Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của n...
Câu hỏi: Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Từ cách kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt hãy liên hệ cách kết thúc truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao và nhận xét về ý nghĩa cách kết thúc của hai tác phẩm trên.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Giải chi tiết:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc ảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời; thật thà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa.
- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.
Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân*Tình huống truyện
- Là “cái tình thế nảy ra truyện”, “là một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, là “khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người” (Nguyễn Minh Châu)
- Tình huống truyện là một quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác, hoặc giữa nhân vật với hoàn cảnh của nó, qua đó nhân vật bộc lộ đậm nét tính cách, tâm trạng hay thân phận của mình góp phần thể hiện nổi bật tư tưởng của tác phẩm.
*Tình huống truyện “Vợ nhặt”
- Tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn: đó là chuyện một anh nông dân nghèo khổ, xấu trai, dân ngụ cư “nhặt được vợ” vào đúng cái năm đói. Anh ta “nhặt được vợ” như người ta “nhặt” cái rơm, cái rác, “chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận”, buông ra vài lời tán tỉnh ỡm ờ, mà “cô nàng” đã theo không!
- Tình huống truyện được gợi ra ngay từ nhan đề Vợ nhặt – nhan đề chứa đựng đầy mâu thuẫn.
+ Chuyện dựng vợ gả chồng trong quan niệm xã hội – đạo đức từ xưa đến nay là việc lớn của đời người. Thế mà anh nông dân trong truyện lại “nhặt được vợ”.
+ Cả xóm ngụ cư xôn xao thắc mắc, mẹ Tràng cũng sừng sờ, kinh ngạc; chính Tràng cũng nửa tin nửa ngờ. => Chủ ý tô đậm nét tâm lý này của nhân vật, Kim Lân càng đẩy tình huống truyện lên thành kịch tính cao độ. Ông đảo lộn một chút thời gian trần thuật để kích thích sự tò mò, sốt ruột của người đọc.
- Kim Lân cố giấu kín thái độ của mình, đưa lên cận cảnh những chi tiết tưởng như lặt vặt, thô thiển nhưng có sức gợi cảm biết bao. Từ một tình huống dầy ý nghĩa, ông đã biến cái ngẫu nhiên thành cái tất nhiên. Người con gái khốn cùng, đói khát bám lấy Tràng như bám lấy sự sống, như người chết đuối tưởng như “vớ được cọc. Nhưng nếu không khốn uqqnas đến chừng ấy, hai con người rất lương thiện kia chắc gì đã gặp được nhau và có hạnh phúc?
- Ý nghĩa của tình huống truyện:
+ Khắc sâu tâm lí nhân vật, làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
+ Cũng chính tình huống và cảnh ngộ ấy làm sáng lên lấp lánh vẻ đẹp của những tâm hồn chất phác, từ lòng trắc ẩn của bà con láng giềng đến tình thương con của người mẹ nông dân nghèo khổ đều rất mực cảm động.
Liên hệ cách kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt và cách kết thúc truyện ngắn Chí Phèo- Truyện ngắn Vợ nhặt kết thúc bằng chi tiết “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”. Kết thúc này đã cho thấy Kim Lân đã chỉ ra được con đường để người nông dân tự giải phóng mình.
- Truyện ngắn Chí Phèo kết thúc bằng chi tiết Thị Nở nhìn xuống bụng mình rồi thoáng thấy hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không , vắng người qua lại. Chi tiết này thể hiện sự bế tắc, quẩn quanh của cuộc sống. Nhân vật của Nam Cao chưa tìm được cách để giải phóng mình và kết thúc cuộc đời của nhân vật vẫn là những bi kịch.
- Sở dĩ có cách kết thúc như vậy là do truyện ngắn Vợ nhặt được Kim Lân viết sau Cách mạng và hiện thực hiện lên trong tác phẩm là hiện thực ảnh hưởng của Cách mạng. Nam Cao viết truyện ngắn Chí Phèo trước Cách mạng, ông tuân thủ nghiêm ngặt bút pháp của chủ nghĩa hiện thực phê phán.
Tổng kết
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi HK 2 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Hà Nam - Năm 2017 - 2018 (có lời giải chi tiết)