Viết đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề sau: “T...
Câu hỏi: Viết đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề sau: “Trọng Thủy không chỉ là tội nhân mà còn là nạn nhân trong bi kịch tình yêu với Mị Châu”.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp, bình luận
Giải chi tiết:
* Về hình thức: Viết đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề đã cho đặt ở đầu đoạn.
* Về nội dung: Cần đảm bảo những ý sau:
Trong mối quan hệ tình cảm với Mị Châu, Trọng Thủy luôn ở trong trạng thái đấu tranh, dằn vặt tâm lí của nhân vật luôn đặt trong trạng thái giằng xé và nó được phát triển theo một quá trình. Xuất phát điểm, khi sang cầu hôn Mị Châu, Trọng Thủy hoàn toàn không có tình yêu với nàng, mà chỉ đơn thuần là nghĩa vụ của bề tôi đối với vua. Nhưng trong quá trình chung sống, tình yêu trong sáng, chân thành, tha thiết của Mị Châu đã cảm hóa Trong Thủy, tình yêu với Mị Châu dần dần nảy nở, nhưng với vai trò là một bề tôi trung thành Trọng Thủy vẫn đề cao hơn hết nhiệm vụ được giao. Sau khi đã lấy được bí mật của nước Âu Lạc, Trọng Thủy tìm cách trở về nước, nhưng trước khi về nước vẫn có lời dặn dò: “Tình vợ chồng không thể lãng quên” và muốn tìm cách gặp lại Mị Châu nếu hai nước xảy ra bất hòa. Tình yêu đã nảy nở, chàng không muốn mất Mị Châu, muốn sum họp với nàng để hưởng hạnh phúc. Khi đã cướp được Âu Lạc, Trọng Thủy đuổi theo dấu lông ngỗng mà Mị Châu rắc dọc đường, vừa là để đuổi theo Mị Châu vừa để truy sát An Dương Vương, chúng ta thấy rằng cả tình yêu và nghĩa vụ song hành. Khi hoàn thành nghĩa vụ của bề tôi thì Trọng Thủy chỉ cỏn lại tình yêu, vô cùng dằn vặt, day dứt ân hận với Mị Châu nên tìm đến cái chết. Trọng Thủy cũng giống Mị Châu, rơi vào nghịch cảnh: khi Mị Châu yêu thương hết lòng thì Trọng Thủy đã tàn nhẫn dối lừa Mị Châu, đến khi Trọng Thủy cũng lại hết lòng yêu Mị Châu thì trong nàng bấy giờ chỉ còn lại duy nhất là nỗi hận thù. Đó chính là bi kịch của Trọng Thủy cũng chính là lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa.
Câu chuyện kết thúc ở chi tiết ngọc trai – nước giếng: Chi tiết ngọc trai rửa ở giếng nước trở nên sáng đẹp hơn chỉ là biểu hiện của sự tha thứ cho Trọng Thủy và cũng là biểu tượng của sự minh oan cho Mị Châu. Đó là sự chứng thực cho sự ngây thơ của nàng, vì nhẹ dạ cả tin nên mới gây nên lỗi lầm. Tất cả chỉ có thể là sự tha thứ sau khi Trọng Thủy đã phải đền tội.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy_Đề 3 (có lời giải chi tiết)