(6 điểm)Phân tích hai đoạn thơ dư...
Câu hỏi: (6 điểm)Phân tích hai đoạn thơ dưới đây để làm nổi bật những điểm giống nhau và khác nhau của thơ trung đại và thơ hiện đại viết về mùa xuân:Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươiCỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoa. Thanh minh trong tiết tháng baLễ là tảo mộ, hội là đạp thanhGần xa nô nức yến anhChị em sắm sửa bộ hành chơi xuânDập dìu tài tử giai nhânNgựa xe như nước áo quần như nêm (Cảnh ngày xuân, Truyện Kiều, Nguyễn Du)Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếcƠi con chim chiền chiệnHót chi mà vang trờiTừng giọt long lanh rơiTôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy trên lungMùa xuân người ra đồngLộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hảTất cả như xôn xao(Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
1. Giới thiệu chung
- Cả hai đoạn thơ đều miêu tả mùa xuân ở đọ tròn đầy nhất, mơn mởn sức sống.
- Do đặc trưng thi pháp văn học Việt Nam hiện đại và trung đại nên có những điểm tương đồng và khác biệt, làm nên dấu ấn riêng của mỗi người.
2. Phân tích
a. Đoạn trích trong “Cảnh ngày xuân”
* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần đầu của văn bản, nêu lên bức tranh thiên mùa xuân, trong buổi lễ thanh minh với màu sắc hài hòa, cảnh đẹp tươi mới.
* Phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích:
- Nội dung:
+ Màu sắc hài hòa: sắc xanh mơn mởn, mềm mại, ngọt ngào của cỏ trải rộng như tấm thảm tới chân trời.
=>Thể hiện sức sống mùa xuân.
+ Điểm xuyết trên nền cỏ ấy là một vài bông hoa lê tinh khiết.Từ “trắng điểm” cùng với biện pháp đảo ngữ tạo nên một nhãn tự cho cả bức tranh mùa xuân, tạo điểm nhấn cho bức tranh. Cành lê như đem đến màu trắng bằng bàn tay vô hình của tạo hóa.
- Cảnh lễ hội: lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh, gần xa nô nức yến anh, chị em sắm sửa đi chơi, tài tử giai nhân, ngựa xe như nước, áo quần như nêm. Không khí lễ hội rộn rang, tưng bừng, náo nhiệt
-Nghệ thuật:
+ Tác giả sử dụng nghệ thuật chấm phá, điểm xuyết trong thi pháp cổ gợi vẻ đẹp thanh xuân, tinh trắng của hoa cỏ mùa xuân.
+ Vận dụng sáng tạo thơ cổ Trung Quốc: Thơ cổ vẽ mùa xuân có hương vị, màu sắc, đường nét, cả chân trời đều là màu xanh và đường nét thanh lệ của cành lê với vài bông hoa. Với Nguyễn Du, gam màu chủ đạo vẫn là nền xanh ấy điểm xuyết vài bông hoa trắng mà không có màu sắc của hoa lê. Chỉ thêm một chữ “trắng”, Nguyễn Du đã tạo cho bức tranh mùa xuân một màu sắc khác.Màu trắng làm nổi bật thần sắc của bức tranh.
=>Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp, mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết.
+ Điệp từ “là”, các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhiều từ ghép, từ láy, động từ được sử dụng để miêu tả cảnh ngày xuân
=>Mùa xuân vui tươi, dạt dào nhựa sống, sức sống.
b. Đoạn trích trong Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
*Vị trí đoạn trích: đoạn trích là hai khổ đầu của bài thơ, thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước thiên nhiên mùa xuân với những cảm nhận tinh tế
*Nội dung
Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên (6 câu đầu)
- Bức tranh thiên nhiên trong 6 câu đầu được vẽ bằng vài nét phác họa nhưng rất đặc sắc.
- Không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, màu sắc hài hòa của bông hoa tím biếc và dòng sông xanh – đặc trưng của xứ Huế.
- Rộn rã, tươi vui với âm thanh tiếng chim chiền chiện hót vang trời, tiếng chim trong ánh sáng xuân lan tỏa khắp bầu trời như đọng thành “từng giọt long lanh rơi”.
- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất trời thể hiện qua cái nhìn trìu mến với cảnh vật, trong những lời bộc lộ trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên: “ơi, hót chi… mà”. Đặc biệt, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong một động tác trữ tình đón trân trọng vừa tha thiết trìu mến với mùa xuân: đưa tay hứng lấy từng giọt long lanh của tiếng chim chiền chiện.
+ Giọt long lanh có thể hiểu là giọt mưa mùa xuân, giọt sương mùa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá như những hạt ngọc.
+ Giọt long lanh cũng có thể được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác),từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác.
=> Dù hiểu theo cách nào, hai câu thơ cũng thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân, thể hiện mong muốn hóa vào thiên nhiên đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông giá lạnh khiến ta khâm phục.
Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước (10 câu tiếp)
- Hình ảnh lộc xuân theo người ra đồng làm đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ, hai nhiệm vụ không thể tách rời. Họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
- “Mùa xuân người cầm súng/ Lộc giắt đầy trên lưng”: liên tưởng đến những người chiến sĩ ra trận mà trên vai, trên lưng họ có cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. từ “lộc” còn làm ta liên tưởng đến hình ảnh người lính khi ra trận, mang theo sức sống của cả dân tộc. Chính màu xanh sức sống đó đã tiếp cho người lính có thêm ý chí, sức mạnh để họ vươn xa về phía trước, tiêu diệt kẻ thù.
- “Mùa xuân người ra đồng/ Lộc trải dài nương mạ”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm những hạt mầm non trên những cánh đồng quê hương. Từ “lộc” cho ta nghĩ đến những cánh đồng trải dài mênh mông với những chồi non mới nhú lên xanh mướt từ những hạt thóc giống đầu mùa xuân.Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người.Có thể nói, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nước.
- “Tất cả như hối hả/ Tất cả như xôn xao”: Hối hả là vội vã, khẩn trương, liên tục không dừng lại. Xôn xao khiến ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hòa lẫn với nhau xao động.Đây chính là tâm trạng tác giả, là cái náo nức trong tâm hồn. Tiếng lòng của tác giả như reo vui náo nức trước tinh thần lao động khẩn trương của con người.
*Nghệ thuật
- Thể thơ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.
- Hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt một số hình ảnh cành hoa, con chim, mùa xuân được lặp đi lặp lại, nâng cao và gây ấn tượng đậm đà.
3. Nhận xét
* Điểm giống:
-Là những bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu màu sắc, hình ảnh.
- Thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của tác giả.
- Sử dụng những từ ngữ chính xác, có giá trị biểu cảm cao.
* Điểm khác:
- Nội dung:
+ “Cảnh ngày xuân”: là bức tranh thiên nhiên vào chính giữa mùa xuân, lúc cảnh sắc thiên nhiên đang tươi non mơn mởn, dạt dào nhựa sống.
+ Mùa xuân nho nhỏ: cái nhìn của nhà thơ về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước trong thời đại mới, đầy hi vọng dù nhà thơ đang vào giai đoạn cuốc đời
-Nghệ thuật:
+ Cảnh ngày xuân: thể thơ lục bát, thể thơ của dân tộc.
+ Mùa xuân nho nhỏ: thể thơ 5 chữ, hiện đại
* Lí giải:
- Điểm giống: tâm hồn nghệ sĩ là những người dễ rung cảm trước cái đẹp, nắm bắt tinh tế trước những biến đổi của đất trời, vạn vật.
- Điểm khác:
+ Do phong cách nghệ thuật, nét độc đáo trong ngòi bút mỗi nhà thơ.
+ Hai nhà thơ thuộc giai đoạn khác nhau: Nguyễn Du là nhà thơ trung đại, sáng tác theo thể thơ dân tộc. Thanh Hải là nhà thơ hiện đại, có nhiều đột phá mới ở hình thức thơ ca.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Trường THPT CHuyên Sư phạm - ĐHSPHN - vòng 2 - năm 2016 - 2017