Em hãy trình bày cảm nhận về hai câu thơ sau bằng...
Câu hỏi: Em hãy trình bày cảm nhận về hai câu thơ sau bằng một đoạn văn (12 – 15 câu):Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp, bình luận
Giải chi tiết:
Hình thức:
+Số đoạn: một đoạn.
+Số câu: 12 – 15 câu.
Nội dung: Cần đảm bảo các ý sau đây:
*Hai câu đầu
Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa.
_ Ba hình ảnh: rừng phong, hạt móc, nghìn thu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau bởi đặc trưng của thơ Đường là sự thể hiện của các mối quan hệ.
_ Sương móc: ở bản dịch, tác giả không truyền tải được tinh thần của nguyên bản.
+ Trong bản dịch:
• Sương móc rơi lác đác – lác đác là tính từ cho thấy sự thưa thớt của những hạt sương rơi. -> Cảnh tượng diễm lệ, mờ ảo, quyến rũ
• Rơi ở rừng phong : Rừng phong – trạng ngữ chỉ nơi chốn. Những hạt sương đang lác đác giăng mắc khắp nơi.
=> Cảnh thiên về cái đẹp.
+ Trong nguyên bản:
• Sương móc là hình ảnh đặc trưng của mùa thu Trung Quốc. -> Sương móc là sương lạnh -> Lạnh lẽo
• Sương móc trắng xóa – dày đặc, giăng mắc, bao phủ khắp không gian, cảnh vật. ->Màu trắng không gợi ra sự tinh khơi, thanh khiết mà gợi ra sự ảm đạm và hiu hắt, lạnh lẽo.
_ Rừng phong – hình ảnh đặc trưng của mùa thu Trung Quốc, rực rỡ sắc vàng, sắc đỏ.
_ Không phải trạng ngữ như bản dịch mà là bổ ngữ, Trở thành đối tượng bị dập vùi dưới màn sương móc dày đặc. -> trở nên xơ xác, tiêu điều.
->Rừng phong là một trong hai đối tượng bị ảnh hưởng bởi sương móc.
_ Núi Vu, kẽm Vu:
+ Trong bản dịch, tác giả cũng không truyền tải đúng tinh thần của nguyên bản:
• Tên địa danh: Vu sơn, Vu giáp đã bị chuyển thành ngàn non.
Ngàn non khi thay thế cho Vu sơn, Vu giáp đã không nói hết đặc trưng của nơi đây. Nơi đây được miêu tả như sau: cả vùng tam giáp ấy, hai bên bờ là hai dãy núi chảy dài, không có một khoảng trống. Vùng núi cao ấy không bao giờ thấy ánh sáng mặt trăng và mặt trời nên rất tăm tối, ảm đạm.
->Phải dùng đúng từ mới hình dung được sự tăm tối, ảm đạm như thế nào.
• khí tiêu sâm -> hiu hắt, khí thu lòa.
+ Trong nguyên tác:
• Tác giả nhắc đến hai địa danh ->gợi ra sự tăm tối, ảm đạm, hiu hắt, lạnh lẽo.
• Dưới sự tác động của sương móc trắng xóa, càng thêm ảm đạm, hiu hắt nên mới dùng là “khí tiêu sâm”.
=>Sương móc gây tác động mạnh mẽ đến hai hình ảnh còn lại.
=> Mối quan hệ giữa ba hình ảnh đã mang đến cho người đọc sự cảm nhận về bức tranh cảnh thu nơi đất khách: lạnh lẽo, tiêu điều, hiu hắt tăm tối.
Cảnh này dưới cái nhìn của Đỗ Phủ, trong tình trạng của Đỗ Phủ, đang bị mắc lại ở nơi này, bệnh tật, đói khổ dường như càng hiu hắt, tăm tối đến muôn phần.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Cảm xúc mùa thu_Đề 1 (có lời giải chi tiết)