xa rộng: từ những cánh đồng đến dòng sông rồi biển cả. Không gian được mở rộng dần -> gợi liên tưởng từ không gian làng quê đến không gian đất nước.
- Điệp từ “với” được lặp lại ba lần càng tô đậm thêm sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những tươi đẹp của tuổi thơ.
-> Đó là không gian của kỉ niệm -> ta hình dung ra bao kỉ niệm ấu thơ có trăng làm bầu bạn. Trăng:
+ Chia sẻ niềm vui thơ ngây.
+ Nâng đỡ bao ước mơ thời niên thiếu.
+ Lưu giữ tất cả những kỉ niệm ngọt ngào, trong sáng nhất của tuổi thơ.
- “Hồi chiến tranh ở rừng” – những năm tháng gian khổ, ác liệt thời chiến tranh,“vầng trăng thành tri kỉ”
-> Nghệ thuật nhân hóa: trăng là người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí cùng chia sẻ những vui buồn trong chiến trận với người lính – nhà thơ
-> Hành quân giữa đêm, trên những nẻo đường chông gai ra mặt trận, những phiên gác giữa rừng khuya lạnh lẽo, những tối nằm yên giấc dưới màn trời đen đặc, người lính đều có vầng trăng bên cạnh. Trăng ở bên, bầu bạn, cùng cảm nhận cái giá buốt nơi “Rừng hoang sương muối” (Đồng chí), cùng trải qua bao gian khổ của cuộc sống chiến đấu, cùng chia ngọt sẻ bùi,đồng cam cộng khổ; cùng hân hoan trong niềm vui thắng trận, cùng xao xuyến, bồn chồn, khắc khoải mỗi khi người lính nhớ nhà, nhớ quê…
Tác giả kể bằng kí ức đẹp nhất của người lính:
- Đó là những năm tháng con người được sống một cuộc sống hồn nhiên, rộng mở.
-“Trần trụi với thiên nhiên/ hồn nhiên như cây cỏ” -> Vầng trăng trong quá khứ mới đẹp làm sao! è Phép liên tưởng đầy tính nghệ thuật “trần trụi với thiên nhiên”, so sánh độc đáo “hồn thiên như cây cỏ” -> cho ta thấy rõ hơn vẻ đẹp bình dị,mộc mạc,trong sáng, rất đỗi vô tư, hồn nhiên của vầng trăng. Đó cũng chính là hình ảnh con người lúc bấy giờ: vô tư, hồn nhiên, trong sáng.
- “Không…quên…vầng trăng tình nghĩa” -> thể hiện tình cảm thắm thiết với vầng trăng.
=>Vầng trăng đã gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành,cả trong hạnh phúc và gian lao.
=>Trăng là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.
=>Vầng trăng không những trở thành người bạn tri kỉ, mà đã trở thành “vầng trăng tình nghĩa” biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình.
-Vầng trăng từ “tri kỉ” đã thành “tình nghĩa”:
+ Đó là ẩn dụ cho nghĩa tình quá khứ.
+ Đó còn là ẩn dụ cho nhân dân, cho đồng đội.
-> Từ đó khẳng định mối liên hệ bền chặt, sâu sắc giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người.
-> Trước vầng trăng ấy, người lính ngỡ sẽ chẳng bao giờ quên, ngỡ sẽ gắn bó, thủy chung mãi mãi.
C. Kết luận:
Hai khổ thơ đầu đã tái hiện hình tượng vầng trăng trong quá khứ trên suốt một chặng đường dài từ tuổi ấu thơ hồn nhiên đến khi trưởng thành, thành người lính. Trên suốt chặng đường ấy, trăng đã luôn là tri kỉ, tri ân của con người.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Ánh trăng (Đề 1) - Có lời giải chi tiết