Hình ảnh trăng trong hai văn bản: Đồng chí
Câu hỏi: Hình ảnh trăng trong hai văn bản: Đồng chí của Chính Hữu và Ánh trăng của Nguyễn Duy
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
Yêu cầu về kĩ năng
- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài nghị luận văn học, bố cục chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, có cảm xúc, có hình ảnh; dẫn chứng chọn lọc, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt và ngữ pháp.
- Biết vận dụng các thao tác nghị luận, giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh thuần thục. Biết lựa chọn, phân tích tác phẩm thơ hoặc đoạn trích tiêu biểu làm rõ yêu cầu của đề
Biết cách đưa kiến thức lí luận văn học hợp lý.
Yêu cầu về nội dung
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu vấn đề
2. Phân tích
* Giống nhau
Trăng trong cả ba bài thơ đều là những hình ảnh đẹp, trong sáng của thiên nhiên, là người bạn tri kỉ của con người.
+ Trăng gắn bó với cuộc đời người lính, đồng hành cùng người lính trong những đêm hành quân, phục kích.
+ Trăng đi cùng những năm tháng tuổi thơ và quãng đời người lính: gắn với đồng, sông, bể, rừng.
* Nét riêng của ánh trăng trong mỗi tác phẩm:
+ Trong bài đồng chí: xuất hiện một lần duy nhất ở cuối bài thơ nhưng gợi nhiều ý nghĩa.(là hình ảnh thực được phát hiện từ chính những đêm hành quân, phục kích của tác giả: "suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn"- lời Chính Hữu tâm sự. Hình ảnh trăng gợi nên không gian thiên nhiên khoáng đạt, bay bổng. Trăng là biểu tượng cho tình đồng chí, đồng đội cao đẹp, biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, mơ mộng, tinh tế của người lính-trong một hoàn cảnh hết sức gian khổ, khốc liệt, trong đêm đông giá lạnh giữa rừng hoang sương muối, người lính vẫn tìm thấy chất thơ bay bổng, vẻ đẹp bất ngờ của vầng trăng. Đó chính là sức mạnh, là đôi cánh nâng đỡ người lính vượt qua những gian khổ khó khăn. Trăng cũng là hình ảnh thơ sáng tạo, độc đáo và có ý nghĩa khái quát cao, tỏa sáng cả bài (được xây dựng bằng bút pháp hiện thực và lãng mạn).
+ Trong bài Ánh trăng: Trăng là hình ảnh xuyên suốt, thể hiện chiều sâu tư tưởng của tác phẩm. Là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống. Là người bạn bình dị, hiền hậu, nghĩa tình, trong sáng, thủy chung của con người, biểu tượng của quá khứ vẹn nguyên tròn đầy. Là nhân chứng nghĩa tình, bao dung, độ lượng và cũng rất nghiêm khắc để con người phải giật mình thức tỉnh lương tâm. Mang chiều sâu tư tưởng, là lời nhắc nhở thái độ sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Trăng được xây dựng bằng nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ, kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình...)
3. Tổng kết
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi chính thức vào 10 môn Văn Chuyên Hoàng Văn Thụ - Hòa Bình (chuyên Văn) (Năm học 2018 - 2019) (có lời giải chi tiết)