(3,0 điểm)Đọc đoạn thơ sa...
Câu hỏi: (3,0 điểm)Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:Nắng trong mắt những ngày thơ bé Cũng xanh mởn như thể lá trầu Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau Chở sớm chiều tóm tém Hoàng hôn đọng trên môi bà quạch thẫm Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài Bóng bà đổ xuống đất đai Rủ châu chấu cào cào về cháu bắt Thành rau má rau sam… Thành bát canh ngọt mát Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mìnhBà tựa lưng vào nguồn cội lặng thinhGầy như khói trên trang thờ Tiên tổDa mặt ngoại như vỏ cây tróc lởMắt theo nhìn tươi mới những chồi nonTôi là mầm lá lon tonNảy trong lòng mẹ vuông tròn bà mangRun trên gốc rễ cũ càngTôi trong dáng ngoại, bóng làng chở che…(Trích Thời nắng xanh – Trương Nam Hương, Thơ mười năm đầu thế kỉ XXI, NXB Hội nhà văn, 2010, tr.272)Câu 1. Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ trên thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả?Câu 3. Trong hồi ức của tác giả, hình ảnh người bà lúc sống và lúc mất hiện ra như thế nào?Câu 4. Anh/chị suy nghĩ gì về câu thơ: “Mắt theo nhìn tươi mới những chồi non”? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:Và để đạt được một cái gì đó trong tương lai, ai cũng biết là người ta phải bắt đầu từ hiện tại. Không khởi sự từ bây giờ, từ hôm nay, thì ước vọng, thành quả, mục tiêu… của ngày mai, của tương lai, sẽ không bao giờ có được. Thế nhưng, nhân loại trong mấy ngàn năm qua cứ loay hoay, luẩn quẩn mãi ở chỗ khởi đầu, chứ không tiến về hướng mục tiêu để đạt ước vọng như mong đợi. Nghĩa là cứ mơ ước một cái gì tốt đẹp ở tương lai, mà lại cất bước một cách sai lệch, thiên kiến, mù quáng nơi hiện tại. Quả đẹp thì muốn nhưng nhân tốt lại không gieo, hoặc chỉ biết gieo nhân xấu. Muốn hòa bình mà cứ khai bình, khai hóa bằng những đạo quân nhân danh lý tưởng (hay ảo tưởng? hoang tưởng?) của lãnh tụ nọ, của thần linh kia; muốn hòa hợp mà cứ khai khẩu, khai ngữ bằng lời châm chọc, chửi bới đối phương; muốn tự do dân chủ mà cứ tước đoạt tự do dân chủ của kẻ khác; muốn hòa đồng(các tôn giáo) mà cứ luôn cho đạo của mình là tốt nhất, đạo kia là tệ nhất… Ai cũng cho lý tưởng, mục tiêu, tôn giáo, đoàn thểm đảng phái… của mình là trên hết, sẵn sàng bịt miệng , thậm chí giết hại kẻ khác chỉ vì họ không giống mình, hoặc đã có lời lẽ xúc phạm cá nhân hay tập thể của mình. Như vậy thì làm sao có được mùa xuân thực sự an vui, hòa bình, thịnh vượng cho cá nhân, gia đình, xã hội, đất nước, hay cho toàn thế giới!Câu 5. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.Câu 6. Theo tác giả, vì sao nhân loại chưa “có được mùa xuân thực sự an vui, hòa bình, thịnh vượng”?Câu 7. Chỉ ra các phép tu từ cú pháp được sử dụng trong câu văn: “Muốn hòa bình mà cứ khai bình, khai hóa bằng những đạo quân nhân danh lý tưởng (hay ảo tưởng? hoang tưởng?) của lãnh tụ nọ, của thần linh kia; muốn hòa hợp mà cứ khai khẩu, khai ngữ bằng lời châm chọc, chửi bới đối phương; muốn tự do dân chủ mà cứ tước đoạt tự do dân chủ của kẻ khác; muốn hòa đồng (các tôn giáo) mà cứ luôn cho đạo của mình là tốt nhất, đạo kia là tệ nhất…”Câu 8. Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị hãy nêu ít nhất 02 biện pháp để mọi người “có được mùa xuân thực sự an vui, hòa bình, thịnh vượng".
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Cổ Loa - Hà Nội - lần 2